Cảnh báo đô la Hồng Kông giả
Một số đại lý của ngân hàng ở Việt Nam chỉ thấy hời là mua mà không biết rằng mình đã mua và đang bán HKD giả
Chỉ trong vòng gần hai tháng (3- 4/2007) có tới 11 người Việt Nam bị cảnh sát Hồng Kông bắt vì sử dụng đô la Hồng Kông (HKD) giả.
Và không chỉ là người dân, thậm chí có một số ngân hàng thuộc diện có tên tuổi cũng không phát hiện ra mình đang sử dụng HKD giả.
Cả 11 người bị bắt giữ đều là nạn nhân của đường dây sản xuất, mua bán HKD giả từ nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng đáng nói là số tiền giả họ mang theo người chiếm tỉ lệ quá lớn. Tổng số tiền giả mà họ mang theo lên tới 416.000 HKD. Trung bình, trên nửa trong tổng số tiền họ mang theo là tiền giả.
Trong đó người bị phía Hồng Kông bắt giữ đầu tiên là Nguyễn Quang Hoàn - là người có số tiền mang theo lớn nhất và cũng có tỉ lệ tiền giả nhiều nhất: 200.000/300.000 HKD. Chính vì vậy, cảnh sát Hồng Kông đã đưa lên mạng, nếu không chứng minh được mình là nạn nhân thì với số tiền giả lớn như vậy, Hoàn có thể chịu mức án tới 18 năm tù.
Ngay thời điểm đó, Phòng An ninh kinh tế (PA17) cùng Phòng An ninh điều tra (PA 24) đã mở chuyên án đặc biệt với bí số T187. Vì các đối tượng khá tinh vi trong việc xóa dấu vết từ lúc bán HKD giả (bán nhanh, bán nhiều điểm trong vòng một thời gian ngắn), cho đến liên lạc với nhau chúng toàn sử dụng điện thoại di động với card trả tiền trước, các đối tượng đều là người tỉnh khác và có 3/5 đối tượng là anh chị em trong nhà, nên phải đúng một năm sau, các đối tượng mới bị sa lưới.
Riêng đối tượng cung cấp "hàng" là Đặng Thị Hằng, quê ở Phúc Thọ, Hà Tây lấy chồng người Trung Quốc hiện vẫn bỏ trốn.
Toàn bộ HKD giả bị phát hiện vừa qua đều là những tờ có mệnh giá 1.000. Chỉ riêng với mệnh giá này có tới 4 hình thức khác nhau và do một số ngân hàng khác nhau của Hồng Kông cùng có quyền phát hành.
Đó là cái khó cho người mua ngoại tệ, nhưng không vì thế mà các đại lý và một số ngân hàng Việt Nam cẩn thận hơn khi mua mà lại tỏ ra rất chủ quan. Do đó, một số đại lý của ngân hàng ở Việt Nam chỉ thấy hời là mua mà không biết rằng mình đã mua và đang bán HKD giả với số lượng lớn cho khách hàng, trong đó có cả những khách hàng là ngân hàng.
Tổng cộng các đại lý đã mua vào trên một triệu HKD giả trong thời gian ngắn. Đến khi ngân hàng mua lại của các đại lý, vì chủ quan, đã không soi tiền cũng không ghi seri nên khi vụ việc bị phát hiện, ngân hàng không biết quy trách nhiệm về đại lý nào vì ai cũng nói là mình bán "hàng xịn".
Theo yêu cầu của cơ quan an ninh và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua tự kiểm tra của các ngân hàng, có hai ngân hàng, khai báo đang "ôm" 662.000 HKD giả. Trong đó có 100.000 HKD giả đã chuyển ra nước ngoài thì bị Ngân hàng HSBC phát hiện.
Thứ hai, về nguyên tắc, các đại lý (ở Hà Nội, ngoài hơn 100 điểm thu mua ngoại tệ của ngân hàng, còn khoảng 200 cửa hàng vàng bạc làm đại lý mua ngoại tệ cho các ngân hàng) chỉ có quyền mua gom ngoại tệ cho ngân hàng mà không được phép bán ra ngoài nhưng thực tế họ vẫn vô tư bán.
Thứ ba, với những người được xuất cảnh đều có thể mua ngoại tệ với một lượng nhất định ở ngân hàng, nhưng phần lớn họ mua ở các cửa hàng vàng bạc mà không cần một chứng từ gì. Vì vậy, khi cảnh sát Hồng Kông cùng Interpol Việt Nam đến các cửa hàng này xác minh lời khai của những người bị bắt giữ thì các cửa hàng này đồng loạt... chối.
Thứ nữa, khi sự việc bị vỡ lở mới thấy, một số nạn nhân trong 11 người này đã mang số ngoại tệ lớn trái phép ra nước ngoài. Trong đó có một doanh nhân sang Hồng Kông thường xuyên ra nước ngoài mang với số tiền lớn nhưng không bị cơ quan chức năng phát hiện.
Và không chỉ là người dân, thậm chí có một số ngân hàng thuộc diện có tên tuổi cũng không phát hiện ra mình đang sử dụng HKD giả.
Cả 11 người bị bắt giữ đều là nạn nhân của đường dây sản xuất, mua bán HKD giả từ nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng đáng nói là số tiền giả họ mang theo người chiếm tỉ lệ quá lớn. Tổng số tiền giả mà họ mang theo lên tới 416.000 HKD. Trung bình, trên nửa trong tổng số tiền họ mang theo là tiền giả.
Trong đó người bị phía Hồng Kông bắt giữ đầu tiên là Nguyễn Quang Hoàn - là người có số tiền mang theo lớn nhất và cũng có tỉ lệ tiền giả nhiều nhất: 200.000/300.000 HKD. Chính vì vậy, cảnh sát Hồng Kông đã đưa lên mạng, nếu không chứng minh được mình là nạn nhân thì với số tiền giả lớn như vậy, Hoàn có thể chịu mức án tới 18 năm tù.
Ngay thời điểm đó, Phòng An ninh kinh tế (PA17) cùng Phòng An ninh điều tra (PA 24) đã mở chuyên án đặc biệt với bí số T187. Vì các đối tượng khá tinh vi trong việc xóa dấu vết từ lúc bán HKD giả (bán nhanh, bán nhiều điểm trong vòng một thời gian ngắn), cho đến liên lạc với nhau chúng toàn sử dụng điện thoại di động với card trả tiền trước, các đối tượng đều là người tỉnh khác và có 3/5 đối tượng là anh chị em trong nhà, nên phải đúng một năm sau, các đối tượng mới bị sa lưới.
Riêng đối tượng cung cấp "hàng" là Đặng Thị Hằng, quê ở Phúc Thọ, Hà Tây lấy chồng người Trung Quốc hiện vẫn bỏ trốn.
Toàn bộ HKD giả bị phát hiện vừa qua đều là những tờ có mệnh giá 1.000. Chỉ riêng với mệnh giá này có tới 4 hình thức khác nhau và do một số ngân hàng khác nhau của Hồng Kông cùng có quyền phát hành.
Đó là cái khó cho người mua ngoại tệ, nhưng không vì thế mà các đại lý và một số ngân hàng Việt Nam cẩn thận hơn khi mua mà lại tỏ ra rất chủ quan. Do đó, một số đại lý của ngân hàng ở Việt Nam chỉ thấy hời là mua mà không biết rằng mình đã mua và đang bán HKD giả với số lượng lớn cho khách hàng, trong đó có cả những khách hàng là ngân hàng.
Tổng cộng các đại lý đã mua vào trên một triệu HKD giả trong thời gian ngắn. Đến khi ngân hàng mua lại của các đại lý, vì chủ quan, đã không soi tiền cũng không ghi seri nên khi vụ việc bị phát hiện, ngân hàng không biết quy trách nhiệm về đại lý nào vì ai cũng nói là mình bán "hàng xịn".
Theo yêu cầu của cơ quan an ninh và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua tự kiểm tra của các ngân hàng, có hai ngân hàng, khai báo đang "ôm" 662.000 HKD giả. Trong đó có 100.000 HKD giả đã chuyển ra nước ngoài thì bị Ngân hàng HSBC phát hiện.
Thứ hai, về nguyên tắc, các đại lý (ở Hà Nội, ngoài hơn 100 điểm thu mua ngoại tệ của ngân hàng, còn khoảng 200 cửa hàng vàng bạc làm đại lý mua ngoại tệ cho các ngân hàng) chỉ có quyền mua gom ngoại tệ cho ngân hàng mà không được phép bán ra ngoài nhưng thực tế họ vẫn vô tư bán.
Thứ ba, với những người được xuất cảnh đều có thể mua ngoại tệ với một lượng nhất định ở ngân hàng, nhưng phần lớn họ mua ở các cửa hàng vàng bạc mà không cần một chứng từ gì. Vì vậy, khi cảnh sát Hồng Kông cùng Interpol Việt Nam đến các cửa hàng này xác minh lời khai của những người bị bắt giữ thì các cửa hàng này đồng loạt... chối.
Thứ nữa, khi sự việc bị vỡ lở mới thấy, một số nạn nhân trong 11 người này đã mang số ngoại tệ lớn trái phép ra nước ngoài. Trong đó có một doanh nhân sang Hồng Kông thường xuyên ra nước ngoài mang với số tiền lớn nhưng không bị cơ quan chức năng phát hiện.