“Đổi mới chính trị đồng bộ với kinh tế là yêu cầu cấp bách”
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 12
“5 năm qua, chúng ta đã đổi mới kinh tế và có một số kết quả nhất định. Nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm được”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thảo luận tại Đại hội Đảng lần thứ 12, sáng 22/1.
“Việt Nam vẫn là một nước nghèo”
Bộ trưởng nói, từ năm 1986 đến nay, thu nhập đầu người tăng gần 4 lần, hộ nghèo từ trên 50% nay còn 5%. Thành công là không thể phủ nhận. Nhưng Việt Nam vẫn là một nước nghèo.
Theo ông, có lẽ rất ít ai biết rằng, đầu thế kỷ 19, năm 1820 Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và kinh tế, hơn cả Philipinnes và Myanmar cộng lại, gấp 1,5 lần Thái Lan. Thu nhập đầu người xấp xỉ mức trung bình của thế giới.
Còn hiện nay, theo thống kê năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan.
“So sánh là khập khiễng, nhưng chúng ta đã có 40 năm hòa bình, 30 năm đổi mới. Đây là thời gian tương đương với thời gian để Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành những nền kinh tế phát triển”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vị Bộ trưởng nhiệt thành với cải cách thể chế cũng đưa ra cảnh báo, yêu cầu phát triển càng cấp bách khi Việt Nam đang ở trong giai đoạn cuối của chu kỳ dân số vàng, từ 1970, đến khoảng 2020. Chúng ta chỉ còn khoảng 10 năm dân số có khả năng lao động cao nhất, sau đó giảm dần.
Thứ hai, những động lực từ công cuộc đổi mới đang dần ít phát huy tác dụng, trong khi lao động giá rẻ, khai thác khoáng sản, tăng vốn đầu tư cũng không còn nhiều lợi thế. Thứ ba, chúng ta chấp nhận hội nhập là chấp nhận cạnh tranh, vì vậy cạnh tranh là sống còn.
“Vì vậy, chúng ta phải phát triển nhanh hơn, nếu không muốn tụt hậu”, ông Vinh nói.
Ngược về nhiệm kỳ 11, Bộ trưởng nhắc lại, tại hội trường này cách đây 5 năm, tháng 1/2011, Đại hội Đảng 11 đã thông qua chiến lược kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó nêu rõ, phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình.
Trọng tâm là hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Nghị quyết cũng khẳng định phải lấy việc thực hiện mục tiêu này làm làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá quá trình đổi mới và phát triển.
“5 năm qua, chúng ta đã đổi mới kinh tế và có một số kết quả nhất định. Nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm được. Chính vì vậy công cuộc đổi mới 5 năm qua chưa đạt được hiệu quả như mong muốn”, ông Vinh nói.
Nhìn lại 30 năm qua, Bộ trưởng đánh giá: thành tựu lớn nhất là chúng ta đã phát triển được nền kinh tế thị trường, làm thay đổi cuộc sống, làm đất nước phát triển. Nhưng 70 năm qua, cơ cấu tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể hầu như không thay đổi.
Ông thẳng thắn: “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa, đặc biệt là nền kinh tế trong thời kỳ chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thậm chí trở thành rào cản. Vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách. Đảng là người lãnh đạo cao nhất, cần chủ động và nghiêm khắc đánh giá lại chính mình, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc đã xác định. Kiên quyết đổi mới tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị...”.
“Đây là yếu tố quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết cho những đổi mới tiếp theo. Làm tốt điều này, Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân, bằng tấm gương tự đổi mới và sự lãnh đạo hiệu quả đối với đất nước và dân tộc”, theo Bộ trưởng Vinh.
Ba trụ cột đổi mới kinh tế
Thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững môi trường là trụ cột đầu tiên, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Ông cho rằng Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục trong 20 năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm 7%. Có nghĩa là tương đương mức tăng trưởng GDP hàng năm 8%.
Để đến năm 2035 đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 15 - 18 nghìn USD. Để đạt mục tiêu này, con đường duy nhất là tăng năng suất.
Tuy nhiên, mức tăng năng suất lao động Việt Nam liên tục sụt giảm từ cuối những năm 1990 đến nay, khiến năng suất lao động Việt Nam ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Năng suất lao động của ngay cả khu vực tư nhân Việt Nam cũng đang liên tục sụt giảm và ở mức rất thấp.
Theo Bộ trưởng thì điều này có 3 nguyên nhân chính: cơ cấu lao động của Việt Nam rất lạc hậu, lao động trong khu vực phi chính thức cao hơn rất nhiều khu vực chính thức, hơn 44% lao động trong tổng số lao động của đất nước làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực tạo giá trị gia tăng rất thấp.
Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế thị trường chậm hoàn thiện gây phương hại gây phương hại đến quyền sở hữu tài sản và làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường hàng hóa.
Thị trường các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, tài nguyên khoáng sản được phân bổ chưa theo cơ chế thị trường, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính.
Trụ cột thứ hai, Bộ trưởng cho rằng phải tập trung cao độ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, mà chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, cả chất lượng và số lượng, coi đây là nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước các cấp, sức khỏe của doanh nghiệp trong nước chính là sức khỏe nền kinh tế.
Trước mắt phải nâng cao cho được năng lực cạnh tranh, hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước thông qua việc hoàn thiện củng cố nền tảng của kinh tế thị trường, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản, và xác định các chính sách công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong tiết kiệm vốn, đất đai, tài nguyên, thông tin.
Ông nhấn mạnh, phải thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, Nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi, xây dựng những trung tâm hướng dẫn và đào tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, cung cấp kiến thức cũng như nguồn vốn qua các quỹ, ngân hàng đầu tư mạo hiểm, nhằm tạo ra làn sóng khởi nghiệp và tinh thần mạnh mẽ trong toàn xã hội, coi vị thế doanh nghiệp là vị thế quốc gia.
Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước là trụ cột thứ ba, theo ông Vinh.
Bộ trưởng phân tích, năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém trong phát triển khu vực tư nhân do Nhà nước thiếu hiệu quả, do điều kiện lịch sử Việt Nam, những thiết chế công bị thương mại hóa, cát cứ, manh mún, thiếu sự giám sát của người dân.
Hiệu lực của Nhà nước dựa trên 3 trụ cột hỗ trợ. Thứ nhất, Chính phủ được tổ chức với công chức thực tài, có kỷ luật, phải nỗ lực xử lý các vấn đề, tạo ra một cấu trúc Nhà nước chặt chẽ hơn, mạnh mẽ hơn. Thứ hai, nguyên tắc thị trường cần phải được áp dụng đầy đủ hơn trong hoạch định chính sách kinh tế, trên cơ sở phân định rõ công và tư, hạn chế xung đột lợi ích, tăng cường bảo vệ quyền tài sản, đặc biệt về đất đai, thực thi cạnh tranh thị trường và hợp lý hóa sự tham gia của Nhà nước trong nền kinh tế.
Bộ truởng Vinh cũng cho rằng cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua cơ chế hữu hiệu, kiểm soát và cân bằng giữa 3 nhánh quyền lực, tạo dựng khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời của công dân, tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng.
Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã tạo không gian nhất định cho công dân tham gia vào quá trình quản trị Nhà nước, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại khoảng cách trong thực tiễn tham gia của công dân. Quy trình bầu cử, cơ chế cho sự tham gia của các tổ chức xã hội chưa thực sự bảo đảm tính đại diện đích thực của người dân, Bộ trưởng nói.
Kinh tế Việt Nam đang ở đâu?
Ông Vinh cho biết, để thực hiện nhiệm vụ cải cách kinh tế, một trong 3 khâu đột phá chiến lược của Đảng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì cùng Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng báo cáo “Việt Nam 2035”, nhằm xác định nền kinh tế Viêt Nam ở đâu trong khu vực và trên thế giới, mục tiêu khát vọng của Việt Nam đến năm 2035 là gì, những cản trở nào cho sự phát triển Việt Nam hiện nay, và bằng cách nào Việt Nam đạt mục tiêu của mình.
Báo cáo gồm 10 chương nghiên cứu sâu về 3 trụ cột phát triển vừa nêu trên và 6 chuyển đổi lớn, phác thảo chiến lược phát triển thích hợp với xuất phát điểm của một nước có mức thu nhập trung bình thấp trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, nhằm đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập cao hoặc cận trên thu nhập trung bình cao đến năm 2035, ông Vinh cho biết.
Các chuyển đổi lớn bao gồm, thứ nhất, xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện đại với nền kinh tế thị trường đầy đủ và xã hội dân chủ phát triển ở trình độ cao.
Thứ hai, thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế song hành nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân.
Thứ ba, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực tư nhân làm trung tâm.
Thứ tư, bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm yếu thế và thúc đẩy xã hội trung lưu phát triển.
Thứ năm, phát triển bền vững môi trường, và tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hâu.
Thứ sáu, gia tăng mật độ kinh tế trong quá trình độ thị hóa và tăng cường kết nối giữa các thành phố vùng lân cận.
“Hy vọng rằng báo cáo này giúp ích các nhà lãnh đạo, quản lý, nhất là các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 nghiên cứu trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách đổi mới của Việt Nam”, ông Vinh nói.
Kết thúc bài phát biểu, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Nước ta đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận lợi rất lớn. Nhưng thách thức và khó khăn không hề nhỏ. Để đạt khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng, dân chủ, lựa chọn duy nhất của chúng ta là thực hiện cải cách trên các vấn đề nêu trên. Không thực hiện được những cải cách đó, thì chúng ta không thể khai thác cơ hội, cũng không thể vượt qua được thách thức, nguy cơ tụt hậu xa hơn và rơi bẫy thu nhập trung bình khó tránh khỏi”.
“Chúng tôi tin tưởng thế hệ người Việt hôm nay và ngày mai đủ ý chí thực hiện thành công”, ông Vinh chốt lại.
“Việt Nam vẫn là một nước nghèo”
Bộ trưởng nói, từ năm 1986 đến nay, thu nhập đầu người tăng gần 4 lần, hộ nghèo từ trên 50% nay còn 5%. Thành công là không thể phủ nhận. Nhưng Việt Nam vẫn là một nước nghèo.
Theo ông, có lẽ rất ít ai biết rằng, đầu thế kỷ 19, năm 1820 Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và kinh tế, hơn cả Philipinnes và Myanmar cộng lại, gấp 1,5 lần Thái Lan. Thu nhập đầu người xấp xỉ mức trung bình của thế giới.
Còn hiện nay, theo thống kê năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan.
“So sánh là khập khiễng, nhưng chúng ta đã có 40 năm hòa bình, 30 năm đổi mới. Đây là thời gian tương đương với thời gian để Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành những nền kinh tế phát triển”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vị Bộ trưởng nhiệt thành với cải cách thể chế cũng đưa ra cảnh báo, yêu cầu phát triển càng cấp bách khi Việt Nam đang ở trong giai đoạn cuối của chu kỳ dân số vàng, từ 1970, đến khoảng 2020. Chúng ta chỉ còn khoảng 10 năm dân số có khả năng lao động cao nhất, sau đó giảm dần.
Thứ hai, những động lực từ công cuộc đổi mới đang dần ít phát huy tác dụng, trong khi lao động giá rẻ, khai thác khoáng sản, tăng vốn đầu tư cũng không còn nhiều lợi thế. Thứ ba, chúng ta chấp nhận hội nhập là chấp nhận cạnh tranh, vì vậy cạnh tranh là sống còn.
“Vì vậy, chúng ta phải phát triển nhanh hơn, nếu không muốn tụt hậu”, ông Vinh nói.
Ngược về nhiệm kỳ 11, Bộ trưởng nhắc lại, tại hội trường này cách đây 5 năm, tháng 1/2011, Đại hội Đảng 11 đã thông qua chiến lược kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó nêu rõ, phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình.
Trọng tâm là hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Nghị quyết cũng khẳng định phải lấy việc thực hiện mục tiêu này làm làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá quá trình đổi mới và phát triển.
“5 năm qua, chúng ta đã đổi mới kinh tế và có một số kết quả nhất định. Nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm được. Chính vì vậy công cuộc đổi mới 5 năm qua chưa đạt được hiệu quả như mong muốn”, ông Vinh nói.
Nhìn lại 30 năm qua, Bộ trưởng đánh giá: thành tựu lớn nhất là chúng ta đã phát triển được nền kinh tế thị trường, làm thay đổi cuộc sống, làm đất nước phát triển. Nhưng 70 năm qua, cơ cấu tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể hầu như không thay đổi.
Ông thẳng thắn: “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa, đặc biệt là nền kinh tế trong thời kỳ chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thậm chí trở thành rào cản. Vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách. Đảng là người lãnh đạo cao nhất, cần chủ động và nghiêm khắc đánh giá lại chính mình, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc đã xác định. Kiên quyết đổi mới tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị...”.
“Đây là yếu tố quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết cho những đổi mới tiếp theo. Làm tốt điều này, Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân, bằng tấm gương tự đổi mới và sự lãnh đạo hiệu quả đối với đất nước và dân tộc”, theo Bộ trưởng Vinh.
Ba trụ cột đổi mới kinh tế
Thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững môi trường là trụ cột đầu tiên, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Ông cho rằng Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục trong 20 năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm 7%. Có nghĩa là tương đương mức tăng trưởng GDP hàng năm 8%.
Để đến năm 2035 đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 15 - 18 nghìn USD. Để đạt mục tiêu này, con đường duy nhất là tăng năng suất.
Tuy nhiên, mức tăng năng suất lao động Việt Nam liên tục sụt giảm từ cuối những năm 1990 đến nay, khiến năng suất lao động Việt Nam ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Năng suất lao động của ngay cả khu vực tư nhân Việt Nam cũng đang liên tục sụt giảm và ở mức rất thấp.
Theo Bộ trưởng thì điều này có 3 nguyên nhân chính: cơ cấu lao động của Việt Nam rất lạc hậu, lao động trong khu vực phi chính thức cao hơn rất nhiều khu vực chính thức, hơn 44% lao động trong tổng số lao động của đất nước làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực tạo giá trị gia tăng rất thấp.
Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế thị trường chậm hoàn thiện gây phương hại gây phương hại đến quyền sở hữu tài sản và làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường hàng hóa.
Thị trường các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, tài nguyên khoáng sản được phân bổ chưa theo cơ chế thị trường, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính.
Trụ cột thứ hai, Bộ trưởng cho rằng phải tập trung cao độ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, mà chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, cả chất lượng và số lượng, coi đây là nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước các cấp, sức khỏe của doanh nghiệp trong nước chính là sức khỏe nền kinh tế.
Trước mắt phải nâng cao cho được năng lực cạnh tranh, hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước thông qua việc hoàn thiện củng cố nền tảng của kinh tế thị trường, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản, và xác định các chính sách công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong tiết kiệm vốn, đất đai, tài nguyên, thông tin.
Ông nhấn mạnh, phải thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, Nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi, xây dựng những trung tâm hướng dẫn và đào tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, cung cấp kiến thức cũng như nguồn vốn qua các quỹ, ngân hàng đầu tư mạo hiểm, nhằm tạo ra làn sóng khởi nghiệp và tinh thần mạnh mẽ trong toàn xã hội, coi vị thế doanh nghiệp là vị thế quốc gia.
Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước là trụ cột thứ ba, theo ông Vinh.
Bộ trưởng phân tích, năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém trong phát triển khu vực tư nhân do Nhà nước thiếu hiệu quả, do điều kiện lịch sử Việt Nam, những thiết chế công bị thương mại hóa, cát cứ, manh mún, thiếu sự giám sát của người dân.
Hiệu lực của Nhà nước dựa trên 3 trụ cột hỗ trợ. Thứ nhất, Chính phủ được tổ chức với công chức thực tài, có kỷ luật, phải nỗ lực xử lý các vấn đề, tạo ra một cấu trúc Nhà nước chặt chẽ hơn, mạnh mẽ hơn. Thứ hai, nguyên tắc thị trường cần phải được áp dụng đầy đủ hơn trong hoạch định chính sách kinh tế, trên cơ sở phân định rõ công và tư, hạn chế xung đột lợi ích, tăng cường bảo vệ quyền tài sản, đặc biệt về đất đai, thực thi cạnh tranh thị trường và hợp lý hóa sự tham gia của Nhà nước trong nền kinh tế.
Bộ truởng Vinh cũng cho rằng cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua cơ chế hữu hiệu, kiểm soát và cân bằng giữa 3 nhánh quyền lực, tạo dựng khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời của công dân, tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng.
Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã tạo không gian nhất định cho công dân tham gia vào quá trình quản trị Nhà nước, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại khoảng cách trong thực tiễn tham gia của công dân. Quy trình bầu cử, cơ chế cho sự tham gia của các tổ chức xã hội chưa thực sự bảo đảm tính đại diện đích thực của người dân, Bộ trưởng nói.
Kinh tế Việt Nam đang ở đâu?
Ông Vinh cho biết, để thực hiện nhiệm vụ cải cách kinh tế, một trong 3 khâu đột phá chiến lược của Đảng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì cùng Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng báo cáo “Việt Nam 2035”, nhằm xác định nền kinh tế Viêt Nam ở đâu trong khu vực và trên thế giới, mục tiêu khát vọng của Việt Nam đến năm 2035 là gì, những cản trở nào cho sự phát triển Việt Nam hiện nay, và bằng cách nào Việt Nam đạt mục tiêu của mình.
Báo cáo gồm 10 chương nghiên cứu sâu về 3 trụ cột phát triển vừa nêu trên và 6 chuyển đổi lớn, phác thảo chiến lược phát triển thích hợp với xuất phát điểm của một nước có mức thu nhập trung bình thấp trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, nhằm đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập cao hoặc cận trên thu nhập trung bình cao đến năm 2035, ông Vinh cho biết.
Các chuyển đổi lớn bao gồm, thứ nhất, xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện đại với nền kinh tế thị trường đầy đủ và xã hội dân chủ phát triển ở trình độ cao.
Thứ hai, thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế song hành nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân.
Thứ ba, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực tư nhân làm trung tâm.
Thứ tư, bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm yếu thế và thúc đẩy xã hội trung lưu phát triển.
Thứ năm, phát triển bền vững môi trường, và tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hâu.
Thứ sáu, gia tăng mật độ kinh tế trong quá trình độ thị hóa và tăng cường kết nối giữa các thành phố vùng lân cận.
“Hy vọng rằng báo cáo này giúp ích các nhà lãnh đạo, quản lý, nhất là các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 nghiên cứu trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách đổi mới của Việt Nam”, ông Vinh nói.
Kết thúc bài phát biểu, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Nước ta đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận lợi rất lớn. Nhưng thách thức và khó khăn không hề nhỏ. Để đạt khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng, dân chủ, lựa chọn duy nhất của chúng ta là thực hiện cải cách trên các vấn đề nêu trên. Không thực hiện được những cải cách đó, thì chúng ta không thể khai thác cơ hội, cũng không thể vượt qua được thách thức, nguy cơ tụt hậu xa hơn và rơi bẫy thu nhập trung bình khó tránh khỏi”.
“Chúng tôi tin tưởng thế hệ người Việt hôm nay và ngày mai đủ ý chí thực hiện thành công”, ông Vinh chốt lại.