“Giảm thuế cho Dung Quất là hợp lý”
Lãnh đạo Bộ Tài chính nêu quan điểm trước đề xuất giảm thuế nhập khẩu xăng dầu của Petro Vietnam đối với lọc dầu Dung Quất
“Chúng tôi sẽ trình sửa theo hướng nhà máy Lọc dầu Dung Quất thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn theo các luật thuế, theo quy định hiện nay và bỏ cơ chế nếu thuế nhập khẩu hạ xuống dưới mức 7% thì Nhà nước bù”.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn trước kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) về đề xuất giảm thuế nhập khẩu xăng dầu cho nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngang bằng với mức thuế nhập từ Hàn Quốc.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, bắt đầu từ năm 2016, nhất là khi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, mặt hàng xăng từ mức thuế suất 20% xuống 10% tạo nên sự chênh lệch lớn giữa thuế suất thuế nhập khẩu theo mức thông thường và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo mức ưu đãi đặc biệt của các Hiệp định FTA.
“Việc đề xuất của Bình Sơn hoàn toàn cần thiết và hợp lý, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các sản phẩm từ cơ sở sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu”, Thứ trưởng Tuấn nêu quan điểm.
Đại diện Bộ Tài Chính khẳng định, việc thực hiện các chính sách vừa qua đối với Dung Quất hoàn toàn không phải ưu đãi mà là nghĩa vụ của nhà máy này đối với ngân sách Nhà nước. Do vậy, nhà sản xuất trong nước phải được bình đẳng với nhà nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Về cơ chế cấp bù tiền trong điều kiện thuế nhập khẩu thấp hơn so với thuế áp cho Dung Quất, Thứ trưởng Tuấn cho biết, sau khi Hiệp định giữa Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, Bộ Tài chính đang chờ Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực sẽ trình Chính phủ sửa cơ chế tài chính phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay và đảm bảo bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Trước đó, Petro Vietnam đã có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về việc tồn kho lớn của nhà máy Lọc dầu Dung Quất, trong đó có cảnh báo nguy cơ nhà máy phải đóng cửa do chính sách thuế bất hợp lý.
Theo Petro Vietnam, từ đầu năm 2016 thuế nhập khẩu diesel, xăng cho máy bay (Jet A1) từ các nước trong ASEAN đã giảm từ 20% về 10% trong khi Dung Quất vẫn giữ nguyên 20%.
Đồng thời, theo FTA Việt Nam - Hàn Quốc, thuế nhập khẩu xăng cũng giảm xuống 10%. Tính hết năm 2014, Dung Quất lỗ 27.600 tỷ đồng nếu không có ưu đãi và lỗ 1.048 tỷ đồng khi có ưu đãi. Hiện doanh nghiệp đang được cho phép giữ lại khoản tiền tương đương 7% giá bán đối với các sản phẩm xăng dầu.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn trước kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) về đề xuất giảm thuế nhập khẩu xăng dầu cho nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngang bằng với mức thuế nhập từ Hàn Quốc.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, bắt đầu từ năm 2016, nhất là khi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, mặt hàng xăng từ mức thuế suất 20% xuống 10% tạo nên sự chênh lệch lớn giữa thuế suất thuế nhập khẩu theo mức thông thường và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo mức ưu đãi đặc biệt của các Hiệp định FTA.
“Việc đề xuất của Bình Sơn hoàn toàn cần thiết và hợp lý, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các sản phẩm từ cơ sở sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu”, Thứ trưởng Tuấn nêu quan điểm.
Đại diện Bộ Tài Chính khẳng định, việc thực hiện các chính sách vừa qua đối với Dung Quất hoàn toàn không phải ưu đãi mà là nghĩa vụ của nhà máy này đối với ngân sách Nhà nước. Do vậy, nhà sản xuất trong nước phải được bình đẳng với nhà nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Về cơ chế cấp bù tiền trong điều kiện thuế nhập khẩu thấp hơn so với thuế áp cho Dung Quất, Thứ trưởng Tuấn cho biết, sau khi Hiệp định giữa Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, Bộ Tài chính đang chờ Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực sẽ trình Chính phủ sửa cơ chế tài chính phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay và đảm bảo bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Trước đó, Petro Vietnam đã có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về việc tồn kho lớn của nhà máy Lọc dầu Dung Quất, trong đó có cảnh báo nguy cơ nhà máy phải đóng cửa do chính sách thuế bất hợp lý.
Theo Petro Vietnam, từ đầu năm 2016 thuế nhập khẩu diesel, xăng cho máy bay (Jet A1) từ các nước trong ASEAN đã giảm từ 20% về 10% trong khi Dung Quất vẫn giữ nguyên 20%.
Đồng thời, theo FTA Việt Nam - Hàn Quốc, thuế nhập khẩu xăng cũng giảm xuống 10%. Tính hết năm 2014, Dung Quất lỗ 27.600 tỷ đồng nếu không có ưu đãi và lỗ 1.048 tỷ đồng khi có ưu đãi. Hiện doanh nghiệp đang được cho phép giữ lại khoản tiền tương đương 7% giá bán đối với các sản phẩm xăng dầu.