Tổng giám đốc IMF chính thức bị điều tra
Trong tuần này, đương kim Tổng giám đốc IMF đã bị nhà chức trách Pháp thẩm vấn lần thứ tư
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã chính thức bị nhà chức trách Pháp điều tra vì sai phạm trong một vụ gian lận chính trị vào năm 2008, khi bà Lagarde còn là Bộ trưởng Tài chính của nước này.
Theo hãng tin Reuters, thông tin này vừa được ông Lawyer Yves Repiquet, luật sư của bà Lagarde công bố ngày 27/8.
Theo hãng tin Reuters, thông tin này vừa được ông Lawyer Yves Repiquet, luật sư của bà Lagarde công bố ngày 27/8.
Ông Repiquet nói rằng, bà Lagarde coi việc bà bị điều tra là vô căn cứ. Trong tuần này, đương kim Tổng giám đốc IMF đã bị nhà chức trách Pháp thẩm vấn lần thứ tư với tư cách là nhân chứng trong một vụ bê bối kéo dài.
“Chúng tôi đang chống lại cuộc điều tra này”, ông Repiquet tuyên bố. Vị luật sư nói thêm rằng, bà Lagarde có không hề có kế hoạch từ chức. Bà dự kiến sẽ trở lại trụ sở của IMF ở Washington vào cuối ngày 27/8.
Theo luật của Pháp, quan tòa đưa một ai đó vào diện điều tra chính thức khi họ nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng việc điều tra không phải lúc nào cũng dẫn tới phiên tòa xét xử.
Vụ điều tra nhằm vào bà Lagarde liên quan tới những cáo buộc nhằm vào doanh nhân Bernard Tapie, một người ủng hộ cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy. Ông Tapie được bồi thường không hợp lý số tiền 403 triệu USD trong một vụ tranh chấp với ngân hàng quốc doanh Credit Lyonnais.
Tranh chấp này bắt nguồn từ một thương vụ mua bán cổ phiếu Adidas năm 1993. Khi vụ việc được đưa ra xét xử vào năm 2008, bà Lagarde đang là Bộ trưởng Tài chính Pháp và là người chỉ định nhóm trọng tài giải quyết vụ tranh chấp.
Ngoài bà Lagarde còn có một loạt thành viên khác trong nội các của ông Sarkozy bị pháp luật “hỏi thăm” vì vụ việc trên. Ngoài ra, trong danh sách bị điều tra còn có bà Stephanie Richard, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn viễn thông France Telecom, người là trợ lý của bà Lagarde khi giữ chức Bộ trưởng Tài chính.
Mục đích của cuộc điều tra mà các nhà chức trách Pháp đang tiến hành là xác định vai trò và những sai phạm của bà Lagarde trong vụ xét xử với phần thắng nghiêng về Tapie.
Trong các đợt thẩm vấn trước, bà Lagarde cáo buộc bà Richard sử dụng chứ ký in sẵn của bà để ký kết một tài liệu buộc ngân hàng Credit Lyonnais phải bồi thường cho Tapie. Trong khi đó, bà Richard nói, bà Lagarde khi đó đã được thông tin đầy đủ về việc này.
Các nhà điều tra đang cố gắng xác định xem liệu các mối quan hệ chính trị của Tapie có đóng vai trò gì trong quyết định của Chính phủ Pháp cho ông được nhận một khoản bồi thường lớn đến vậy.
Theo luật của Pháp, nếu bị xác định là có sơ suất trong nhiệm vụ công, một cá nhân có thể bị ngồi tù 1 năm và nộp phạt 15.000 Euro.
Bà Lagarde giữ cương vị Tổng giám đốc IMF từ tháng 7/2011. Năm ngoái, IMF tuyên bố, ban lãnh đạo của định chế này đã bàn đến những hậu quả có thể xảy ra trong vụ Tapie và xác định rằng, bà Largarde vẫn có thể giữ vai trò Tổng giám đốc.
“Chúng tôi đang chống lại cuộc điều tra này”, ông Repiquet tuyên bố. Vị luật sư nói thêm rằng, bà Lagarde có không hề có kế hoạch từ chức. Bà dự kiến sẽ trở lại trụ sở của IMF ở Washington vào cuối ngày 27/8.
Theo luật của Pháp, quan tòa đưa một ai đó vào diện điều tra chính thức khi họ nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng việc điều tra không phải lúc nào cũng dẫn tới phiên tòa xét xử.
Vụ điều tra nhằm vào bà Lagarde liên quan tới những cáo buộc nhằm vào doanh nhân Bernard Tapie, một người ủng hộ cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy. Ông Tapie được bồi thường không hợp lý số tiền 403 triệu USD trong một vụ tranh chấp với ngân hàng quốc doanh Credit Lyonnais.
Tranh chấp này bắt nguồn từ một thương vụ mua bán cổ phiếu Adidas năm 1993. Khi vụ việc được đưa ra xét xử vào năm 2008, bà Lagarde đang là Bộ trưởng Tài chính Pháp và là người chỉ định nhóm trọng tài giải quyết vụ tranh chấp.
Ngoài bà Lagarde còn có một loạt thành viên khác trong nội các của ông Sarkozy bị pháp luật “hỏi thăm” vì vụ việc trên. Ngoài ra, trong danh sách bị điều tra còn có bà Stephanie Richard, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn viễn thông France Telecom, người là trợ lý của bà Lagarde khi giữ chức Bộ trưởng Tài chính.
Mục đích của cuộc điều tra mà các nhà chức trách Pháp đang tiến hành là xác định vai trò và những sai phạm của bà Lagarde trong vụ xét xử với phần thắng nghiêng về Tapie.
Trong các đợt thẩm vấn trước, bà Lagarde cáo buộc bà Richard sử dụng chứ ký in sẵn của bà để ký kết một tài liệu buộc ngân hàng Credit Lyonnais phải bồi thường cho Tapie. Trong khi đó, bà Richard nói, bà Lagarde khi đó đã được thông tin đầy đủ về việc này.
Các nhà điều tra đang cố gắng xác định xem liệu các mối quan hệ chính trị của Tapie có đóng vai trò gì trong quyết định của Chính phủ Pháp cho ông được nhận một khoản bồi thường lớn đến vậy.
Theo luật của Pháp, nếu bị xác định là có sơ suất trong nhiệm vụ công, một cá nhân có thể bị ngồi tù 1 năm và nộp phạt 15.000 Euro.
Bà Lagarde giữ cương vị Tổng giám đốc IMF từ tháng 7/2011. Năm ngoái, IMF tuyên bố, ban lãnh đạo của định chế này đã bàn đến những hậu quả có thể xảy ra trong vụ Tapie và xác định rằng, bà Largarde vẫn có thể giữ vai trò Tổng giám đốc.