Vì sao Pháp có thể “ngại” nhờ NATO diệt IS?
“Họ không muốn dùng điều 5, để rồi bị Mỹ quay lưng lại”, một chuyên gia bình luận
Pháp có thể kích hoạt điều 5 Hiến chương Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để khối này mở một chiến dịch tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) - nhóm được cho là thủ phạm gây ra vụ thảm sát đẫm máu ở Paris hôm 13/11.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Pháp Francois Hollande nhiều khả năng sẽ không nhờ đến NATO trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố khét tiếng.
Chim sợ cành cong
Điều 5 Hiến chương NATO quy định khi một thành viên của liên minh bị tấn công, thì điều đó có nghĩa là tất cả các thành viên còn lại cũng bị tấn công. Từ đó, việc đáp trả lại cuộc tấn công sẽ dựa trên nguyên tắc phòng thủ tập thể. Trong lịch sử hơn 6 thập niên của NATO, điều 5 mới được sử dụng một lần duy nhất, sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001.
Hôm thứ Hai tuần này, Tổng thống Hollande tuyên bố Pháp đang ở trong một cuộc chiến tranh với IS. Tuyên bố này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu cuộc chiến tranh mà nhà lãnh đạo Pháp đang nói đến có bao gồm sự đáp trả toàn diện từ NATO - liên minh quân sự mà Pháp là một thành viên hay không?
Với quy định như nói ở trên, nếu điều 5 được kích hoạt, thì Mỹ, Đức, Anh và các nước NATO khác sẽ đồng loạt hỗ trợ quân sự cho Pháp nhằm “lập lại và duy trì an ninh ở khu vực Bắc Đại Tây Dương”.
Tuy nhiên, theo trang CNBC, NATO nhiều khả năng sẽ không giúp Pháp trong cuộc chiến chống IS, bởi Pháp sẽ không sử dụng đến điều 5.
Lý do chính dẫn tới sự ngần ngại của Pháp nằm ở việc Mỹ có thể phản đối một động thái như vậy. Sự hiện diện của NATO ở Trung Đông cũng có thể gây bất lợi hơn là hỗ trợ cho việc một liên minh quốc tế chống IS.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Hai, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo rằng sẽ là một “sai lầm” nếu tiến hành những chiến dịch quy mô lớn trên mặt đất để tấn công IS thay vì áp dụng một cách tiếp cận thận trọng, nhằm tránh lặp lại những sai lầm mà Mỹ đã mắc phải trong những cuộc chiến tranh gần đây.
“Không phải bởi quân đội của chúng tôi không thể hành quân tới Raqqa [thủ phủ tự xưng của IS ở Syria] và tạm thời quét sạch IS khỏi nơi đó, mà bởi chúng ta sẽ phải chứng kiến sự lặp lại của những gì đã thấy trước kia”, ông Obama nói tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
“Nếu người dân địa phương không chấp nhận một chính quyền đa thành phần và họ không chống lại những tư tưởng cực đoan, thì IS sẽ lại trỗi dậy”, theo Tổng thống Mỹ.
Nước Mỹ hiện nay cũng đặc biệt nhạy cảm với việc chính thức tuyên bố chiến tranh - theo ông Anthony Cordesman, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ởWashington.
Ông Cordesman nói rằng, việc chính thức hóa một cuộc chiến tranh có sự tham gia của nhiều quốc gia “đặt ra những vấn đề lớn về quyền của các binh sỹ, cơ sở định nghĩa IS là kẻ thù, và các vấn đề khác trong luật pháp quốc tế”. Ngoài ra, “chính thức công bố chiến tranh chống lại một nhà nước tự xưng có mạng lưới quốc tế có thể sẽ là một cơn ác mộng về pháp lý”.
Khó có chuyện Pháp kích hoạt điều 5 Hiến chương NATO mà không tham vấn Mỹ đầu tiên, ông Colin Clarke, nhà khoa học chính trị thuộc Rand Corp, nhận định.
“Họ không muốn dùng điều 5, để rồi bị Mỹ quay lưng lại”, ông Clarke nói, nhấn mạnh rằng Washington sẽ không muốn phát động một cuộc chiến tranh của NATO trong lúc đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Nga trong vấn đề Syria.
Cân nhắc lựa chọn
Bản thân Nga cũng là một trở ngại đối với sự tham gia của NATO vào cuộc chiến chống IS. Moscow vẫn thường xuyên bày tỏ quan điểm chống NATO và cáo buộc liên minh quân sự này xâm lấn các lợi ích của Nga. Ngoài ra, Nga cũng đã mở chiến dịch không kích IS ở Syria.
“Đưa một định chế của thời chiến tranh lạnh vào cùng một sân chơi với Nga có lẽ là chuyện khó xảy ra”, ông Clarke nói.
Nước Pháp có vẻ như vẫn đang cân nhắc giữa các lựa chọn, và chưa phát tín hiệu rõ ràng nào cho thấy sẽ nhờ đến NATO hay không - nhà phân tích quân sự Omar Lamrani thuộc công ty Stratfor nhận định.
Chuyên gia chính trị Alastair Newton, một nhà cựu ngoại giao của Anh, thì cho rằng ở thời điểm hiện tại, khả năng Pháp kích hoạt điều 5 là thấp, nhưng “tôi không thể loại trừ hoàn toàn khả năng Pháp làm việc này”.
Ngoài ra, trong trường hợp Pháp thực sự nhờ đến NATO, chưa rõ sự tham gia liên minh này có dẫn tới thay đổi lớn trong chiến dịch quân sự nhằm vào IS hay không.
Theo ông Lamrani, hầu như không một nước thành viên NATO nào muốn đóng góp thêm vào cuộc chiến chống IS so với mức đóng góp hiện tại.
Ông Lamrani nói, cho dù Pháp có kích hoạt điều 5, thì nước Mỹ “về cơ bản đã hoàn thành” nghĩa vụ NATO của mình. Một số nước khác như Đức có thể hỗ trợ thêm cho cuộc chiến chống IS ở Syria, nhưng khó có chuyện sẽ tăng cường sử dụng vũ lực.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Pháp Francois Hollande nhiều khả năng sẽ không nhờ đến NATO trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố khét tiếng.
Chim sợ cành cong
Điều 5 Hiến chương NATO quy định khi một thành viên của liên minh bị tấn công, thì điều đó có nghĩa là tất cả các thành viên còn lại cũng bị tấn công. Từ đó, việc đáp trả lại cuộc tấn công sẽ dựa trên nguyên tắc phòng thủ tập thể. Trong lịch sử hơn 6 thập niên của NATO, điều 5 mới được sử dụng một lần duy nhất, sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001.
Hôm thứ Hai tuần này, Tổng thống Hollande tuyên bố Pháp đang ở trong một cuộc chiến tranh với IS. Tuyên bố này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu cuộc chiến tranh mà nhà lãnh đạo Pháp đang nói đến có bao gồm sự đáp trả toàn diện từ NATO - liên minh quân sự mà Pháp là một thành viên hay không?
Với quy định như nói ở trên, nếu điều 5 được kích hoạt, thì Mỹ, Đức, Anh và các nước NATO khác sẽ đồng loạt hỗ trợ quân sự cho Pháp nhằm “lập lại và duy trì an ninh ở khu vực Bắc Đại Tây Dương”.
Tuy nhiên, theo trang CNBC, NATO nhiều khả năng sẽ không giúp Pháp trong cuộc chiến chống IS, bởi Pháp sẽ không sử dụng đến điều 5.
Lý do chính dẫn tới sự ngần ngại của Pháp nằm ở việc Mỹ có thể phản đối một động thái như vậy. Sự hiện diện của NATO ở Trung Đông cũng có thể gây bất lợi hơn là hỗ trợ cho việc một liên minh quốc tế chống IS.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Hai, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo rằng sẽ là một “sai lầm” nếu tiến hành những chiến dịch quy mô lớn trên mặt đất để tấn công IS thay vì áp dụng một cách tiếp cận thận trọng, nhằm tránh lặp lại những sai lầm mà Mỹ đã mắc phải trong những cuộc chiến tranh gần đây.
“Không phải bởi quân đội của chúng tôi không thể hành quân tới Raqqa [thủ phủ tự xưng của IS ở Syria] và tạm thời quét sạch IS khỏi nơi đó, mà bởi chúng ta sẽ phải chứng kiến sự lặp lại của những gì đã thấy trước kia”, ông Obama nói tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
“Nếu người dân địa phương không chấp nhận một chính quyền đa thành phần và họ không chống lại những tư tưởng cực đoan, thì IS sẽ lại trỗi dậy”, theo Tổng thống Mỹ.
Nước Mỹ hiện nay cũng đặc biệt nhạy cảm với việc chính thức tuyên bố chiến tranh - theo ông Anthony Cordesman, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ởWashington.
Ông Cordesman nói rằng, việc chính thức hóa một cuộc chiến tranh có sự tham gia của nhiều quốc gia “đặt ra những vấn đề lớn về quyền của các binh sỹ, cơ sở định nghĩa IS là kẻ thù, và các vấn đề khác trong luật pháp quốc tế”. Ngoài ra, “chính thức công bố chiến tranh chống lại một nhà nước tự xưng có mạng lưới quốc tế có thể sẽ là một cơn ác mộng về pháp lý”.
Khó có chuyện Pháp kích hoạt điều 5 Hiến chương NATO mà không tham vấn Mỹ đầu tiên, ông Colin Clarke, nhà khoa học chính trị thuộc Rand Corp, nhận định.
“Họ không muốn dùng điều 5, để rồi bị Mỹ quay lưng lại”, ông Clarke nói, nhấn mạnh rằng Washington sẽ không muốn phát động một cuộc chiến tranh của NATO trong lúc đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Nga trong vấn đề Syria.
Cân nhắc lựa chọn
Bản thân Nga cũng là một trở ngại đối với sự tham gia của NATO vào cuộc chiến chống IS. Moscow vẫn thường xuyên bày tỏ quan điểm chống NATO và cáo buộc liên minh quân sự này xâm lấn các lợi ích của Nga. Ngoài ra, Nga cũng đã mở chiến dịch không kích IS ở Syria.
“Đưa một định chế của thời chiến tranh lạnh vào cùng một sân chơi với Nga có lẽ là chuyện khó xảy ra”, ông Clarke nói.
Nước Pháp có vẻ như vẫn đang cân nhắc giữa các lựa chọn, và chưa phát tín hiệu rõ ràng nào cho thấy sẽ nhờ đến NATO hay không - nhà phân tích quân sự Omar Lamrani thuộc công ty Stratfor nhận định.
Chuyên gia chính trị Alastair Newton, một nhà cựu ngoại giao của Anh, thì cho rằng ở thời điểm hiện tại, khả năng Pháp kích hoạt điều 5 là thấp, nhưng “tôi không thể loại trừ hoàn toàn khả năng Pháp làm việc này”.
Ngoài ra, trong trường hợp Pháp thực sự nhờ đến NATO, chưa rõ sự tham gia liên minh này có dẫn tới thay đổi lớn trong chiến dịch quân sự nhằm vào IS hay không.
Theo ông Lamrani, hầu như không một nước thành viên NATO nào muốn đóng góp thêm vào cuộc chiến chống IS so với mức đóng góp hiện tại.
Ông Lamrani nói, cho dù Pháp có kích hoạt điều 5, thì nước Mỹ “về cơ bản đã hoàn thành” nghĩa vụ NATO của mình. Một số nước khác như Đức có thể hỗ trợ thêm cho cuộc chiến chống IS ở Syria, nhưng khó có chuyện sẽ tăng cường sử dụng vũ lực.