Kinh tế Thái Lan thoát suy thoái
Kinh tế Thái Lan đã vượt qua suy thoái khi đạt được tốc độ tăng trưởng 2,3% trong quý 2/2009 so với quý trước
Kinh tế Thái Lan đã vượt qua suy thoái khi đạt được tốc độ tăng trưởng 2,3% trong quý 2/2009 so với quý trước. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan cũng cảnh báo rằng, gần như toàn bộ sự tăng trưởng này chỉ là kết quả của hoạt động kích cầu.
Theo số liệu thống kê công bố ngày 24/8, Thái Lan - quốc gia với hoạt động xuất khẩu đóng góp khoảng 65% vào GDP - đã trở thành nền kinh tế hướng ra xuất khẩu tiếp theo của châu Á chứng kiến sự phục hồi. Trước đó, các nền kinh tế trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông đều đã thông báo về sự khởi sắc mạnh mẽ của tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, tới thời điểm này, giới quan sát vẫn giữ thái độ thận trọng về việc liệu sự phục hồi của kinh tế châu Á có thể bền vững một khi hoạt động chi tiêu của các chính phủ chững lại.
Theo Hội đồng Kinh tế và Phát triển xã hội Quốc gia Thái Lan (NESDB), cơ quan công bố số liệu về tăng trưởng GDP của nước này, so với cùng kỳ năm ngoái, GDP quý 2 của Thái Lan đã giảm 4,9%, một mức giảm khiêm tốn hơn so với mức tăng trưởng âm 7,1% trong quý 1.
“Sự tăng trưởng GDP quý 2 của Thái Lan chủ yếu là kết quả của việc Chính phủ tăng chi tiêu thêm 5,9%. Chi tiêu của các hộ gia đình và hoạt động đầu tư đã lần lượt giảm 2,3% và 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái”, báo cáo của NESDB cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng những con số này đã được cải thiện so với dữ liệu của quý 1.
Đầu năm nay, Chính phủ Thái Lan đã công bố một gói kích cầu trị giá 43 tỷ USD, thời hạn 3 năm, nhằm đưa kinh tế nước này tăng trưởng trở lại.
NESDB dự báo, GDP của Thái Lan - nền kinh tế với quy mô 261 tỷ USD, lớn thứ hai ở Đông Nam Á - năm nay sẽ tăng trưởng âm 3-3,5%, trước khi tăng trưởng 3% vào năm 2010. Ngân hàng Trung ương Thái Lan dự báo kinh tế nước này sẽ suy giảm 4,5% trong năm 2009.
Tuần trước, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nhận định, Thái Lan cần thận trọng để tránh làm gián đoạn sự phục hồi theo hình chữ V mà Chính phủ nước này kỳ vọng. Ông Abhisit cho rằng, tới lúc này, người dân Thái Lan vẫn chưa thực sự tin rằng, tình hình chính trị ở nước này đã ổn.
Hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng… của Thái Lan đã cải thiện ít nhiều trong quý 2 vừa qua. Tuy nhiên, du lịch, một lĩnh vực quan trọng của kinh tế nước này, vẫn đương đầu với nhiều thách thức.
Tỷ lệ sử dụng phòng khách sạn của nước này trong quý 2 đã giảm về mức 41,7% trong quý 2 vừa qua, từ mức 54,3% cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ đặt phòng thấp như vậy một mặt do mùa thấp điểm du lịch tại Thái Lan, nhưng mặt khác còn do suy thoái kinh tế thế giới và tình hình bất ổn chính trị tại nước này.
(Theo Financial Times, Bloomberg)
Theo số liệu thống kê công bố ngày 24/8, Thái Lan - quốc gia với hoạt động xuất khẩu đóng góp khoảng 65% vào GDP - đã trở thành nền kinh tế hướng ra xuất khẩu tiếp theo của châu Á chứng kiến sự phục hồi. Trước đó, các nền kinh tế trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông đều đã thông báo về sự khởi sắc mạnh mẽ của tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, tới thời điểm này, giới quan sát vẫn giữ thái độ thận trọng về việc liệu sự phục hồi của kinh tế châu Á có thể bền vững một khi hoạt động chi tiêu của các chính phủ chững lại.
Theo Hội đồng Kinh tế và Phát triển xã hội Quốc gia Thái Lan (NESDB), cơ quan công bố số liệu về tăng trưởng GDP của nước này, so với cùng kỳ năm ngoái, GDP quý 2 của Thái Lan đã giảm 4,9%, một mức giảm khiêm tốn hơn so với mức tăng trưởng âm 7,1% trong quý 1.
“Sự tăng trưởng GDP quý 2 của Thái Lan chủ yếu là kết quả của việc Chính phủ tăng chi tiêu thêm 5,9%. Chi tiêu của các hộ gia đình và hoạt động đầu tư đã lần lượt giảm 2,3% và 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái”, báo cáo của NESDB cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng những con số này đã được cải thiện so với dữ liệu của quý 1.
Đầu năm nay, Chính phủ Thái Lan đã công bố một gói kích cầu trị giá 43 tỷ USD, thời hạn 3 năm, nhằm đưa kinh tế nước này tăng trưởng trở lại.
NESDB dự báo, GDP của Thái Lan - nền kinh tế với quy mô 261 tỷ USD, lớn thứ hai ở Đông Nam Á - năm nay sẽ tăng trưởng âm 3-3,5%, trước khi tăng trưởng 3% vào năm 2010. Ngân hàng Trung ương Thái Lan dự báo kinh tế nước này sẽ suy giảm 4,5% trong năm 2009.
Tuần trước, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nhận định, Thái Lan cần thận trọng để tránh làm gián đoạn sự phục hồi theo hình chữ V mà Chính phủ nước này kỳ vọng. Ông Abhisit cho rằng, tới lúc này, người dân Thái Lan vẫn chưa thực sự tin rằng, tình hình chính trị ở nước này đã ổn.
Hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng… của Thái Lan đã cải thiện ít nhiều trong quý 2 vừa qua. Tuy nhiên, du lịch, một lĩnh vực quan trọng của kinh tế nước này, vẫn đương đầu với nhiều thách thức.
Tỷ lệ sử dụng phòng khách sạn của nước này trong quý 2 đã giảm về mức 41,7% trong quý 2 vừa qua, từ mức 54,3% cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ đặt phòng thấp như vậy một mặt do mùa thấp điểm du lịch tại Thái Lan, nhưng mặt khác còn do suy thoái kinh tế thế giới và tình hình bất ổn chính trị tại nước này.
(Theo Financial Times, Bloomberg)