“Việt Nam sắp bước vào giai đoạn bùng nổ thương mại điện tử”
Đó là dự báo của ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử tại hội thảo và triển lãm về thương mại điện tử Việt Nam (VEBIZ 2007)
Đó là dự báo của ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử tại hội thảo và triển lãm về thương mại điện tử Việt Nam (VEBIZ 2007).
Sự kiện này diễn ra trong 2 ngày 17-18/1, do Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) tổ chức.
Theo ông Hưng, mặc dù hiện nay thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, nhưng với tốc độ phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ và sự hội nhập toàn diện của nền kinh tế, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải ứng dụng thương mại điện tử. Người dân sẽ tham gia thương mại điện tử ngày càng nhiều, thay vì chỉ sử dụng các hình thức thương mại truyền thống.
Tuy nhiên, để thương mại điện tử có thể thật sự bùng nổ tại Việt Nam, các cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp còn nhiều việc phải làm.
Kết quả điều tra trên 1.000 doanh nghiệp do Bộ Thương mại thực hiện năm 2006 cho thấy, số lượng doanh nghiệp có website đã chiếm đến 20-25%. Thế nhưng, tính năng thương mại điện tử tại các website này còn rất mờ nhạt, chủ yếu là giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.
Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại), mặc dù nhiều hình thức thương mại điện tử đã ra đời, song có rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn e ngại do khung pháp lý cho loại hình này chưa đầy đủ, hoặc do họ còn quá “thân thuộc” với các hình thức mua bán thông thường.
Cần sớm ban hành các nghị định về thương mại điện tử
Trong khuôn khổ VEBIZ 2007, nhiều đại biểu đã đề xuất việc sớm ban hành các nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin.
Theo Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử Nguyễn Thanh Hưng, khi hành lang pháp lý cho thương mại điện tử chưa đầy đủ thì sẽ rất khó để loại hình thương mại này phát triển lành mạnh và đúng như tiềm năng.
Ví dụ điển hình cho nhận định này chính là việc sau nửa năm đề xuất và lên kế hoạch thực hiện bán vé điện tử, đến nay Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vẫn đang phải chờ thủ tục.
Từ thực tế tại nhiều nước trên thế giới, khi thương mại điện tử phát triển bùng nổ, sẽ có nhiều hình thức gian lận, vi phạm pháp luật khác nhau. Như vậy, nếu không có được một khung pháp lý chặt chẽ, các cơ quan pháp luật sẽ gặp khó khăn khi tiến hành điều tra hay tố tụng, kéo theo tâm lý e ngại tham gia thương mại điện tử từ phía người dân.
Sự kiện này diễn ra trong 2 ngày 17-18/1, do Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) tổ chức.
Theo ông Hưng, mặc dù hiện nay thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, nhưng với tốc độ phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ và sự hội nhập toàn diện của nền kinh tế, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải ứng dụng thương mại điện tử. Người dân sẽ tham gia thương mại điện tử ngày càng nhiều, thay vì chỉ sử dụng các hình thức thương mại truyền thống.
Tuy nhiên, để thương mại điện tử có thể thật sự bùng nổ tại Việt Nam, các cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp còn nhiều việc phải làm.
Kết quả điều tra trên 1.000 doanh nghiệp do Bộ Thương mại thực hiện năm 2006 cho thấy, số lượng doanh nghiệp có website đã chiếm đến 20-25%. Thế nhưng, tính năng thương mại điện tử tại các website này còn rất mờ nhạt, chủ yếu là giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.
Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại), mặc dù nhiều hình thức thương mại điện tử đã ra đời, song có rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn e ngại do khung pháp lý cho loại hình này chưa đầy đủ, hoặc do họ còn quá “thân thuộc” với các hình thức mua bán thông thường.
Cần sớm ban hành các nghị định về thương mại điện tử
Trong khuôn khổ VEBIZ 2007, nhiều đại biểu đã đề xuất việc sớm ban hành các nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin.
Theo Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử Nguyễn Thanh Hưng, khi hành lang pháp lý cho thương mại điện tử chưa đầy đủ thì sẽ rất khó để loại hình thương mại này phát triển lành mạnh và đúng như tiềm năng.
Ví dụ điển hình cho nhận định này chính là việc sau nửa năm đề xuất và lên kế hoạch thực hiện bán vé điện tử, đến nay Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vẫn đang phải chờ thủ tục.
Từ thực tế tại nhiều nước trên thế giới, khi thương mại điện tử phát triển bùng nổ, sẽ có nhiều hình thức gian lận, vi phạm pháp luật khác nhau. Như vậy, nếu không có được một khung pháp lý chặt chẽ, các cơ quan pháp luật sẽ gặp khó khăn khi tiến hành điều tra hay tố tụng, kéo theo tâm lý e ngại tham gia thương mại điện tử từ phía người dân.