Luật Biểu tình: Chỉ lùi, không rút?
Cơ quan soạn thảo xin rút dự án Luật Biểu tình khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Theo quyết định của Quốc hội, tại chương trình của kỳ họp Quốc hội thứ 9 vào tháng 5/2015, dự án Luật Biểu tình sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tháng 12 vừa qua, Văn phòng Quốc hội cũng đã dự kiến thời gian thảo luận dự án luật này ở tổ là nửa buổi và ở hội trường là nửa ngày.
Dự án Luật Biểu tình sẽ được trình Chính phủ xem xét trước khi trình Quốc hội, theo đúng quy trình.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tại phiên họp thường kỳ ngày 30/12, cơ quan soạn thảo đã xin rút dự án Luật Biểu tình khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, do biểu tình là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp nên cần có thêm thời gian để khảo sát, tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
Song, chủ trì phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Công an - cơ quan chủ trì soạn thảo luật - cần nghiên cứu kỹ và chỉ xin lùi thời điểm trình dự án luật, bởi việc xây dựng luật này đã được Bộ Chính trị và Quốc hội quyết định.
Theo người đứng đầu Chính phủ, Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình và quyền này do luật quy định, nhưng hiện mới chỉ có nghị định của Chính phủ quy định. Bởi vậy việc xin rút dự án Luật Biểu tình ra khỏi chương trình phải có đủ lý lẽ thuyết phục và phải có đủ cơ sở.
Như vậy, rất có thể đến cuối 2015 Luật Biểu tình vẫn chưa thể được ban hành, dù đề nghị cần thiết phải xây dựng luật này được Thủ tướng đưa ra từ tháng 9/2011.
Sau đó, trả lời chất vấn về cơ sở đề nghị có Luật Biểu tình tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011, Thủ tướng nêu thực tế có nhiều cuộc tụ tập của đồng bào để bày tỏ ý kiến nguyện vọng với chính quyền, nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý vấn đề này, nên khó cho dân và khó cho cả chính quyền, nảy sinh lúng túng trong quản lý, và từ đó xuất hiện biểu hiện lợi dụng kích động xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
Tiếp đến, giữa năm 2012, tại báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ thêm một lần đề nghị sớm có Luật Biểu tình.
Liên tiếp nhiều phiên thảo luận về chương trình xây dựng, luật pháp lệnh, không ít vị đại biểu Quốc hội cũng cho rằng xây dựng Luật Biểu tình là yêu cầu cấp bách.
“Quốc hội khóa 13 sẽ rất vinh dự là Quốc hội trả nợ được nhân dân Luật Biểu tình, mà 12 khóa Quốc hội trước đây chưa có điều kiện thực hiện”, đại biểu Lê Nam phát biểu như vậy tại kỳ họp thứ 7 (giữa năm 2014) của Quốc hội.
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tháng 12 vừa qua, Văn phòng Quốc hội cũng đã dự kiến thời gian thảo luận dự án luật này ở tổ là nửa buổi và ở hội trường là nửa ngày.
Dự án Luật Biểu tình sẽ được trình Chính phủ xem xét trước khi trình Quốc hội, theo đúng quy trình.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tại phiên họp thường kỳ ngày 30/12, cơ quan soạn thảo đã xin rút dự án Luật Biểu tình khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, do biểu tình là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp nên cần có thêm thời gian để khảo sát, tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
Song, chủ trì phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Công an - cơ quan chủ trì soạn thảo luật - cần nghiên cứu kỹ và chỉ xin lùi thời điểm trình dự án luật, bởi việc xây dựng luật này đã được Bộ Chính trị và Quốc hội quyết định.
Theo người đứng đầu Chính phủ, Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình và quyền này do luật quy định, nhưng hiện mới chỉ có nghị định của Chính phủ quy định. Bởi vậy việc xin rút dự án Luật Biểu tình ra khỏi chương trình phải có đủ lý lẽ thuyết phục và phải có đủ cơ sở.
Như vậy, rất có thể đến cuối 2015 Luật Biểu tình vẫn chưa thể được ban hành, dù đề nghị cần thiết phải xây dựng luật này được Thủ tướng đưa ra từ tháng 9/2011.
Sau đó, trả lời chất vấn về cơ sở đề nghị có Luật Biểu tình tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011, Thủ tướng nêu thực tế có nhiều cuộc tụ tập của đồng bào để bày tỏ ý kiến nguyện vọng với chính quyền, nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý vấn đề này, nên khó cho dân và khó cho cả chính quyền, nảy sinh lúng túng trong quản lý, và từ đó xuất hiện biểu hiện lợi dụng kích động xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
Tiếp đến, giữa năm 2012, tại báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ thêm một lần đề nghị sớm có Luật Biểu tình.
Liên tiếp nhiều phiên thảo luận về chương trình xây dựng, luật pháp lệnh, không ít vị đại biểu Quốc hội cũng cho rằng xây dựng Luật Biểu tình là yêu cầu cấp bách.
“Quốc hội khóa 13 sẽ rất vinh dự là Quốc hội trả nợ được nhân dân Luật Biểu tình, mà 12 khóa Quốc hội trước đây chưa có điều kiện thực hiện”, đại biểu Lê Nam phát biểu như vậy tại kỳ họp thứ 7 (giữa năm 2014) của Quốc hội.