Lãi suất USD đang tăng trở lại
Lãi suất huy động và cho vay USD của các ngân hàng thương mại đang tăng trở lại, sau khi giảm mạnh từ đầu tháng 6/2009
Lãi suất huy động và cho vay USD của các ngân hàng thương mại đang tăng trở lại, sau khi giảm mạnh từ đầu tháng 6/2009.
Cuối tháng 8 đầu tháng 9, một số ngân hàng thương mại bắt đầu tăng lãi suất huy động USD; lãi suất cho vay USD cũng tăng khá nhanh trên toàn hệ thống. Đây là một diễn biến mới sau những khó khăn kéo dài từ quý 2/2009 trong hoạt động cho vay ngoại tệ, sau khi lãi suất đã giảm mạnh từ tháng 6/2009.
Từ ngày 1/9, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) áp biểu lãi suất huy động USD mới, tăng mạnh ở các kỳ hạn dài; lãi suất cao nhất lên đến 3,5%/năm (kỳ hạn 60 tháng); mốc trên 3%/năm cũng được áp cho nhiều kỳ hạn dài thay vì phổ biến dưới 3%/năm trước đó.
Trước SeABank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cũng đã tăng lãi suất huy động USD với mức tăng 0,5%/năm đối với các kỳ hạn trên 12 tháng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng vừa có điều chỉnh, tăng lãi suất kỳ hạn từ 1 tuần đến 60 tháng với biên độ tăng từ 0,35%/năm đến 1,8%/năm.
Hiện ngoài SeABank, SCB, một số ngân hàng cổ phần khác như KienlongBank, HDBank, Maritime Bank, Southern Bank, SaigonBank, BaovietBank… cũng đang áp dụng các mức lãi suất huy động USD khá cao ở các kỳ hạn dài.
Theo báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước tuần qua, lãi suất cho vay USD cũng tăng nhẹ, chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Hiện tại lãi suất cho vay ngắn hạn bằng USD của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 3%/năm, trung và dài hạn từ 3,0 - 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng USD của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần phổ biến ở mức từ 4,5 - 7%/năm, trung và dài hạn 5,5 - 8%/năm.
Như vậy, cả lãi suất huy động và cho vay USD đã tăng khá mạnh so với thời điểm đầu tháng 6/2009, khi các nhà bằng cùng thống nhất giảm lãi suất USD để kích thích nhu cầu vay.
Cụ thể, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng 6 tháng cuối năm 2009, các ngân hàng thương mại nhà nước và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã thống nhất giảm lãi suất ngoại tệ; trong đó, lãi suất huy động bằng USD không quá 1,5%/năm, lãi suất cho vay bằng USD không quá 3%/năm và bắt đầu thực hiện từ 1/6/2009 (trước đó, lãi suất huy động USD phổ biến từ 1,8 - 2,4%/năm, lãi suất cho vay từ 6 - 7%/năm).
Tiếp đó, từ ngày 8/6/2009, thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), các ngân hàng thương mại cổ phần hội viên cũng đạt được thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động và cho vay tối đa tương ứng là 1,5%/năm và 3%/năm.
Việc thống nhất giảm lãi suất nói trên được xem là một giải pháp góp phần giải tỏa hiện tượng găm giữ ngoại tệ tại doanh nghiệp và trong dân cư, kích thích nhu cầu vay ngoại tệ tăng trở lại. Trước đó, do tỷ giá biến động mạnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khi thu USD về không chịu bán lại cho ngân hàng; nhu cầu vay cũng “đóng băng” do lo ngại rủi ro tỷ giá bên cạnh một số nguyên nhân khác…
Đến thời điểm này, theo đánh giá của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cũng như một số chuyên gia tài chính trong các bình luận mới đây, việc giảm mạnh lãi suất huy động và cho vay USD từ đầu tháng 6/2009 nói trên đã có tác động tích cực. Người dân và doanh nghiệp đã bắt đầu bán ra USD, chuyển sang VND để có lãi suất cao hơn; tỷ giá khá ổn định thời gian qua và lãi suất thấp cũng kích thích nhu cầu vay ngoại tệ tăng trở lại.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tháng 8, hệ thống ngân hàng đã bắt đầu mua ròng USD khá lớn từ các doanh nghiệp; dư nợ cho vay ngoại tệ sau khi giảm tới 9,55% trong 5 tháng đầu năm so với cuối 2008 cũng đã bắt đầu tăng trở lại, đến tháng 7 chỉ còn giảm 2,32% và dự báo sẽ tiếp tục cải thiện trong tháng 8.
Và nay, khi nhu cầu vay ngoại tệ tăng lên, tỷ giá được giữ ổn định, các ngân hàng thương mại bắt đầu tăng lãi suất trở lại.
Cuối tháng 8 đầu tháng 9, một số ngân hàng thương mại bắt đầu tăng lãi suất huy động USD; lãi suất cho vay USD cũng tăng khá nhanh trên toàn hệ thống. Đây là một diễn biến mới sau những khó khăn kéo dài từ quý 2/2009 trong hoạt động cho vay ngoại tệ, sau khi lãi suất đã giảm mạnh từ tháng 6/2009.
Từ ngày 1/9, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) áp biểu lãi suất huy động USD mới, tăng mạnh ở các kỳ hạn dài; lãi suất cao nhất lên đến 3,5%/năm (kỳ hạn 60 tháng); mốc trên 3%/năm cũng được áp cho nhiều kỳ hạn dài thay vì phổ biến dưới 3%/năm trước đó.
Trước SeABank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cũng đã tăng lãi suất huy động USD với mức tăng 0,5%/năm đối với các kỳ hạn trên 12 tháng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng vừa có điều chỉnh, tăng lãi suất kỳ hạn từ 1 tuần đến 60 tháng với biên độ tăng từ 0,35%/năm đến 1,8%/năm.
Hiện ngoài SeABank, SCB, một số ngân hàng cổ phần khác như KienlongBank, HDBank, Maritime Bank, Southern Bank, SaigonBank, BaovietBank… cũng đang áp dụng các mức lãi suất huy động USD khá cao ở các kỳ hạn dài.
Theo báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước tuần qua, lãi suất cho vay USD cũng tăng nhẹ, chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Hiện tại lãi suất cho vay ngắn hạn bằng USD của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 3%/năm, trung và dài hạn từ 3,0 - 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng USD của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần phổ biến ở mức từ 4,5 - 7%/năm, trung và dài hạn 5,5 - 8%/năm.
Như vậy, cả lãi suất huy động và cho vay USD đã tăng khá mạnh so với thời điểm đầu tháng 6/2009, khi các nhà bằng cùng thống nhất giảm lãi suất USD để kích thích nhu cầu vay.
Cụ thể, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng 6 tháng cuối năm 2009, các ngân hàng thương mại nhà nước và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã thống nhất giảm lãi suất ngoại tệ; trong đó, lãi suất huy động bằng USD không quá 1,5%/năm, lãi suất cho vay bằng USD không quá 3%/năm và bắt đầu thực hiện từ 1/6/2009 (trước đó, lãi suất huy động USD phổ biến từ 1,8 - 2,4%/năm, lãi suất cho vay từ 6 - 7%/năm).
Tiếp đó, từ ngày 8/6/2009, thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), các ngân hàng thương mại cổ phần hội viên cũng đạt được thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động và cho vay tối đa tương ứng là 1,5%/năm và 3%/năm.
Việc thống nhất giảm lãi suất nói trên được xem là một giải pháp góp phần giải tỏa hiện tượng găm giữ ngoại tệ tại doanh nghiệp và trong dân cư, kích thích nhu cầu vay ngoại tệ tăng trở lại. Trước đó, do tỷ giá biến động mạnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khi thu USD về không chịu bán lại cho ngân hàng; nhu cầu vay cũng “đóng băng” do lo ngại rủi ro tỷ giá bên cạnh một số nguyên nhân khác…
Đến thời điểm này, theo đánh giá của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cũng như một số chuyên gia tài chính trong các bình luận mới đây, việc giảm mạnh lãi suất huy động và cho vay USD từ đầu tháng 6/2009 nói trên đã có tác động tích cực. Người dân và doanh nghiệp đã bắt đầu bán ra USD, chuyển sang VND để có lãi suất cao hơn; tỷ giá khá ổn định thời gian qua và lãi suất thấp cũng kích thích nhu cầu vay ngoại tệ tăng trở lại.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tháng 8, hệ thống ngân hàng đã bắt đầu mua ròng USD khá lớn từ các doanh nghiệp; dư nợ cho vay ngoại tệ sau khi giảm tới 9,55% trong 5 tháng đầu năm so với cuối 2008 cũng đã bắt đầu tăng trở lại, đến tháng 7 chỉ còn giảm 2,32% và dự báo sẽ tiếp tục cải thiện trong tháng 8.
Và nay, khi nhu cầu vay ngoại tệ tăng lên, tỷ giá được giữ ổn định, các ngân hàng thương mại bắt đầu tăng lãi suất trở lại.