Mỹ đã góp phần tạo ra IS như thế nào?
Sai lầm trong quá khứ đã tạo ra những hậu quả tồi tệ cho hiện tại
Trong chiến dịch chạy đua cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, khi em trai cựu Tổng thống Mỹ George Bush, ông Jeb Bush đang phát biểu hùng hồn về việc sẽ đưa ra chính sách gì khi thắng cử, thì đột nhiên một phụ nữ trẻ lớn tiếng cắt lời: “Chính anh trai ông đã tạo ra IS”.
Việc Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003 không tạo ra tổ chức phiến quân tự phong Nhà nước Hồi giáo (IS), nhưng chính sách mà Mỹ áp dụng sau khi chiếm được Iraq đã góp phần tạo ra tổ chức này, đó là nội dung của bài bình luận về nguồn gốc của IS trên tờ Washington Post mới đây.
Sau khi chiếm Iraq và lật đổ chính quyền Saddam Hussein năm 2003, phía Mỹ đã giải tán luôn đảng Baath của ông này. Tiếp đó, Tổng thống George Bush bắt đầu một thời kỳ đẩy người Hồi giáo dòng Sunni vào “chân tường”.
Với quan điểm cho rằng phần lớn người Hồi giáo dòng Sunni tại Iraq ủng hộ chính quyền cũ của Saddam Hussein, Mỹ lập nên chính quyền mới với hầu hết người Hồi giáo dòng Shiite.
Khoảng hơn 100 nghìn người Hồi giáo dòng Sunni đã bị sa thải khỏi bộ máy chính quyền. Tại Iraq lúc đó không hề có bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào, chính vì vậy điều đó đồng nghĩa với việc người Hồi giáo dòng Sunni bị mất việc hàng loạt, cuộc sống vô cùng khó khăn.
Trong khi đó, người Hồi giáo dòng Shiite không hề hấn gì, và thậm chí họ còn được hưởng ngày một nhiều đặc quyền đặc lợi hơn.
Cách điều hành chính quyền Iraq thời hậu Saddam Hussein như trên đã tạo ra nhiều phe phái trong nội bộ Iraq, và đẩy đất nước này lún sâu hơn vào tình trạng chia rẽ. Thế nhưng không nhiều người Mỹ không thể (hoặc không muốn) thừa nhận điều này.
Trên phương diện kinh tế, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Bush, ông Paul Bremer, người đứng đầu các lực lượng của Mỹ tại Iraq đã tiến hành giải tán phần lớn các nhà máy tại Iraq. Kinh tế của Iraq vì vậy trở nên cực kỳ khó khăn.
Sau đó, Paul Bremer cũng giải tán luôn cả lực lượng quân đội Iraq, đẩy hàng chục ngàn binh sỹ ra đường, không một xu trợ cấp hay lương hưu.
Người ta từng ví von rằng trong thời Trung cổ, châu Âu khốn khổ với bệnh dịch hạch như thế nào thì ở thời điểm đó, Iraq cùng cực với nạn thất nghiệp y như thế.
Thế nhưng đáng chú ý là hầu như chỉ có người Hồi giáo dòng Sunni bị mất việc làm. Tỷ lệ mù chữ trong cộng đồng Hồi giáo Sunni lên tới 70%. Và sau này chính tại những vùng đó là nơi tập trung của những kẻ Hồi giáo cực đoan.
Ngược lại với tình cảnh khốn khổ của người Hồi giáo dòng Sunni, người Hồi giáo dòng Shiite giữ những chức vụ cao nhất trong chính phủ mới. Tổng thống Bush đã đi ngược lại những gì mà Nelson Mandela đã làm để thống nhất Nam Phi trước đây. Và tất nhiên họ đang nhận lại những gì mà họ đã cho đi.
Việc người Mỹ đối xử với người Hồi giáo dòng Sunni tồi tệ đã khiến nhiều người trong số họ trở thành chiến binh thánh chiến chống Mỹ. Tại các tỉnh có nhiều người Hồi giáo Sunni ở Iraq, từ thời điểm đó, đã có ít nhất 50 nhóm nổi dậy được hình thành.
Lãnh đạo của những nhóm này, hoặc là thành viên của al-Qaeda, hoặc là những sĩ quan trong quân đội cũ của chính quyền Saddam Hussein, những người biết rõ kho vũ khí còn sót lại vốn có quy mô rất lớn đang nằm ở chỗ nào.
Và hiện tại, trong bộ máy IS, nhiều lãnh đạo trong nhóm này cũng từng là quan chức trong quân đội của Saddam Hussein trước đây.
Năm 2011, tại Iraq từng có nhiều cuộc biểu tình chống chính quyền, nhưng tất cả đã bị đàn áp mạnh tay. Mệt mỏi và chán nản vì bị phân biệt đối xử, người Hồi giáo Sunni tại nước này vì vậy hiểu rằng họ không có cơ hội nào để có cải tổ hệ thống chính trị hay có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Các phong trào nổi dậy vì thế càng có lý do để tiếp diễn. Sau khi chiếm được tỉnh al-Raqqa (sau này là thành trì của IS) vào năm 2013, đến năm 2014, IS bắt đầu cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ của những người Hồi giáo Sunni giàu có tại nhiều vùng của Iraq, ví như Mosul.
Tháng 6/2014, thế giới đã choáng váng khi người Hồi giáo Sunni tại Mosul chống lại quân đội chính phủ Iraq. Đám đông người nổi dậy đã tấn công cảnh sát và quân đội để dọn đường cho chiến binh IS từ Syria tiến vào Mosul.
Trên thực tế, lẽ ra quân đội của chính quyền Iraq đã có thể giữ được Mosul. Tuy nhiên họ đã bỏ chạy và để Mosul rơi vào tay IS. Từ bàn đạp này, IS đã mở rộng được vùng chiếm đóng lãnh thổ lên đến 40% tổng diện tích của Iraq (tuy nhiên chỉ là nơi sống của khoảng 10% dân số).
Nếu Mỹ quyết diệt tận gốc al-Qaeda tại Afghanistan thay cho việc chiến đấu nửa chừng và dồn sức sang Iraq, hẳn tổ chức này đã bị tiêu diệt vào năm 2001 hoặc 2002. Nếu chính quyền Bush không cố tình gây chia rẽ Iraq bằng cách đẩy người Hồi giáo Sunni - đặc biệt là các quan chức chính phủ cũ - vào “ngõ cụt”, thảm kịch có lẽ đã khó xảy ra.
Nếu không có kế hoạch tổ chức, nguồn tài chính dồi dào và sự tham gia của những cựu sỹ quan dày dạn kinh nghiệm, chắc chắn IS không thể phát triển thành một tổ chức khủng bố quy mô lớn và cấu trúc chặt chẽ như hiện tại.
Và cũng chắc chắn không thể có những dòng luân chuyển vũ khí và tiền bạc liên biên giới tinh vi, khiến phương Tây khó kiểm soát.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể cắt nghĩa được lý do tại sao chính quyền của cựu Tổng thống Bush lại chọn giải pháp chia rẽ thay cho sự đoàn kết dân tộc tại Iraq như mô hình Nam Phi. Sai lầm trong quá khứ đã tạo ra những hậu quả tồi tệ cho hiện tại.
Việc Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003 không tạo ra tổ chức phiến quân tự phong Nhà nước Hồi giáo (IS), nhưng chính sách mà Mỹ áp dụng sau khi chiếm được Iraq đã góp phần tạo ra tổ chức này, đó là nội dung của bài bình luận về nguồn gốc của IS trên tờ Washington Post mới đây.
Sau khi chiếm Iraq và lật đổ chính quyền Saddam Hussein năm 2003, phía Mỹ đã giải tán luôn đảng Baath của ông này. Tiếp đó, Tổng thống George Bush bắt đầu một thời kỳ đẩy người Hồi giáo dòng Sunni vào “chân tường”.
Với quan điểm cho rằng phần lớn người Hồi giáo dòng Sunni tại Iraq ủng hộ chính quyền cũ của Saddam Hussein, Mỹ lập nên chính quyền mới với hầu hết người Hồi giáo dòng Shiite.
Khoảng hơn 100 nghìn người Hồi giáo dòng Sunni đã bị sa thải khỏi bộ máy chính quyền. Tại Iraq lúc đó không hề có bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào, chính vì vậy điều đó đồng nghĩa với việc người Hồi giáo dòng Sunni bị mất việc hàng loạt, cuộc sống vô cùng khó khăn.
Trong khi đó, người Hồi giáo dòng Shiite không hề hấn gì, và thậm chí họ còn được hưởng ngày một nhiều đặc quyền đặc lợi hơn.
Cách điều hành chính quyền Iraq thời hậu Saddam Hussein như trên đã tạo ra nhiều phe phái trong nội bộ Iraq, và đẩy đất nước này lún sâu hơn vào tình trạng chia rẽ. Thế nhưng không nhiều người Mỹ không thể (hoặc không muốn) thừa nhận điều này.
Trên phương diện kinh tế, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Bush, ông Paul Bremer, người đứng đầu các lực lượng của Mỹ tại Iraq đã tiến hành giải tán phần lớn các nhà máy tại Iraq. Kinh tế của Iraq vì vậy trở nên cực kỳ khó khăn.
Sau đó, Paul Bremer cũng giải tán luôn cả lực lượng quân đội Iraq, đẩy hàng chục ngàn binh sỹ ra đường, không một xu trợ cấp hay lương hưu.
Người ta từng ví von rằng trong thời Trung cổ, châu Âu khốn khổ với bệnh dịch hạch như thế nào thì ở thời điểm đó, Iraq cùng cực với nạn thất nghiệp y như thế.
Thế nhưng đáng chú ý là hầu như chỉ có người Hồi giáo dòng Sunni bị mất việc làm. Tỷ lệ mù chữ trong cộng đồng Hồi giáo Sunni lên tới 70%. Và sau này chính tại những vùng đó là nơi tập trung của những kẻ Hồi giáo cực đoan.
Ngược lại với tình cảnh khốn khổ của người Hồi giáo dòng Sunni, người Hồi giáo dòng Shiite giữ những chức vụ cao nhất trong chính phủ mới. Tổng thống Bush đã đi ngược lại những gì mà Nelson Mandela đã làm để thống nhất Nam Phi trước đây. Và tất nhiên họ đang nhận lại những gì mà họ đã cho đi.
Việc người Mỹ đối xử với người Hồi giáo dòng Sunni tồi tệ đã khiến nhiều người trong số họ trở thành chiến binh thánh chiến chống Mỹ. Tại các tỉnh có nhiều người Hồi giáo Sunni ở Iraq, từ thời điểm đó, đã có ít nhất 50 nhóm nổi dậy được hình thành.
Lãnh đạo của những nhóm này, hoặc là thành viên của al-Qaeda, hoặc là những sĩ quan trong quân đội cũ của chính quyền Saddam Hussein, những người biết rõ kho vũ khí còn sót lại vốn có quy mô rất lớn đang nằm ở chỗ nào.
Và hiện tại, trong bộ máy IS, nhiều lãnh đạo trong nhóm này cũng từng là quan chức trong quân đội của Saddam Hussein trước đây.
Năm 2011, tại Iraq từng có nhiều cuộc biểu tình chống chính quyền, nhưng tất cả đã bị đàn áp mạnh tay. Mệt mỏi và chán nản vì bị phân biệt đối xử, người Hồi giáo Sunni tại nước này vì vậy hiểu rằng họ không có cơ hội nào để có cải tổ hệ thống chính trị hay có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Các phong trào nổi dậy vì thế càng có lý do để tiếp diễn. Sau khi chiếm được tỉnh al-Raqqa (sau này là thành trì của IS) vào năm 2013, đến năm 2014, IS bắt đầu cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ của những người Hồi giáo Sunni giàu có tại nhiều vùng của Iraq, ví như Mosul.
Tháng 6/2014, thế giới đã choáng váng khi người Hồi giáo Sunni tại Mosul chống lại quân đội chính phủ Iraq. Đám đông người nổi dậy đã tấn công cảnh sát và quân đội để dọn đường cho chiến binh IS từ Syria tiến vào Mosul.
Trên thực tế, lẽ ra quân đội của chính quyền Iraq đã có thể giữ được Mosul. Tuy nhiên họ đã bỏ chạy và để Mosul rơi vào tay IS. Từ bàn đạp này, IS đã mở rộng được vùng chiếm đóng lãnh thổ lên đến 40% tổng diện tích của Iraq (tuy nhiên chỉ là nơi sống của khoảng 10% dân số).
Nếu Mỹ quyết diệt tận gốc al-Qaeda tại Afghanistan thay cho việc chiến đấu nửa chừng và dồn sức sang Iraq, hẳn tổ chức này đã bị tiêu diệt vào năm 2001 hoặc 2002. Nếu chính quyền Bush không cố tình gây chia rẽ Iraq bằng cách đẩy người Hồi giáo Sunni - đặc biệt là các quan chức chính phủ cũ - vào “ngõ cụt”, thảm kịch có lẽ đã khó xảy ra.
Nếu không có kế hoạch tổ chức, nguồn tài chính dồi dào và sự tham gia của những cựu sỹ quan dày dạn kinh nghiệm, chắc chắn IS không thể phát triển thành một tổ chức khủng bố quy mô lớn và cấu trúc chặt chẽ như hiện tại.
Và cũng chắc chắn không thể có những dòng luân chuyển vũ khí và tiền bạc liên biên giới tinh vi, khiến phương Tây khó kiểm soát.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể cắt nghĩa được lý do tại sao chính quyền của cựu Tổng thống Bush lại chọn giải pháp chia rẽ thay cho sự đoàn kết dân tộc tại Iraq như mô hình Nam Phi. Sai lầm trong quá khứ đã tạo ra những hậu quả tồi tệ cho hiện tại.