Giá vàng tuần tới: “Cửa” tăng đã mở?
Phiên tăng mạnh và có phần bất ngờ diễn ra vào ngày thứ Sáu tuần này có thể đã mở ra một cánh cửa hồi phục mới cho giá vàng
Phiên tăng mạnh và có phần bất ngờ diễn ra vào ngày thứ Sáu tuần này có thể đã mở ra một cánh cửa hồi phục mới cho giá vàng. Giới quan sát đang chờ xem giá vàng sẽ diễn biến ra sao sau khi đã tái lập mốc giá 1.600 USD/oz nhờ tin tốt phát đi sau cuộc họp thượng đỉnh của châu Âu.
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá vàng giao tháng 8 trên sàn COMEX dừng ở mức 1.604,8 USD/oz, cao hơn gần 2,4% so với cuối tuần trước. Trên sàn Kitco, giá vàng giao ngay chốt tuần ở mức 1.600,1 USD/oz, tăng 1,7% trong cả tuần.
Trong số 24 ý kiến phản hồi cuộc thăm dò dự báo giá vàng tuần tới do trang tin kim loại quý Kitco News thực hiện, có 14 người dự báo giá tăng, 4 người dự báo giá giảm và 6 ý kiến dự báo giá đi ngang. Tham gia vào cuộc thăm dò hàng tuần này là các công ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch kỳ hạn, nhà quản lý quỹ, chuyên gia phân tích kỹ thuật.
Cùng với các kênh đầu tư rủi ro khác, giá vàng đã tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu. Tâm lý thận trọng trước đó của giới đầu tư toàn cầu chuyển thành lạc quan sau khi hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận hỗ trợ các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính trong khu vực.
Đồng USD, tài sản an toàn số 1 hiện nay, bị nhiều nhà đầu tư bán ra để chuyển vốn vào các kênh đầu tư rủi ro. Giá vàng vì thế đã nhận được thêm lực hỗ trợ.
Theo ông Edward Meir, chuyên gia tư vấn thị trường hàng hóa cơ bản thuộc hãng INTL FCStone, kết quả cuộc họp thượng đỉnh của EU là nguồn lực hỗ trợ mới cho vàng và các kim loại quý khác vì sau cuộc họp này, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí một số biện pháp hỗ trợ tăng trưởng. Đây có thể là một tín hiệu để thị trường kỳ vọng châu Âu sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
“Kết quả tích cực của cuộc họp này có thể có tác dụng tốt đối với giá vàng thêm một thời gian nữa, ít nhất là cho tới tháng 8, khi thị trường đòi hỏi châu Âu phải có thêm hành động… Đó chưa phải là tất cả những gì mà thị trường muốn, nhưng tôi cho là giá vàng còn tăng thêm trong tuần tới”, ông Meir phát biểu.
Tuy nhiên, ông Meir cũng cho rằng, giá vàng khó vượt khỏi vùng giá gần đây với mức hỗ trợ là 1.520 USD/oz và kháng cự là 1.640 USD/oz.
Trên phương diện kỹ thuật, chiến lược gia Charles Nedoss thuộc công ty Kingsview Financial cho rằng, nếu giá vàng đóng cửa trên mức trung bình 10 ngày là 1.589,2 USD/oz, hoặc mức trung bình 20 ngày là 1.600,7 USD/oz, hoặc mức trung bình 50 ngày là 1.604,1 USD/oz, thì đó sẽ là tín hiệu tốt cho những ai đặt cược vào sự lên giá của kim loại này.
Một số nhà quan sát có quan điểm dè dặt thì cho rằng, còn chưa rõ liệu xung lực tăng giá xuất hiện vào ngày thứ Sáu sau kết quả của cuộc họp thượng đỉnh châu Âu có thể kéo dài bao lâu.
Hiện châu Âu vẫn còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, nên sự phục hồi của các tài sản rủi ro như chứng khoán, dầu thô, thậm chí cả vàng có thể sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Thêm vào đó, đồng USD cũng có thể tăng giá trở lại và gây áp lực giảm giá đối với các loại hàng hóa cơ bản bao gồm vàng.
“Xét tới tình trạng yếu kém của nền kinh tế Eurozone và khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất trong cuộc gặp tuần tới, chúng tôi dự báo đồng Euro còn chịu áp lực giảm giá”, các nhà phân tích thuộc Brown Brothers Harriman nhận định.
Trong tuần tới, thị trường Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ Quốc khánh vào ngày thứ Tư. Bởi vậy, giá vàng có thể sẽ có một tuần biến động trong biên độ hẹp.
Ngoài cuộc họp của ECB, trong tuần tới, giới quan sát sẽ dành nhiều sự quan tâm cho dữ liệu thất nghiệp tháng 6 của Mỹ.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 của Mỹ sẽ giữ ở mức 8,2% của tháng 5, với 100.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng. Nếu con số thực tế xấu hơn mức dự báo này, thì vàng có khả năng tăng giá, vì thị trường sẽ kỳ vọng ở biện pháp kích thích tăng trưởng từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên, nếu con số thực tế đúng như hoặc tốt hơn dự báo, thì giá vàng sẽ duy trì ổn định.
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá vàng giao tháng 8 trên sàn COMEX dừng ở mức 1.604,8 USD/oz, cao hơn gần 2,4% so với cuối tuần trước. Trên sàn Kitco, giá vàng giao ngay chốt tuần ở mức 1.600,1 USD/oz, tăng 1,7% trong cả tuần.
Trong số 24 ý kiến phản hồi cuộc thăm dò dự báo giá vàng tuần tới do trang tin kim loại quý Kitco News thực hiện, có 14 người dự báo giá tăng, 4 người dự báo giá giảm và 6 ý kiến dự báo giá đi ngang. Tham gia vào cuộc thăm dò hàng tuần này là các công ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch kỳ hạn, nhà quản lý quỹ, chuyên gia phân tích kỹ thuật.
Cùng với các kênh đầu tư rủi ro khác, giá vàng đã tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu. Tâm lý thận trọng trước đó của giới đầu tư toàn cầu chuyển thành lạc quan sau khi hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận hỗ trợ các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính trong khu vực.
Đồng USD, tài sản an toàn số 1 hiện nay, bị nhiều nhà đầu tư bán ra để chuyển vốn vào các kênh đầu tư rủi ro. Giá vàng vì thế đã nhận được thêm lực hỗ trợ.
Theo ông Edward Meir, chuyên gia tư vấn thị trường hàng hóa cơ bản thuộc hãng INTL FCStone, kết quả cuộc họp thượng đỉnh của EU là nguồn lực hỗ trợ mới cho vàng và các kim loại quý khác vì sau cuộc họp này, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí một số biện pháp hỗ trợ tăng trưởng. Đây có thể là một tín hiệu để thị trường kỳ vọng châu Âu sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
“Kết quả tích cực của cuộc họp này có thể có tác dụng tốt đối với giá vàng thêm một thời gian nữa, ít nhất là cho tới tháng 8, khi thị trường đòi hỏi châu Âu phải có thêm hành động… Đó chưa phải là tất cả những gì mà thị trường muốn, nhưng tôi cho là giá vàng còn tăng thêm trong tuần tới”, ông Meir phát biểu.
Tuy nhiên, ông Meir cũng cho rằng, giá vàng khó vượt khỏi vùng giá gần đây với mức hỗ trợ là 1.520 USD/oz và kháng cự là 1.640 USD/oz.
Trên phương diện kỹ thuật, chiến lược gia Charles Nedoss thuộc công ty Kingsview Financial cho rằng, nếu giá vàng đóng cửa trên mức trung bình 10 ngày là 1.589,2 USD/oz, hoặc mức trung bình 20 ngày là 1.600,7 USD/oz, hoặc mức trung bình 50 ngày là 1.604,1 USD/oz, thì đó sẽ là tín hiệu tốt cho những ai đặt cược vào sự lên giá của kim loại này.
Một số nhà quan sát có quan điểm dè dặt thì cho rằng, còn chưa rõ liệu xung lực tăng giá xuất hiện vào ngày thứ Sáu sau kết quả của cuộc họp thượng đỉnh châu Âu có thể kéo dài bao lâu.
Hiện châu Âu vẫn còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, nên sự phục hồi của các tài sản rủi ro như chứng khoán, dầu thô, thậm chí cả vàng có thể sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Thêm vào đó, đồng USD cũng có thể tăng giá trở lại và gây áp lực giảm giá đối với các loại hàng hóa cơ bản bao gồm vàng.
“Xét tới tình trạng yếu kém của nền kinh tế Eurozone và khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất trong cuộc gặp tuần tới, chúng tôi dự báo đồng Euro còn chịu áp lực giảm giá”, các nhà phân tích thuộc Brown Brothers Harriman nhận định.
Trong tuần tới, thị trường Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ Quốc khánh vào ngày thứ Tư. Bởi vậy, giá vàng có thể sẽ có một tuần biến động trong biên độ hẹp.
Ngoài cuộc họp của ECB, trong tuần tới, giới quan sát sẽ dành nhiều sự quan tâm cho dữ liệu thất nghiệp tháng 6 của Mỹ.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 của Mỹ sẽ giữ ở mức 8,2% của tháng 5, với 100.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng. Nếu con số thực tế xấu hơn mức dự báo này, thì vàng có khả năng tăng giá, vì thị trường sẽ kỳ vọng ở biện pháp kích thích tăng trưởng từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên, nếu con số thực tế đúng như hoặc tốt hơn dự báo, thì giá vàng sẽ duy trì ổn định.