08:04 14/06/2024

Cần các cơ chế đột phá để xây dựng 200 km đường sắt đô thị tại TP.HCM

Thanh Thủy

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Phan Văn Mãi, Thành phố có thể nghiên cứu cơ chế đầu tư 200 km đường sắt đô thị thông qua phát hành trái phiếu, huy động nguồn lực trong dân…

Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu khai mạc Hội nghị
Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu khai mạc Hội nghị

Ngày 13/6, TP.HCM đã tổ chức Hội nghị lần thứ 31 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội thành phố 6 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; Báo cáo Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM;…

NHIỀU ĐIỂM SÁNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận định về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm của thành phố có nhiều điểm tích cực nổi lên.

 

Theo quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2045, thành phố xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 220 km, số vốn 36 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay, TP.HCM mới hoàn thành 90% tuyến số 1 dài gần 20 km (metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên).

Cụ thể, tăng trưởng GRDP đạt khá; các ngành sản xuất công nghiệp - dịch vụ trọng yếu tiếp tục đà phục hồi; hoạt động du lịch khởi sắc; thu ngân sách tăng khá, duy trì ổn định; nhiều công trình, dự án được khở công xây dựng và hoàn thành, nhiều vướng mắc được tháo gỡ, giải quyết; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động-việc làm, an ninh trật tự được giữ vững; công tác chuyển đổi số và triển khai Nghị quyết 98 được thực hiện kịp thời và có hiệu quả;…

Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, bên cạnh những mặt tích cực, có thể thấy số chủ trương, nhiệm vụ quan trọng chưa đạt yêu cầu. Mức tăng trưởng GRDP là 6,46%, trong khi thành phố đề ra là 7,5-8%.

ên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2024, đà tăng trưởng tín dụng thấp, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn yếu. Một số yếu tố cạnh tranh như giá thuê đất, chi phí logistics, hạ tầng bến cảng cải thiện chậm, tác động đến nhiều mặt trong quá trình phát triển của rhành phố.

“Ban Cán sự Đảng Uỷ ban Nhân dân Thành phố, các địa phương liên quan đều có quyết tâm cao, đã tổ chức đánh giá, nhắc nhở, phê bình, chỉ ra những mặt hạn chế. Tôi đánh giá cao điều này nhưng quan trọng là làm thế nào để thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đạt mức đề ra là trên 90%”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Vì vậy, Bí thư Thành ủy đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu đánh giá bản chất của vấn đề, tìm nguyên nhân, tiếp tục phát huy những mặt làm được để; có giải pháp cụ thể cho những mặt chưa được.

HUY ĐỘNG VỐN TỪ TRÁI PHIẾU ĐỂ LÀM ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Về quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và là công việc trọng tâm, có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của thành phố.

Đối với nội dung này, Bí thư Thành ủy đề nghị các đại biểu có trách nhiệm để hoàn chỉnh quy hoạch, trình Hội đồng Nhân dân thành phố tại kỳ họp chuyên đề sắp tới để trình Hội đồng Thẩm định quy hoạch nhà nước.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cũng nêu bật tầm quan trọng của các đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM; đề án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế…

Về Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị, Bí thư Thành ủy nêu rõ đối với thành phố, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị gồm 8 tuyến, với tổng chiều dài 220 km.

ến nay, qua gần 20 năm, thành phố mới thực hiện được tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đạt hơn 96% và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đang giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật. Các tuyến khác bắt đầu công tác chuẩn bị đầu tư.

Đường sắt đô thị sẽ giúp TP.HCM giải quyết điểm nghẽn về giao thông hiện nay - Ảnh minh họa.
Đường sắt đô thị sẽ giúp TP.HCM giải quyết điểm nghẽn về giao thông hiện nay - Ảnh minh họa.

Với thực trạng đó, để có thể xây dựng 200 km còn lại của hệ thống đường sắt đô thị trong những năm tới là thách thức lớn, đòi hỏi phải có chính sách, cơ chế mang tính đột phá huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện.

“Vì vậy, các đại biểu cần tập trung nghiên cứu cho ý kiến bổ sung hoàn thiện Đề án, nhất là các cơ chế, chính sách về quy hoạch, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ…”, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh.

Được biết, giai đoạn 2030 - 2040, TP.HCM sẽ hình thành 5 thành phố mới như thành phố Thủ Đức, triển khai đồng bộ, toàn diện theo mô hình đô thị đa trung tâm. Như vậy, đường sắt đô thị sẽ là một trong những phương thức kết nối.

 

"Vốn đầu tư cho đường sắt đô thị phải từ ngân sách nhà nước, chỉ một số hạng mục có thể từ nguồn lực xã hội" - Ông Phan Văn Mãi.

Nói về số vốn 36 tỷ USD để làm 220 km đường sắt đô thị tại TP.HCM trong 11 năm (mỗi năm khoảng 3 tỷ USD), hủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết sau khi tổ chức nhiều hội thảo tham vấn ý kiến, nghiên cứu kỹ càng thì con số này không phải quá lớn.

"Khi tới Busan (Hàn Quốc), tôi thấy rằng nguồn thu từ vé, từ đất, từ quảng cáo của đường sắt đô thị ở đây chiếm 40 - 50%; còn lại hàng năm ngân sách phải cấp bù. Người ta cũng có cơ chế để khai thác TOD quỹ đất để cấp bù từ đó", ông Mãi lấy ví dụ.

Chủ tịch UBND Thành phố cũng đặt vấn đề là không cần phải vay ODA, mà có thể vay ngay trong người dân bằng chương trình trái phiếu đường sắt đô thị.

“Nếu chúng ta phát hành trái phiếu đô thị dưới tên gọi là trái phiếu đường sắt đô thị TP.HCM với lãi suất có thể bằng hoặc cao hơn trái phiếu Chính phủ thì mỗi năm, hệ thống ngân hàng của thành phố có thể huy động 3 tỷ USD là chuyện bình thường. Nguồn vốn không phải là vấn đề lớn đối với ngân sách thành phố. Vấn đề là cơ chế, chính sách”, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thêm.

Đồng thời, ông Mãi khẳng định đường sắt đô thị sẽ giúp TP.HCM giải quyết điểm nghẽn về giao thông hiện nay, đồng thời giúp cho mô hình đô thị đa trung tâm triển khai thuận lợi hơn.

Về Đề án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết 81 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 đã đặt ra vấn đề này. Đề án đã nêu khá rõ về Cảng trung chuyển Cần Giờ với nhiều ưu thế nổi bật, nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy Cần Giờ có vị trí không chỉ ở quốc gia mà cả tầm quốc tế…

Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng cũng có nhiều ý kiến mang tính phản biện cao mà chúng ta phải quan tâm lắng nghe đầy đủ với trách nhiệm cao nhất. Vì vậy, đề nghị các đại biểu trung nghiên cứu bổ sung hoàn thiện đề án trước khi trình Bộ Chính trị xem xét, chỉ đạo.