Lãi suất vào khuôn khổ, doanh nghiệp dễ vay hơn?
Sau quyết định “thả nổi” lãi suất liên ngân hàng, liệu lãi suất có hạ xuống và doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn?
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước quyết định không "thả nổi" lãi suất thị trường liên ngân hàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Sau động thái này, liệu thị trường lãi suất có hạ xuống và doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn?
Ngày 19/8/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 7585/NHNN-CSTT, hướng dẫn áp dụng lãi suất vay vốn bằng VND giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2).
Theo văn bản này, kể từ 19/8, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng VND với nhau trên thị trường 2 không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.
Lý giải việc ban hành quyết định này, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quyết định như vậy chính là quy định của Bộ luật Dân sự, Luật ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008.
Theo đó, lãi suất thị trường liên ngân hàng cũng là loại lãi suất trong khuôn khổ điều chỉnh của bộ Luật dân sự, vì thế cần phải thực hiện theo quy định chung.
Lý do chưa đưa loại lãi suất này vào một thời điểm với các loại lãi suất huy động và cho vay theo quyết định 16 là bởi Ngân hàng Nhà nước cần phải có những cân nhắc cần thiết sau khi trao đổi với các ngân hàng thương mại cũng như tham khảo các ý kiến liên quan.
"Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước muốn điều hành thị trường, điều hành hệ thống theo lãi suất cơ bản, phản ánh đúng lãi suất thị trường và cố gắng đưa lãi suất này trở thành lãi suất định hướng để các ngân hàng thương mại huy động hay cho vay", ông Tiến nói.
Một câu hỏi được đặt ra là quyết định này của Ngân hàng Nhà nước liệu có xung đột với lợi ích của một số ngân hàng thương mại vẫn cho vay trên thị trường liên ngân hàng?
Thực tế lâu nay, lãi suất thị trường liên ngân hàng thỉnh thoảng xuất hiện những đợt biến động khá lớn mà điển hình là vào tháng 11/2007, sau "cú" di chuyển vốn khoảng 7.000 tỷ đồng từ các tập đoàn và tổng công ty, đã gây thiếu hụt vốn tạm thời trong các ngân hàng. Sự thiếu hụt này đẩy lãi suất liên ngân hàng vọt lên cao sau một thời gian dài khá ổn định.
Cũng từ đó đến nay, lãi suất thị trường liên ngân hàng không ít lần lặp lại chu kỳ sốt lạnh với những thời điểm vượt quá 40%/năm. Sự thất thường trên thị trường liên ngân hàng cho thấy cung cầu vốn có vấn đề và đó là mảnh đất khá mầu mỡ cho những ngân hàng chuyên cho vay trên thị trường này.
Dĩ nhiên, với quyết định khống chế nói trên, lợi ích của các ngân hàng này đã bị giảm đáng kể và họ không mặn mà chút nào. Đó không phải là suy diễn bởi trước khi ban hành quyết định này ít ngày, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành họp với thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Tại đây, đại diện nhiều tổ chức tín dụng kiến nghị: "Lãi suất thị trường liên ngân hàng không nên điều chỉnh bởi Quyết định số 16 mà để lãi suất liên ngân hàng hình thành trên quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, tạo ra một thước đo thị trường làm căn cứ cho cơ quan quản lý Nhà nước đề ra chính sách và các giải pháp để xử lý kịp thời, nhằm giữ ổn định lãi suất thị trường liên ngân hàng và hỗ trợ để ổn định lãi suất huy động vốn trên thị trường".
Lý giải khúc mắc này, ông Nguyễn Đồng Tiến cho rằng, vài tháng trở lại đây, lãi suất thị trường liên ngân hàng đã đi vào ổn định và chưa có một tổ chức nào cho vay vượt quá mức khống chế 21%/năm. Bởi thế, điều đó không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các ngân hàng chuyên cho vay trên thị trường liên ngân hàng.
Đồng tình với ông Tiến, ông Trương Đình Song, Trưởng ban Pháp luật của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho rằng, mặc dù những ngân hàng cho vay trên thị trường liên ngân hàng có thể bị ảnh hưởng lợi nhuận nhưng nhìn tổng thể thì cả hệ thống cũng như doanh nghiệp vay vốn sẽ được lợi.
"Nếu để tự do sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của cả hệ thống vì những ngân hàng lớn tha hồ kinh doanh trên lưng ngân hàng nhỏ", Ông Song nói.
Vậy còn đối với doanh nghiệp vay vốn thì có nhờ đó mà tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng dễ dàng và chi phí rẻ hơn?
Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank phân tích: thị trường liên ngân hàng là nơi để các ngân hàng thương mại gửi tiền dư thừa qua ngày, qua tuần để hỗ trợ nhu cầu vốn tức thời của các ngân hàng thương mại khác. Dĩ nhiên, khi đưa lãi suất liên ngân hàng xuống tối đa còn 21% thì các ngân hàng đi vay có lợi và hơi thiệt thòi cho những đơn vị dư thừa vốn nhưng với quyết định này, sẽ tạo biên độ trên thị trường liên ngân hàng này giảm xuống, qua đó lãi suất trên thị trường sẽ giảm và doanh nghiệp được tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Như vậy, lãi suất trên thị trường hiện nay có chiều hướng giảm nhưng các ngân hàng thương mại vẫn "nghe ngóng" và chưa chịu hạ thì hiện tại, thêm một tác động đưa lãi suất thị trường liên ngân hàng vào khuôn khổ, sẽ góp phần tạo lực ép để hạ thị trường lãi suất xuống.
Và cùng với đó là một tác động kép đưa vốn vào khu vực sản xuất trực tiếp tạo ra hàng hóa như phân tích của ông Nguyễn Đồng Tiến: "Một thực tế là những ngân hàng nào có tỷ lệ vốn huy động hay cho vay tại thị trường này cao thì những ngân hàng đó đầy rủi ro. Họ phải nhìn thấy xu hướng này và chỉ tập trung vào nền kinh tế chứ không nên vay mượn lẫn nhau".
Ngày 19/8/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 7585/NHNN-CSTT, hướng dẫn áp dụng lãi suất vay vốn bằng VND giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2).
Theo văn bản này, kể từ 19/8, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng VND với nhau trên thị trường 2 không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.
Lý giải việc ban hành quyết định này, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quyết định như vậy chính là quy định của Bộ luật Dân sự, Luật ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008.
Theo đó, lãi suất thị trường liên ngân hàng cũng là loại lãi suất trong khuôn khổ điều chỉnh của bộ Luật dân sự, vì thế cần phải thực hiện theo quy định chung.
Lý do chưa đưa loại lãi suất này vào một thời điểm với các loại lãi suất huy động và cho vay theo quyết định 16 là bởi Ngân hàng Nhà nước cần phải có những cân nhắc cần thiết sau khi trao đổi với các ngân hàng thương mại cũng như tham khảo các ý kiến liên quan.
"Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước muốn điều hành thị trường, điều hành hệ thống theo lãi suất cơ bản, phản ánh đúng lãi suất thị trường và cố gắng đưa lãi suất này trở thành lãi suất định hướng để các ngân hàng thương mại huy động hay cho vay", ông Tiến nói.
Một câu hỏi được đặt ra là quyết định này của Ngân hàng Nhà nước liệu có xung đột với lợi ích của một số ngân hàng thương mại vẫn cho vay trên thị trường liên ngân hàng?
Thực tế lâu nay, lãi suất thị trường liên ngân hàng thỉnh thoảng xuất hiện những đợt biến động khá lớn mà điển hình là vào tháng 11/2007, sau "cú" di chuyển vốn khoảng 7.000 tỷ đồng từ các tập đoàn và tổng công ty, đã gây thiếu hụt vốn tạm thời trong các ngân hàng. Sự thiếu hụt này đẩy lãi suất liên ngân hàng vọt lên cao sau một thời gian dài khá ổn định.
Cũng từ đó đến nay, lãi suất thị trường liên ngân hàng không ít lần lặp lại chu kỳ sốt lạnh với những thời điểm vượt quá 40%/năm. Sự thất thường trên thị trường liên ngân hàng cho thấy cung cầu vốn có vấn đề và đó là mảnh đất khá mầu mỡ cho những ngân hàng chuyên cho vay trên thị trường này.
Dĩ nhiên, với quyết định khống chế nói trên, lợi ích của các ngân hàng này đã bị giảm đáng kể và họ không mặn mà chút nào. Đó không phải là suy diễn bởi trước khi ban hành quyết định này ít ngày, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành họp với thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Tại đây, đại diện nhiều tổ chức tín dụng kiến nghị: "Lãi suất thị trường liên ngân hàng không nên điều chỉnh bởi Quyết định số 16 mà để lãi suất liên ngân hàng hình thành trên quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, tạo ra một thước đo thị trường làm căn cứ cho cơ quan quản lý Nhà nước đề ra chính sách và các giải pháp để xử lý kịp thời, nhằm giữ ổn định lãi suất thị trường liên ngân hàng và hỗ trợ để ổn định lãi suất huy động vốn trên thị trường".
Lý giải khúc mắc này, ông Nguyễn Đồng Tiến cho rằng, vài tháng trở lại đây, lãi suất thị trường liên ngân hàng đã đi vào ổn định và chưa có một tổ chức nào cho vay vượt quá mức khống chế 21%/năm. Bởi thế, điều đó không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các ngân hàng chuyên cho vay trên thị trường liên ngân hàng.
Đồng tình với ông Tiến, ông Trương Đình Song, Trưởng ban Pháp luật của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho rằng, mặc dù những ngân hàng cho vay trên thị trường liên ngân hàng có thể bị ảnh hưởng lợi nhuận nhưng nhìn tổng thể thì cả hệ thống cũng như doanh nghiệp vay vốn sẽ được lợi.
"Nếu để tự do sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của cả hệ thống vì những ngân hàng lớn tha hồ kinh doanh trên lưng ngân hàng nhỏ", Ông Song nói.
Vậy còn đối với doanh nghiệp vay vốn thì có nhờ đó mà tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng dễ dàng và chi phí rẻ hơn?
Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank phân tích: thị trường liên ngân hàng là nơi để các ngân hàng thương mại gửi tiền dư thừa qua ngày, qua tuần để hỗ trợ nhu cầu vốn tức thời của các ngân hàng thương mại khác. Dĩ nhiên, khi đưa lãi suất liên ngân hàng xuống tối đa còn 21% thì các ngân hàng đi vay có lợi và hơi thiệt thòi cho những đơn vị dư thừa vốn nhưng với quyết định này, sẽ tạo biên độ trên thị trường liên ngân hàng này giảm xuống, qua đó lãi suất trên thị trường sẽ giảm và doanh nghiệp được tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Như vậy, lãi suất trên thị trường hiện nay có chiều hướng giảm nhưng các ngân hàng thương mại vẫn "nghe ngóng" và chưa chịu hạ thì hiện tại, thêm một tác động đưa lãi suất thị trường liên ngân hàng vào khuôn khổ, sẽ góp phần tạo lực ép để hạ thị trường lãi suất xuống.
Và cùng với đó là một tác động kép đưa vốn vào khu vực sản xuất trực tiếp tạo ra hàng hóa như phân tích của ông Nguyễn Đồng Tiến: "Một thực tế là những ngân hàng nào có tỷ lệ vốn huy động hay cho vay tại thị trường này cao thì những ngân hàng đó đầy rủi ro. Họ phải nhìn thấy xu hướng này và chỉ tập trung vào nền kinh tế chứ không nên vay mượn lẫn nhau".