Cải tạo ao, hồ Hà Nội: “Khảo sát, rút lui, không ý kiến”
Các ao hồ ở Hà Nội hiện nay gần như là bắt buộc phải tiếp nhận và tự xử lý nước thải chảy tràn, sinh hoạt và công nghiệp
“Nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài đã đến huyện Hoài Đức để khảo sát,
tìm cách xử lý nước thải làng nghề tại đây để cải tạo ao hồ, nhưng kết quả là lần lượt
rút lui, không ý kiến...”.
Thông tin này đã được Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh nêu ra tại buổi hội thảo “Cải tạo môi trường hồ Hà Nội” do Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội tổ chức sáng 29/4.
Ô nhiễm tăng
Báo cáo do ban tổ chức đưa ra cho thấy, nội thành Hà Nội hiện có trên 110 hồ tự nhiên, nhân tạo với tổng diện tích khoảng 1.165 ha. Đa số trong đó đều đang ở trong tình trạng báo động ô nhiễm nghiêm trọng bởi hầu hết hệ thống nước thải vào hồ đều chưa qua xử lý.
Bên cạnh đó, do các dự án phát triển đô thị và tình trạng lấn chiếm bất hợp pháp, một số hồ ao của Hà Nội đã bị lấp để tạo quỹ đất phát triển đô thị nên diện tích ao hồ đã giảm mạnh trong hai thập kỷ qua.
Chẳng hạn như hồ Tây năm 1993 có diện tích là 526 ha, nhưng đến năm 2001 chỉ còn 516 ha. Tương ứng thời gian trên đối với hồ Hoàn Kiếm từ 16 ha giảm xuống còn 12 ha, hồ Trúc Bạch là 26 ha giảm xuống còn 19 ha, hồ Thủ Lệ 12 ha xuống còn 9,9 ha, hồ Thanh Nhàn từ 17 ha xuống còn 8,5 ha...
Đáng chú ý, nếu trong một thời gian dài, từ 1986 - 1994, diện tích ao hồ Hà Nội bị giảm đi 16,36 ha, thì chỉ trong vòng 1 năm sau (1995), diện tích đã bị giảm một cách đột biến (23,43ha) do tác động mạnh từ yếu tố con người.
Theo TS. Lê Thu Hà (Đại học Quốc gia Hà Nội), các ao hồ ở Hà Nội hiện nay gần như là bắt buộc phải tiếp nhận và tự xử lý nước thải chảy tràn, sinh hoạt và công nghiệp. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng mạnh, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống cho các khu vực dân cư xung quanh hồ cũng như toàn thành phố.
Nguồn gây ô nhiễm cho các ao hồ chủ yếu là từ chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp của dân cư và các tổ chức xung quanh hồ.
Trong khi đó, theo ông Lương Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường thiên nhiên Hà Nội, nhận thức được nguy cơ ô nhiễm ao hồ của Hà Nội, ngay từ năm 2002, tổ chức này đã đã làm tờ trình dự án cải tạo ao hồ, mương thoát nước ở Hà Nội, song tình trạng lại ngày càng trầm trọng hơn bởi thái độ xem nhẹ đề án của một số cơ quan hữu quan.
“Nhà tôi ở ngay Hồ Văn Chương, quanh năm phải đóng kín cửa vì mùi hôi tanh nồng nặc. Không chỉ riêng gia đình tôi, cả khu mang tiếng là có nhà mặt tiền cạnh hồ nhưng quanh năm phải đóng kín cửa không dám tiếp xúc với hồ”, một cán bộ của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội than thở.
Chia sẻ với những bức xúc trên, Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội đang ở mức báo động bởi rất nhiều người dân xem hồ như cái thùng rác, xả nước thải, chất thải, rác bẩn xuống hồ vô tội vạ.
Bên cạnh đó, việc nuôi trồng thủy sản của người dân tại các hồ không đúng khoa học, kỹ thuật cũng là nguyên nhân góp phần làm ô nhiễm tăng lên.
Cải tạo cách nào?
Theo Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các ao hồ đang được UBND thành phố xem là quan tâm “số 1” trong vấn đề ô nhiễm môi trường sống tại Thủ đô hiện nay.
Vừa qua, sau khi thành phố có chủ trương xã hội hóa cải tạo ao hồ trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư công sức, tài chính để cùng thành phố khắc phục tình trạng ô nhiễm ao hồ hiện nay.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh, để thực hiện được công việc này lại không, hề đơn giản, từ lựa chọn công nghệ, nhà đầu tư, cách thức triển khai..., đều là một bài toán vô cùng hóc búa.
Ông Khanh thừa nhận, thực tế hiện nay thành phố vẫn lúng túng trong vấn đề xử lý nước thải, bởi ngoài vấn đề về công nghệ thì chính những việc liên quan đến cuộc sống mưu sinh của người dân nhiều khi lại trở thành những rào cản cho nỗ lực của thành phố.
Theo ông Khanh, nếu như việc xả nước thải tại các cơ quan, tổ chức, bệnh viện,... thành phố có thể cấm được, song tại các làng nghề thì lại không thể cấm bởi nó liên quan tới “miếng cơm manh áo” của người dân.
“Nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài đã đến huyện Hoài Đức để khảo sát, tìm cách xử lý nước thải làng nghề tại đây, nhưng kết quả là lần lượt rút lui, không ý kiến...”, ông Khanh cho hay.
Liên quan đến phương pháp cải tạo, kè ao hồ mà thành phố đang triển khai thí điểm hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải được tiến hành một cách khoa học, có nghiên cứu bài bản, không làm ồ ạt theo kiểu chạy theo số lượng.
TS. Lê Khắc Quảng, Hội Bảo vệ môi trường thiên nhiên Hà Nội cho biết, giải pháp dùng hóa chất để xử lý cũng như việc kè hồ như hiện nay luôn mang tính hai mặt. Bên cạnh lợi ích về cảnh quan xung quanh hồ, việc kè ao hồ một cách tràn lan sẽ vô tình làm cho môi trường nước tại các ao hồ có nguy cơ ô nhiễm hơn vì các sinh vật, thủy sinh, cây cỏ xung quanh hồ bị tiêu diệt hết.
Trong khi đó, theo Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, thành phố không nên quá chạy theo xử lý hậu quả như hiện nay. Muốn giải quyết triệt để tận gốc của tình trạng ô nhiễm, thu hẹp diện tích ao hồ hiện nay chính là phải bắt nguồn từ công tác quản lý.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cho biết, sở dĩ Hồ Hoàn Kiến hiện nay chỗ sâu nhất chỉ chưa đầy 1m (trước đây là 6,5m) là vì thành phố cho phép xây nhiều nhà cao tầng xung quanh hồ.
“Địa tầng khu vực xung quanh ao hồ cũng giống như một chiếc bánh dày, nếu chúng ta ép chỗ này thì chỗ kia tất yếu sẽ bị đùn lên”, bà Vân giải thích.
Tiếp thu những phản biện trên, Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cho rằng, thực tế thì thành phố cũng không quá “say sưa” với việc kè hồ. Hiện nhiều nước trên thế giới đang đi theo hướng bảo vệ đúng nghĩa thiên nhiên của bờ kè, nghĩa là vẫn dành đất cho sinh vật xung quanh hồ sinh sống.
Tuy nhiên, theo ông Khanh, ao hồ ở Hà Nội nếu không được kè lại dẫn đến chuyện lấn chiếm đất công, vô tình khiến các ao hồ lại đứng trước nguy cơ biến mất gia tăng.
Về vấn đề lựa chọn công nghệ, Phó chủ tịch Khanh khẳng định, quan điểm của thành phố là sẽ ưu tiên sử dụng công nghệ trong nước nếu có cùng chi phí và hiệu quả với công nghệ của nước ngoài.
Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường kêu gọi các doanh nghiệp tham gia cải tạo ao hồ theo phương thức xã hội hóa. Đáp lại, doanh nghiệp sẽ được tham gia quản lý, sử dụng và khai thác hồ với mục tiêu lợi nhuận.
“Xử lý ô nhiễm môi trường ở các ao hồ là một bài toán khó, nhưng không có nghĩa khó thì không làm. Thành phố sẽ lắng nghe các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các tổ chức, nhân dân để trong một vài thập kỷ tới, ao hồ ở Hà Nội sẽ trở nên trong hơn, sạch hơn”, ông Vũ Hồng Khanh khẳng định.
Thông tin này đã được Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh nêu ra tại buổi hội thảo “Cải tạo môi trường hồ Hà Nội” do Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội tổ chức sáng 29/4.
Ô nhiễm tăng
Báo cáo do ban tổ chức đưa ra cho thấy, nội thành Hà Nội hiện có trên 110 hồ tự nhiên, nhân tạo với tổng diện tích khoảng 1.165 ha. Đa số trong đó đều đang ở trong tình trạng báo động ô nhiễm nghiêm trọng bởi hầu hết hệ thống nước thải vào hồ đều chưa qua xử lý.
Bên cạnh đó, do các dự án phát triển đô thị và tình trạng lấn chiếm bất hợp pháp, một số hồ ao của Hà Nội đã bị lấp để tạo quỹ đất phát triển đô thị nên diện tích ao hồ đã giảm mạnh trong hai thập kỷ qua.
Chẳng hạn như hồ Tây năm 1993 có diện tích là 526 ha, nhưng đến năm 2001 chỉ còn 516 ha. Tương ứng thời gian trên đối với hồ Hoàn Kiếm từ 16 ha giảm xuống còn 12 ha, hồ Trúc Bạch là 26 ha giảm xuống còn 19 ha, hồ Thủ Lệ 12 ha xuống còn 9,9 ha, hồ Thanh Nhàn từ 17 ha xuống còn 8,5 ha...
Đáng chú ý, nếu trong một thời gian dài, từ 1986 - 1994, diện tích ao hồ Hà Nội bị giảm đi 16,36 ha, thì chỉ trong vòng 1 năm sau (1995), diện tích đã bị giảm một cách đột biến (23,43ha) do tác động mạnh từ yếu tố con người.
Theo TS. Lê Thu Hà (Đại học Quốc gia Hà Nội), các ao hồ ở Hà Nội hiện nay gần như là bắt buộc phải tiếp nhận và tự xử lý nước thải chảy tràn, sinh hoạt và công nghiệp. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng mạnh, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống cho các khu vực dân cư xung quanh hồ cũng như toàn thành phố.
Nguồn gây ô nhiễm cho các ao hồ chủ yếu là từ chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp của dân cư và các tổ chức xung quanh hồ.
Trong khi đó, theo ông Lương Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường thiên nhiên Hà Nội, nhận thức được nguy cơ ô nhiễm ao hồ của Hà Nội, ngay từ năm 2002, tổ chức này đã đã làm tờ trình dự án cải tạo ao hồ, mương thoát nước ở Hà Nội, song tình trạng lại ngày càng trầm trọng hơn bởi thái độ xem nhẹ đề án của một số cơ quan hữu quan.
“Nhà tôi ở ngay Hồ Văn Chương, quanh năm phải đóng kín cửa vì mùi hôi tanh nồng nặc. Không chỉ riêng gia đình tôi, cả khu mang tiếng là có nhà mặt tiền cạnh hồ nhưng quanh năm phải đóng kín cửa không dám tiếp xúc với hồ”, một cán bộ của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội than thở.
Chia sẻ với những bức xúc trên, Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các hồ ở Hà Nội đang ở mức báo động bởi rất nhiều người dân xem hồ như cái thùng rác, xả nước thải, chất thải, rác bẩn xuống hồ vô tội vạ.
Bên cạnh đó, việc nuôi trồng thủy sản của người dân tại các hồ không đúng khoa học, kỹ thuật cũng là nguyên nhân góp phần làm ô nhiễm tăng lên.
Cải tạo cách nào?
Theo Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các ao hồ đang được UBND thành phố xem là quan tâm “số 1” trong vấn đề ô nhiễm môi trường sống tại Thủ đô hiện nay.
Vừa qua, sau khi thành phố có chủ trương xã hội hóa cải tạo ao hồ trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư công sức, tài chính để cùng thành phố khắc phục tình trạng ô nhiễm ao hồ hiện nay.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh, để thực hiện được công việc này lại không, hề đơn giản, từ lựa chọn công nghệ, nhà đầu tư, cách thức triển khai..., đều là một bài toán vô cùng hóc búa.
Ông Khanh thừa nhận, thực tế hiện nay thành phố vẫn lúng túng trong vấn đề xử lý nước thải, bởi ngoài vấn đề về công nghệ thì chính những việc liên quan đến cuộc sống mưu sinh của người dân nhiều khi lại trở thành những rào cản cho nỗ lực của thành phố.
Theo ông Khanh, nếu như việc xả nước thải tại các cơ quan, tổ chức, bệnh viện,... thành phố có thể cấm được, song tại các làng nghề thì lại không thể cấm bởi nó liên quan tới “miếng cơm manh áo” của người dân.
“Nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài đã đến huyện Hoài Đức để khảo sát, tìm cách xử lý nước thải làng nghề tại đây, nhưng kết quả là lần lượt rút lui, không ý kiến...”, ông Khanh cho hay.
Liên quan đến phương pháp cải tạo, kè ao hồ mà thành phố đang triển khai thí điểm hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải được tiến hành một cách khoa học, có nghiên cứu bài bản, không làm ồ ạt theo kiểu chạy theo số lượng.
TS. Lê Khắc Quảng, Hội Bảo vệ môi trường thiên nhiên Hà Nội cho biết, giải pháp dùng hóa chất để xử lý cũng như việc kè hồ như hiện nay luôn mang tính hai mặt. Bên cạnh lợi ích về cảnh quan xung quanh hồ, việc kè ao hồ một cách tràn lan sẽ vô tình làm cho môi trường nước tại các ao hồ có nguy cơ ô nhiễm hơn vì các sinh vật, thủy sinh, cây cỏ xung quanh hồ bị tiêu diệt hết.
Trong khi đó, theo Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, thành phố không nên quá chạy theo xử lý hậu quả như hiện nay. Muốn giải quyết triệt để tận gốc của tình trạng ô nhiễm, thu hẹp diện tích ao hồ hiện nay chính là phải bắt nguồn từ công tác quản lý.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cho biết, sở dĩ Hồ Hoàn Kiến hiện nay chỗ sâu nhất chỉ chưa đầy 1m (trước đây là 6,5m) là vì thành phố cho phép xây nhiều nhà cao tầng xung quanh hồ.
“Địa tầng khu vực xung quanh ao hồ cũng giống như một chiếc bánh dày, nếu chúng ta ép chỗ này thì chỗ kia tất yếu sẽ bị đùn lên”, bà Vân giải thích.
Tiếp thu những phản biện trên, Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cho rằng, thực tế thì thành phố cũng không quá “say sưa” với việc kè hồ. Hiện nhiều nước trên thế giới đang đi theo hướng bảo vệ đúng nghĩa thiên nhiên của bờ kè, nghĩa là vẫn dành đất cho sinh vật xung quanh hồ sinh sống.
Tuy nhiên, theo ông Khanh, ao hồ ở Hà Nội nếu không được kè lại dẫn đến chuyện lấn chiếm đất công, vô tình khiến các ao hồ lại đứng trước nguy cơ biến mất gia tăng.
Về vấn đề lựa chọn công nghệ, Phó chủ tịch Khanh khẳng định, quan điểm của thành phố là sẽ ưu tiên sử dụng công nghệ trong nước nếu có cùng chi phí và hiệu quả với công nghệ của nước ngoài.
Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường kêu gọi các doanh nghiệp tham gia cải tạo ao hồ theo phương thức xã hội hóa. Đáp lại, doanh nghiệp sẽ được tham gia quản lý, sử dụng và khai thác hồ với mục tiêu lợi nhuận.
“Xử lý ô nhiễm môi trường ở các ao hồ là một bài toán khó, nhưng không có nghĩa khó thì không làm. Thành phố sẽ lắng nghe các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các tổ chức, nhân dân để trong một vài thập kỷ tới, ao hồ ở Hà Nội sẽ trở nên trong hơn, sạch hơn”, ông Vũ Hồng Khanh khẳng định.