Đua "Internet Banking" qua biên giới?
Thanh toán biên mậu tăng trưởng nhanh nhưng lâu nay, các ngân hàng lớn chỉ áp dụng hình thức thanh toán thủ công
Thay vì chờ đợi vài ngày mới xong một giao dịch thanh toán biên mậu với Trung Quốc, mới đây, Ngân hàng Công thương (Incombank) đã áp dụng hình thức Internet Banking, nhằm giảm thời gian giao dịch, chi phí thanh toán, cũng như chống tiền giả xâm nhập và thất thu thuế.
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin thương mại (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam - Trung Quốc trong 2006 xấp xỉ 10 tỷ USD và dự báo đến 2010 là 15 tỷ USD. Chỉ tính riêng ở cửa khẩu Móng Cái, kim ngạch hai chiều 2006 vượt 2,1 tỷ USD, dự kiến năm 2007 sẽ lên tới 2,3 tỷ USD, tăng 9% so với 2006.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh cho biết, tại cửa khẩu Móng Cái, có tới 70% giao dịch thương mại thông qua hệ thống ngân hàng, còn 30% là giao dịch tiền mặt trên thị trường phi chính thức.
Mặc dù thanh toán biên mậu tăng trưởng nhanh qua hàng năm nhưng lâu nay, các ngân hàng lớn của nhà nước như Incombank, Vietcombank, MHB, Agribank tại khu vực biên giới Việt - Trung chỉ áp dụng hình thức thanh toán thủ công: giao nhận chứng từ trực tiếp. Theo đó, vào một khoảng thời gian quy ước trong ngày, cán bộ ngân hàng hai bên sẽ "đi bộ" qua cửa khẩu gặp nhau để chuyển giao chứng từ thanh toán.
Ví dụ, tại Móng Cái, khách hàng đến chi nhánh Incombank giao dịch từ đầu giờ làm việc buổi sáng thì phải chờ đến 3 giờ chiều (giờ Hà Nội), các giao dịch này mới được chuyển giao cho Ngân hàng Công thương Trung Quốc và ngược lại. Đến cuối ngày làm việc, các ngân hàng mới xử lý chứng từ và hạch toán Có vào tài khoản người hưởng và hôm sau, người hưởng mới được sử dụng tiền trong tài khoản của mình.
Thực tế này đã ảnh hưởng lớn đến công việc giao thương giữa khách hàng hai nước. Ông Cao Xuân Bình, Giám đốc Công ty Lương thực và Công nghệ thực phẩm Hồ Chí Minh cho biết: "Hàng năm, chúng tôi xuất khẩu khoảng 130 tỷ đồng các mặt hàng lương thực phẩm. Do giao dịch chậm trễ, đã làm mất thời gian của doanh nghiệp. Lắm khi, hàng hoá còn bị xuống cấp do không được giao nhận kịp thời". Đây là một trong những bức xúc lớn trong thanh toán biên mậu giữa hai nước lâu nay.
Sau một tháng phối hợp thử nghiệm với Ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngày 10/8/2007, Incombank Việt Nam đã giới thiệu phương pháp thanh toán Internet Banking cho hơn 100 khách hàng của mình tại cửa khẩu Móng Cái. Theo đó, khách hàng đến giao dịch xuất trình chứng từ, ngân hàng chuyển tiền sẽ khởi tạo lệnh chi của mình và truyền qua Internet cho ngân hàng thanh toán với tổng thời gian thực hiện 30 phút/giao dịch và ngay sau đó, người hưởng đã có thể nhận được tiền, khi khoản tiền đó được ghi vào tài khoản Có của mình.
Trường hợp khách hàng cần chuyển tiền gấp, ngân hàng chuyển tiền sẽ gọi điện cho ngân hàng thanh toán ngay sau khi hoàn tất việc truyền lệnh chi trên Internet, để ngân hàng thanh toán truy cập vào Internet thực hiện ngay lệnh chi.
Ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó tổng giám đốc Incombank nói: "Phương thức thức thanh toán biên mậu này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, an toàn về vốn, tránh rủi ro trong quá trình chuyển chứng từ thủ công. Đồng thời, đồng vốn được quay vòng nhanh hơn và chi phí giao dịch giảm xuống".
Ông Chu Bá Hải, Phó chủ tịch UBND thị xã Móng Cái lại cho rằng với phương thức này, địa phương sẽ không bị thất thu thuế, do kiểm soát tốt lượng tiền cũng như hợp đồng làm ăn giữa các bên qua hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, hình thức Internet Banking còn góp phần hạn chế lưu thông tiền mặt trên thị trường và nhờ đó mà giảm thiểu nạn tiền giả xâm nhập vào hệ thống lưu thông. Theo ước tính của ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh, với phương thức thanh toán này, sẽ hút giao dịch từ thị trường phi chính thức vào giao dịch chính thức qua ngân hàng và con số này sẽ được nâng từ 70% lên 90% vào cuối năm 2007.
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: nếu hệ thống truyền dẫn bị sự cố, liệu có ảnh hưởng lớn đến giao dịch không? Bà Lại Nguyệt, cán bộ phòng Internet Banking, Ngân hàng Công thương Trung Quốc khẳng định: toàn bộ phương thức thanh toán được thực hiện hoàn toàn qua đường truyền cáp quang Internet, vì thế, trục trặc rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, hai bên đã có phương án dự phòng, nhằm tránh sự cố.
Được biết, trước khi triển khai hình thức thanh toán này tại đây, Incombank đã đưa Internet Banking vào thanh toán biên mậu tại một số cửa khẩu biên giới Trung Quốc. Cùng "đua" với Incombank, dự kiến cuối 2007, Agribank cũng gấp rút triển khai Internet Banking tại Móng Cái.
Có thể còn quá sớm để nói rằng, có một "cuộc đua Internet Banking" trong thanh toán biên mậu. Tuy nhiên, ngân hàng nào chậm chân, thị phần của ngân hàng đó sẽ bị chia sẻ bởi kim ngạch hai chiều Việt- Trung đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh qua hàng năm.
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin thương mại (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam - Trung Quốc trong 2006 xấp xỉ 10 tỷ USD và dự báo đến 2010 là 15 tỷ USD. Chỉ tính riêng ở cửa khẩu Móng Cái, kim ngạch hai chiều 2006 vượt 2,1 tỷ USD, dự kiến năm 2007 sẽ lên tới 2,3 tỷ USD, tăng 9% so với 2006.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh cho biết, tại cửa khẩu Móng Cái, có tới 70% giao dịch thương mại thông qua hệ thống ngân hàng, còn 30% là giao dịch tiền mặt trên thị trường phi chính thức.
Mặc dù thanh toán biên mậu tăng trưởng nhanh qua hàng năm nhưng lâu nay, các ngân hàng lớn của nhà nước như Incombank, Vietcombank, MHB, Agribank tại khu vực biên giới Việt - Trung chỉ áp dụng hình thức thanh toán thủ công: giao nhận chứng từ trực tiếp. Theo đó, vào một khoảng thời gian quy ước trong ngày, cán bộ ngân hàng hai bên sẽ "đi bộ" qua cửa khẩu gặp nhau để chuyển giao chứng từ thanh toán.
Ví dụ, tại Móng Cái, khách hàng đến chi nhánh Incombank giao dịch từ đầu giờ làm việc buổi sáng thì phải chờ đến 3 giờ chiều (giờ Hà Nội), các giao dịch này mới được chuyển giao cho Ngân hàng Công thương Trung Quốc và ngược lại. Đến cuối ngày làm việc, các ngân hàng mới xử lý chứng từ và hạch toán Có vào tài khoản người hưởng và hôm sau, người hưởng mới được sử dụng tiền trong tài khoản của mình.
Thực tế này đã ảnh hưởng lớn đến công việc giao thương giữa khách hàng hai nước. Ông Cao Xuân Bình, Giám đốc Công ty Lương thực và Công nghệ thực phẩm Hồ Chí Minh cho biết: "Hàng năm, chúng tôi xuất khẩu khoảng 130 tỷ đồng các mặt hàng lương thực phẩm. Do giao dịch chậm trễ, đã làm mất thời gian của doanh nghiệp. Lắm khi, hàng hoá còn bị xuống cấp do không được giao nhận kịp thời". Đây là một trong những bức xúc lớn trong thanh toán biên mậu giữa hai nước lâu nay.
Sau một tháng phối hợp thử nghiệm với Ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngày 10/8/2007, Incombank Việt Nam đã giới thiệu phương pháp thanh toán Internet Banking cho hơn 100 khách hàng của mình tại cửa khẩu Móng Cái. Theo đó, khách hàng đến giao dịch xuất trình chứng từ, ngân hàng chuyển tiền sẽ khởi tạo lệnh chi của mình và truyền qua Internet cho ngân hàng thanh toán với tổng thời gian thực hiện 30 phút/giao dịch và ngay sau đó, người hưởng đã có thể nhận được tiền, khi khoản tiền đó được ghi vào tài khoản Có của mình.
Trường hợp khách hàng cần chuyển tiền gấp, ngân hàng chuyển tiền sẽ gọi điện cho ngân hàng thanh toán ngay sau khi hoàn tất việc truyền lệnh chi trên Internet, để ngân hàng thanh toán truy cập vào Internet thực hiện ngay lệnh chi.
Ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó tổng giám đốc Incombank nói: "Phương thức thức thanh toán biên mậu này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, an toàn về vốn, tránh rủi ro trong quá trình chuyển chứng từ thủ công. Đồng thời, đồng vốn được quay vòng nhanh hơn và chi phí giao dịch giảm xuống".
Ông Chu Bá Hải, Phó chủ tịch UBND thị xã Móng Cái lại cho rằng với phương thức này, địa phương sẽ không bị thất thu thuế, do kiểm soát tốt lượng tiền cũng như hợp đồng làm ăn giữa các bên qua hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, hình thức Internet Banking còn góp phần hạn chế lưu thông tiền mặt trên thị trường và nhờ đó mà giảm thiểu nạn tiền giả xâm nhập vào hệ thống lưu thông. Theo ước tính của ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh, với phương thức thanh toán này, sẽ hút giao dịch từ thị trường phi chính thức vào giao dịch chính thức qua ngân hàng và con số này sẽ được nâng từ 70% lên 90% vào cuối năm 2007.
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: nếu hệ thống truyền dẫn bị sự cố, liệu có ảnh hưởng lớn đến giao dịch không? Bà Lại Nguyệt, cán bộ phòng Internet Banking, Ngân hàng Công thương Trung Quốc khẳng định: toàn bộ phương thức thanh toán được thực hiện hoàn toàn qua đường truyền cáp quang Internet, vì thế, trục trặc rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, hai bên đã có phương án dự phòng, nhằm tránh sự cố.
Được biết, trước khi triển khai hình thức thanh toán này tại đây, Incombank đã đưa Internet Banking vào thanh toán biên mậu tại một số cửa khẩu biên giới Trung Quốc. Cùng "đua" với Incombank, dự kiến cuối 2007, Agribank cũng gấp rút triển khai Internet Banking tại Móng Cái.
Có thể còn quá sớm để nói rằng, có một "cuộc đua Internet Banking" trong thanh toán biên mậu. Tuy nhiên, ngân hàng nào chậm chân, thị phần của ngân hàng đó sẽ bị chia sẻ bởi kim ngạch hai chiều Việt- Trung đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh qua hàng năm.