Ngân hàng “đói” VND và hậu quả
Tác động rõ rệt nhất của tình trạng nói trên là nhiều nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh không được đáp ứng
Cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn tiền VND giữa các ngân hàng thương mại dường như có phần "bớt nóng", bởi vì Ngân hàng Nhà nước có công điện quy định trần lãi suất tiền gửi không quá 12%/năm và kiểm soát chặt chẽ việc khuyến mại ẩn giấu sau lãi suất.
Tuy nhiên tình trạng thiếu vốn VND tại nhiều ngân hàng thương mại thì không nguội đi chút nào, thậm chí còn căng hơn đối với một số ngân hàng thương mại cổ phần.
Căng như dây đàn
Do căng thẳng về vốn khả dụng VND, ngân hàng thương mại cổ phần A có trụ sở chính tại Tp.HCM - mới chuyển từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị cách đây không lâu - đã phải "cầu cứu" đến cổ đông lớn là tập đoàn kinh tế đứng hàng đầu của đất nước.
Trước bối cảnh khó khăn, tập đoàn này đã phải ra tay nhờ tiềm lực tài chính thu từ tiền thanh toán của khách hàng; đồng thời chính ngân hàng A nói trên đang đầu tư vốn và giải ngân vốn cho nhiều dự án lớn của các đơn vị thành viên trong tập đoàn, hoặc của các doanh nghiệp khác liên qua đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
Một số ngân hàng thương mại cổ phần khác vẫn cho vay nhưng tăng lãi suất lên rất cao, ngắn hạn tới 1,95%/tháng, trung và dài hạn tới 2,0% - 2,05%/tháng. Với mức lãi suất đó chỉ có những khách hàng thực sự quá khó khăn, hoặc đầu tư mạo hiểm theo kiểu "lướt sóng" mua vàng mới dám vay, bởi vì hiếm có lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào có mức lợi nhuận 24% - 26%/năm đủ để trả lãi ngân hàng.
Tình trạng thiếu vốn đối với các ngân hàng thương mại nhà nước thì có vẻ như khả quan hơn. Song hiện nay có 2 ngân hàng thương mại Nhà nước lại khống chế dư nợ cho vay đối với các chi nhánh của mình. Mức khống chế của 2 ngân hàng thương mại này là các chi nhánh không được cho vay vượt quá mức dư nợ thời điểm 30/11/2007, tức là có thu được nợ thì mới cho vay tiếp, số vốn huy động được chuyển cho trụ sở chính.
Bởi vậy, hiện nay nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước gần như ngừng cho vay.
Nguyên nhân thiếu vốn
Nguyên nhân thiếu vốn đầu tiên là chưa xong "vụ" lo mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc Ngân hàng Nhà nước vào ngày 17/3/2008, thì hiện nay Ngân hàng Nhà nước tuyên bố công khai tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại.
Mức tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc không biết là bao nhiêu, nhưng chỉ cần tăng thêm 1% thì tổng số tiền dự trữ bắt buộc phải nộp thêm cho Ngân hàng Nhà nước đã lên tới gần 10.000 tỷ đồng, tức là bằng 50% mức tín phiếu phải mua rồi, còn nếu tăng thêm 2-3% thì rõ ràng khối lượng vốn phải chuẩn bị là cực kỳ lớn.
Nguyên nhân thường trực vẫn là chuẩn bị tiền mua tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước vì chỉ còn ít ngày nữa là phải nộp tiền cho Ngân hàng Nhà nước rồi, mặc dù Ngân hàng Nhà nước công bố có thể giãn tiến độ nộp tiền nhưng không biết giãn như thế nào.
Đợt cạnh tranh đua nhau tăng lãi suất huy động vốn từ ngày 18/2/2008 đến nay đã làm cho vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước bị "chạy quá nhiều" sang ngân hàng thương mại cổ phần; trong khi đó ba ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc.
Nguyên nhân về quản trị điều hành vốn thì chủ yếu thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ và trung bình. Bởi vì các ngân hàng thương mại cổ phần này có mạng lưới hẹp, số chi nhánh và phòng giao dịch ít, dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, nên việc thu hút tiền gửi có nhiều hạn chế, trong khi đó mở rộng cho vay nhanh, buộc các ngân hàng thương mại cổ phần này phải tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường II, tức đi vay trên thị trường liên ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại cổ phần dạng này vay ngắn hạn khối lượng vốn đáng kể của các ngân hàng thương mại nhà nước, của một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn. Đến nay các ngân hàng thương mại cho vay thu hồi vốn về, không cho vay mới để lo các yêu cầu vốn của mình, đã đẩy các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ và trung bình đi vay lâm vào tình trạng khó khăn.
Tác động rõ rệt nhất của tình trạng nói trên đó là nhiều nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh không được đáp ứng, hoặc phải vay thì với lãi suất quá cao, không có lãi, thậm chí là thua lỗ. Mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế bị đẩy lên, làm tăng chi phí và tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ, đẩy giá bán tăng lên,... từ đó tác động đến chỉ số tăng giá trên thị trường xã hội. Hàng chục nghìn tỷ đồng bị thu về "giam trong kho" Ngân hàng Nhà nước.
Năng lực tài chính của cả các ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước bị giảm sút do lãi suất cao, do phải trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Rủi ro của các doanh nghiệp, rủi ro của các ngân hàng thương mại và của Ngân hàng Nhà nước tăng lên. Từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.
Bởi vậy có thể khẳng định mục tiêu kiềm chế lạm phát là đúng, nhưng cần kết hợp đồng bộ giữa thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài khoá, quản lý có hiệu quả chính sách đầu tư, thực hiện tốt chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn.
Chính sách tiền tệ thắt chặt tiền tệ cần linh hoạt, có lộ trình và liều lượng thích hợp...
Tuy nhiên tình trạng thiếu vốn VND tại nhiều ngân hàng thương mại thì không nguội đi chút nào, thậm chí còn căng hơn đối với một số ngân hàng thương mại cổ phần.
Căng như dây đàn
Do căng thẳng về vốn khả dụng VND, ngân hàng thương mại cổ phần A có trụ sở chính tại Tp.HCM - mới chuyển từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị cách đây không lâu - đã phải "cầu cứu" đến cổ đông lớn là tập đoàn kinh tế đứng hàng đầu của đất nước.
Trước bối cảnh khó khăn, tập đoàn này đã phải ra tay nhờ tiềm lực tài chính thu từ tiền thanh toán của khách hàng; đồng thời chính ngân hàng A nói trên đang đầu tư vốn và giải ngân vốn cho nhiều dự án lớn của các đơn vị thành viên trong tập đoàn, hoặc của các doanh nghiệp khác liên qua đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
Một số ngân hàng thương mại cổ phần khác vẫn cho vay nhưng tăng lãi suất lên rất cao, ngắn hạn tới 1,95%/tháng, trung và dài hạn tới 2,0% - 2,05%/tháng. Với mức lãi suất đó chỉ có những khách hàng thực sự quá khó khăn, hoặc đầu tư mạo hiểm theo kiểu "lướt sóng" mua vàng mới dám vay, bởi vì hiếm có lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào có mức lợi nhuận 24% - 26%/năm đủ để trả lãi ngân hàng.
Tình trạng thiếu vốn đối với các ngân hàng thương mại nhà nước thì có vẻ như khả quan hơn. Song hiện nay có 2 ngân hàng thương mại Nhà nước lại khống chế dư nợ cho vay đối với các chi nhánh của mình. Mức khống chế của 2 ngân hàng thương mại này là các chi nhánh không được cho vay vượt quá mức dư nợ thời điểm 30/11/2007, tức là có thu được nợ thì mới cho vay tiếp, số vốn huy động được chuyển cho trụ sở chính.
Bởi vậy, hiện nay nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước gần như ngừng cho vay.
Nguyên nhân thiếu vốn
Nguyên nhân thiếu vốn đầu tiên là chưa xong "vụ" lo mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc Ngân hàng Nhà nước vào ngày 17/3/2008, thì hiện nay Ngân hàng Nhà nước tuyên bố công khai tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại.
Mức tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc không biết là bao nhiêu, nhưng chỉ cần tăng thêm 1% thì tổng số tiền dự trữ bắt buộc phải nộp thêm cho Ngân hàng Nhà nước đã lên tới gần 10.000 tỷ đồng, tức là bằng 50% mức tín phiếu phải mua rồi, còn nếu tăng thêm 2-3% thì rõ ràng khối lượng vốn phải chuẩn bị là cực kỳ lớn.
Nguyên nhân thường trực vẫn là chuẩn bị tiền mua tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước vì chỉ còn ít ngày nữa là phải nộp tiền cho Ngân hàng Nhà nước rồi, mặc dù Ngân hàng Nhà nước công bố có thể giãn tiến độ nộp tiền nhưng không biết giãn như thế nào.
Đợt cạnh tranh đua nhau tăng lãi suất huy động vốn từ ngày 18/2/2008 đến nay đã làm cho vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước bị "chạy quá nhiều" sang ngân hàng thương mại cổ phần; trong khi đó ba ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc.
Nguyên nhân về quản trị điều hành vốn thì chủ yếu thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ và trung bình. Bởi vì các ngân hàng thương mại cổ phần này có mạng lưới hẹp, số chi nhánh và phòng giao dịch ít, dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, nên việc thu hút tiền gửi có nhiều hạn chế, trong khi đó mở rộng cho vay nhanh, buộc các ngân hàng thương mại cổ phần này phải tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường II, tức đi vay trên thị trường liên ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại cổ phần dạng này vay ngắn hạn khối lượng vốn đáng kể của các ngân hàng thương mại nhà nước, của một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn. Đến nay các ngân hàng thương mại cho vay thu hồi vốn về, không cho vay mới để lo các yêu cầu vốn của mình, đã đẩy các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ và trung bình đi vay lâm vào tình trạng khó khăn.
Tác động rõ rệt nhất của tình trạng nói trên đó là nhiều nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh không được đáp ứng, hoặc phải vay thì với lãi suất quá cao, không có lãi, thậm chí là thua lỗ. Mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế bị đẩy lên, làm tăng chi phí và tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ, đẩy giá bán tăng lên,... từ đó tác động đến chỉ số tăng giá trên thị trường xã hội. Hàng chục nghìn tỷ đồng bị thu về "giam trong kho" Ngân hàng Nhà nước.
Năng lực tài chính của cả các ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước bị giảm sút do lãi suất cao, do phải trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Rủi ro của các doanh nghiệp, rủi ro của các ngân hàng thương mại và của Ngân hàng Nhà nước tăng lên. Từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.
Bởi vậy có thể khẳng định mục tiêu kiềm chế lạm phát là đúng, nhưng cần kết hợp đồng bộ giữa thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài khoá, quản lý có hiệu quả chính sách đầu tư, thực hiện tốt chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn.
Chính sách tiền tệ thắt chặt tiền tệ cần linh hoạt, có lộ trình và liều lượng thích hợp...