Bớt gánh nặng, cỗ máy lợi nhuận ngân hàng nhẹ bước?
Giảm bớt được gánh nặng quan trọng nhất thời điểm này, cỗ máy lợi nhuận sẽ nhẹ bước hơn
Giảm bớt được gánh nặng quan trọng nhất thời điểm này, cỗ máy lợi nhuận sẽ nhẹ bước hơn.
Một loạt ngân hàng thương mại vừa công bố kết quả lợi nhuận quý 1/2009 với những thông tín đáng chú ý. Phía sau đó vẫn là những kế hoạch thận trọng, nhưng đã có những chuyển biến mới.
Giải phóng hệ quả năm 2008
Ngày 9/4, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức công bố kết quả kinh doanh quý 1. Bên cạnh con số trên 350 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đạt được, một thông tin được ngân hàng này nhấn mạnh là từ tháng 2/2009, các khoản vốn huy động chi phí cao của năm 2008 chính thức chấm dứt.
Năm 2008, từ tháng 6, hầu hết các ngân hàng thương mại đều phải chấp nhận gọi vốn với những mức lãi suất cao chưa từng có, phổ biến từ 16% - 18%/năm, tập trung ở các kỳ hạn từ 3 – 12 tháng với tiền gửi VND. Đây là áp lực chi phí đè nặng lên cỗ máy lợi nhuận, nhất là khi đầu ra bị ảnh hưởng do nhiều doanh nghiệp thanh toán trước hạn hợp đồng vay lãi suất cao trước đó để hưởng lãi suất mới.
Đến thời điểm này, một phần lớn hợp đồng huy động thời điểm đó tại nhiều ngân hàng đã lần lượt đáo hạn, đặc biệt là các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn của các tổ chức. Lãnh đạo một số thành viên cho biết, hiện chưa nắm các thống kê cụ thể nhưng một lượng lớn đã được giải phóng, tạo thuận lợi cho việc cân đối nguồn vốn và ổn định hơn trong hoạt động.
Một lãnh đạo ngân hàng cũng “gợi ý”, có thể nhận thấy một tín hiệu của chuyển động này ở thị trường chứng khoán thời gian gần đây. “Nhiều tổ chức, cá nhân đáo hạn hợp đồng tiền gửi tại ngân hàng với lãi suất cao trước đó và chuyển hướng đầu tư. Có thể xem đây là một yếu tố góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán sôi động hơn trong những diễn biến vừa qua”, lãnh đạo này nói.
Với các ngân hàng, gánh nặng chi phí huy động cao đang giảm bớt, cỗ máy lợi nhuận nhẹ bước hơn. Đáng chú ý là trước đó, có một số trường hợp kêu gọi khách hàng gửi tiền cơ cấu lại các kỳ hạn để đảm bảo lợi ích lâu dài, cũng như giãn bớt khó khăn của mình.
Điển hình như tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Trung tuần tháng 12/2008, ngân hàng này đã chủ động giảm tải áp lực chi phí huy động cao trong năm 2008 bằng cách cho ra đời sản phẩm lần đầu tiên có mặt trên thị trường: hoán đổi lãi suất – kéo dài kỳ hạn.
Sản phẩm này cho phép khách hàng tất toán trước hạn sổ tiết kiệm với lãi suất được hưởng theo mức đã ghi trên sổ theo thời gian thực gửi, gửi lại ngân hàng nhằm tranh thủ lãi suất còn cao cho kỳ hạn dài kế tiếp, và còn được tặng thêm lãi suất 0,5%/năm. Là một giải pháp “giãn” khó khăn cho ngân hàng, nhưng với người gửi tiền, đó cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc trước xu hướng lãi suất giảm mạnh sau đó.
Khởi đầu ấn tượng
Đầu tháng này, một loạt ngân hàng thương mại công bố kết quả lợi nhuận quý 1/2009. Có thể, với kết quả khả quan, họ có động lực để công bố sớm hơn, thay vì chậm hoặc thông tin nhỏ giọt như trong nửa cuối năm 2008.
Đến ngày 9/4, Sacombank đã công bố với con số trên 350 tỷ đồng; Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) với 194 tỷ đồng; Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) đạt 235 tỷ đồng; Ngân hàng An Bình (ABBank) với gần 90 tỷ đồng; Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) trên 230 tỷ đồng…
Một sự khởi đầu ấn tượng trong một năm dự báo còn nhiều khó khăn. Với kết quả trong quý 1, nhiều thành viên đang có tốc độ cần cho khả năng thực hiện mục tiêu chung của cả năm. Cá biệt, một số thành viên có mức tăng mạnh hoặc đã đạt tới 50% kế hoạch; như tại Maritime Bank tăng gấp hơn 4 lần cùng kỳ 2008, tại LienVietBank là hơn phân nửa kế hoạch dự kiến.
Điểm nổi bật trong lợi nhuận ngân hàng quý 1 là nguồn thu tập trung từ tín dụng. Tại Sacombank, nguồn thu này chiếm tới 65%; và trong năm nay ngân hàng này dự kiến sẽ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, đáng chú ý là nghiêng về khối khách hàng cá nhân với 54%, doanh nghiệp là 46%. Hay tại DongA Bank, tỷ lệ thu từ tín dụng cũng chiếm khoảng 65%, bên cạnh thế mạnh kinh doanh vàng và ngoại tệ (chiếm khoảng 30%).
Đầu tàu lợi nhuận khối ngân hàng cổ phần những năm gần đây, Ngân hàng Á châu (ACB), hiện chưa công bố kết quả cụ thể, kế hoạch và định hướng hoạt động đang chờ đại hội cổ đông thông qua trong tháng này, nhưng trong cuộc giao lưu với nhà đầu tư mới đây, Tổng giám đốc Lý Xuân Hải cho biết năm 2009 sẽ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng với mục tiêu 90%; theo đó, thu từ tín dụng dự báo cũng sẽ gia tăng trong cơ cấu chung.
Về sự khởi đầu của quý 1/2009, dự kiến trong tuần tới bức tranh lợi nhuận ngân hàng sẽ rõ nét hơn khi có thêm những kết quả được công bố. Và từ quý 2, với gánh nặng huy động lãi suất cao trong năm 2008 thực sự giảm bớt, cộng với sự chuyển biến của kinh tế vĩ mô theo một số dự báo, có thể hy vọng cỗ máy lợi nhuận ngân hàng sẽ nhẹ bước hơn để tăng tốc trở lại sau một năm chùng xuống.
Một loạt ngân hàng thương mại vừa công bố kết quả lợi nhuận quý 1/2009 với những thông tín đáng chú ý. Phía sau đó vẫn là những kế hoạch thận trọng, nhưng đã có những chuyển biến mới.
Giải phóng hệ quả năm 2008
Ngày 9/4, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức công bố kết quả kinh doanh quý 1. Bên cạnh con số trên 350 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đạt được, một thông tin được ngân hàng này nhấn mạnh là từ tháng 2/2009, các khoản vốn huy động chi phí cao của năm 2008 chính thức chấm dứt.
Năm 2008, từ tháng 6, hầu hết các ngân hàng thương mại đều phải chấp nhận gọi vốn với những mức lãi suất cao chưa từng có, phổ biến từ 16% - 18%/năm, tập trung ở các kỳ hạn từ 3 – 12 tháng với tiền gửi VND. Đây là áp lực chi phí đè nặng lên cỗ máy lợi nhuận, nhất là khi đầu ra bị ảnh hưởng do nhiều doanh nghiệp thanh toán trước hạn hợp đồng vay lãi suất cao trước đó để hưởng lãi suất mới.
Đến thời điểm này, một phần lớn hợp đồng huy động thời điểm đó tại nhiều ngân hàng đã lần lượt đáo hạn, đặc biệt là các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn của các tổ chức. Lãnh đạo một số thành viên cho biết, hiện chưa nắm các thống kê cụ thể nhưng một lượng lớn đã được giải phóng, tạo thuận lợi cho việc cân đối nguồn vốn và ổn định hơn trong hoạt động.
Một lãnh đạo ngân hàng cũng “gợi ý”, có thể nhận thấy một tín hiệu của chuyển động này ở thị trường chứng khoán thời gian gần đây. “Nhiều tổ chức, cá nhân đáo hạn hợp đồng tiền gửi tại ngân hàng với lãi suất cao trước đó và chuyển hướng đầu tư. Có thể xem đây là một yếu tố góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán sôi động hơn trong những diễn biến vừa qua”, lãnh đạo này nói.
Với các ngân hàng, gánh nặng chi phí huy động cao đang giảm bớt, cỗ máy lợi nhuận nhẹ bước hơn. Đáng chú ý là trước đó, có một số trường hợp kêu gọi khách hàng gửi tiền cơ cấu lại các kỳ hạn để đảm bảo lợi ích lâu dài, cũng như giãn bớt khó khăn của mình.
Điển hình như tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Trung tuần tháng 12/2008, ngân hàng này đã chủ động giảm tải áp lực chi phí huy động cao trong năm 2008 bằng cách cho ra đời sản phẩm lần đầu tiên có mặt trên thị trường: hoán đổi lãi suất – kéo dài kỳ hạn.
Sản phẩm này cho phép khách hàng tất toán trước hạn sổ tiết kiệm với lãi suất được hưởng theo mức đã ghi trên sổ theo thời gian thực gửi, gửi lại ngân hàng nhằm tranh thủ lãi suất còn cao cho kỳ hạn dài kế tiếp, và còn được tặng thêm lãi suất 0,5%/năm. Là một giải pháp “giãn” khó khăn cho ngân hàng, nhưng với người gửi tiền, đó cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc trước xu hướng lãi suất giảm mạnh sau đó.
Khởi đầu ấn tượng
Đầu tháng này, một loạt ngân hàng thương mại công bố kết quả lợi nhuận quý 1/2009. Có thể, với kết quả khả quan, họ có động lực để công bố sớm hơn, thay vì chậm hoặc thông tin nhỏ giọt như trong nửa cuối năm 2008.
Đến ngày 9/4, Sacombank đã công bố với con số trên 350 tỷ đồng; Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) với 194 tỷ đồng; Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) đạt 235 tỷ đồng; Ngân hàng An Bình (ABBank) với gần 90 tỷ đồng; Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) trên 230 tỷ đồng…
Một sự khởi đầu ấn tượng trong một năm dự báo còn nhiều khó khăn. Với kết quả trong quý 1, nhiều thành viên đang có tốc độ cần cho khả năng thực hiện mục tiêu chung của cả năm. Cá biệt, một số thành viên có mức tăng mạnh hoặc đã đạt tới 50% kế hoạch; như tại Maritime Bank tăng gấp hơn 4 lần cùng kỳ 2008, tại LienVietBank là hơn phân nửa kế hoạch dự kiến.
Điểm nổi bật trong lợi nhuận ngân hàng quý 1 là nguồn thu tập trung từ tín dụng. Tại Sacombank, nguồn thu này chiếm tới 65%; và trong năm nay ngân hàng này dự kiến sẽ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, đáng chú ý là nghiêng về khối khách hàng cá nhân với 54%, doanh nghiệp là 46%. Hay tại DongA Bank, tỷ lệ thu từ tín dụng cũng chiếm khoảng 65%, bên cạnh thế mạnh kinh doanh vàng và ngoại tệ (chiếm khoảng 30%).
Đầu tàu lợi nhuận khối ngân hàng cổ phần những năm gần đây, Ngân hàng Á châu (ACB), hiện chưa công bố kết quả cụ thể, kế hoạch và định hướng hoạt động đang chờ đại hội cổ đông thông qua trong tháng này, nhưng trong cuộc giao lưu với nhà đầu tư mới đây, Tổng giám đốc Lý Xuân Hải cho biết năm 2009 sẽ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng với mục tiêu 90%; theo đó, thu từ tín dụng dự báo cũng sẽ gia tăng trong cơ cấu chung.
Về sự khởi đầu của quý 1/2009, dự kiến trong tuần tới bức tranh lợi nhuận ngân hàng sẽ rõ nét hơn khi có thêm những kết quả được công bố. Và từ quý 2, với gánh nặng huy động lãi suất cao trong năm 2008 thực sự giảm bớt, cộng với sự chuyển biến của kinh tế vĩ mô theo một số dự báo, có thể hy vọng cỗ máy lợi nhuận ngân hàng sẽ nhẹ bước hơn để tăng tốc trở lại sau một năm chùng xuống.