Đấu giá nợ xấu qua giải trình của Chính phủ
Theo Chính phủ, hiện việc đấu giá nợ xấu được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật riêng
Trước thềm phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội về dự án Luật Đấu giá tài sản sáng 19/11, Chính phủ đã gửi đến Quốc hội báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra và thảo luận của đại biểu về dự án luật.
Qua thảo luận ở tổ, một số ý kiến đề nghị bổ sung trong dự thảo luật một chương riêng quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Theo Chính phủ, hiện việc đấu giá tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật riêng.
Gồm: Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), và Thông tư số 18/2014/TT-BTP ngày 8/9/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn bán đấu giá tài sản quy định tại nghị định nói trên của Chính phủ.
Theo đó, VAMC được trao một số cơ chế đặc thù trong việc bán đấu giá để xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.
Cụ thể, VAMC được quyết định tự bán đấu giá hoặc thuê tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp để thực việc bán đấu giá; được lựa chọn phương thức đấu giá; thời hạn niêm yết, thông báo công khai được rút ngắn so với đấu giá tài sản thông thường. Người điều hành cuộc đấu giá là lãnh đạo VAMC mà không nhất thiết phải là đấu giá viên.
Dự thảo luật quy định việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thành một điều thuộc chương 8 “Điều khoản thi hành” và giao Chính phủ căn cứ các nguyên tắc chung của luật quy định chi tiết việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Chính phủ cho rằng quy định này nhằm tạo điều kiện cho việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thực hiện theo trình tự, thủ tục riêng, thuận lợi, phù hợp với tình hình thực tiễn xử lý nợ xấu, điều hành kinh tế và phù hợp với các nguyên tắc của Luật Đấu giá tài sản, đảm bảo tính thống nhất, ổn định, lâu dài của luật.
Báo cáo giải trình cũng cho biết, dự thảo văn bản quy định chi tiết dự kiến bao gồm các nội dung chính như nguyên tắc, điều kiện đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trên cơ sở vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, minh bạch, vừa đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời của việc xử lý nợ xấu.
Quy định như dự thảo luật cũng đảm bảo tính chất đặc thù về chủ thể của việc bán đấu giá tài sản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, người điều hành cuộc đấu giá cũng như trình tự, thủ tục đấu giá của VAMC như nêu trên và phù hợp với thông lệ quốc tế, báo cáo nêu rõ.
Chính phủ cũng thông tin thêm là kinh nghiệm quốc tế cho thấy trong những tình huống nhất định thì các nước có quy định về cơ chế riêng để xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm khoản nợ xấu nhằm tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu nhanh, hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung.
Tại phiên thảo luận sáng 19/11, nhất trí với việc giao cho Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đấu giá nợ xấu và tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu, địa biểu La Ngọc Thoáng (Cao Bằng) cho rằng đây là lĩnh vực mới, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm, để Chính phủ quy định sẽ tạo sự cơ động và linh hoạt.
Tuy nhiên, đại biểu Thoáng đề nghị Chính phủ cần chuẩn bị kỹ nội dung này kèm theo dự thảo luật ngay trong lần thông qua tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội.
Qua thảo luận ở tổ, một số ý kiến đề nghị bổ sung trong dự thảo luật một chương riêng quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Theo Chính phủ, hiện việc đấu giá tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật riêng.
Gồm: Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), và Thông tư số 18/2014/TT-BTP ngày 8/9/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn bán đấu giá tài sản quy định tại nghị định nói trên của Chính phủ.
Theo đó, VAMC được trao một số cơ chế đặc thù trong việc bán đấu giá để xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.
Cụ thể, VAMC được quyết định tự bán đấu giá hoặc thuê tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp để thực việc bán đấu giá; được lựa chọn phương thức đấu giá; thời hạn niêm yết, thông báo công khai được rút ngắn so với đấu giá tài sản thông thường. Người điều hành cuộc đấu giá là lãnh đạo VAMC mà không nhất thiết phải là đấu giá viên.
Dự thảo luật quy định việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thành một điều thuộc chương 8 “Điều khoản thi hành” và giao Chính phủ căn cứ các nguyên tắc chung của luật quy định chi tiết việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Chính phủ cho rằng quy định này nhằm tạo điều kiện cho việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thực hiện theo trình tự, thủ tục riêng, thuận lợi, phù hợp với tình hình thực tiễn xử lý nợ xấu, điều hành kinh tế và phù hợp với các nguyên tắc của Luật Đấu giá tài sản, đảm bảo tính thống nhất, ổn định, lâu dài của luật.
Báo cáo giải trình cũng cho biết, dự thảo văn bản quy định chi tiết dự kiến bao gồm các nội dung chính như nguyên tắc, điều kiện đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trên cơ sở vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, minh bạch, vừa đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời của việc xử lý nợ xấu.
Quy định như dự thảo luật cũng đảm bảo tính chất đặc thù về chủ thể của việc bán đấu giá tài sản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, người điều hành cuộc đấu giá cũng như trình tự, thủ tục đấu giá của VAMC như nêu trên và phù hợp với thông lệ quốc tế, báo cáo nêu rõ.
Chính phủ cũng thông tin thêm là kinh nghiệm quốc tế cho thấy trong những tình huống nhất định thì các nước có quy định về cơ chế riêng để xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm khoản nợ xấu nhằm tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu nhanh, hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung.
Tại phiên thảo luận sáng 19/11, nhất trí với việc giao cho Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đấu giá nợ xấu và tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu, địa biểu La Ngọc Thoáng (Cao Bằng) cho rằng đây là lĩnh vực mới, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm, để Chính phủ quy định sẽ tạo sự cơ động và linh hoạt.
Tuy nhiên, đại biểu Thoáng đề nghị Chính phủ cần chuẩn bị kỹ nội dung này kèm theo dự thảo luật ngay trong lần thông qua tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội.