Ngân hàng mở trên sàn giao dịch chứng khoán
Trong thời gian tới, tiền của các nhà đầu tư sẽ không phải do công ty chứng khoán quản lý mà do các ngân hàng thương mại quản lý
Sàn giao dịch của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) có một nét khá đặc biệt, đó là sự xuất hiện của phòng giao dịch do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) mở ngay trong sàn giao dịch chứng khoán.
Việc phòng giao dịch Eximbank ở chung tầng với sàn giao dịch chứng khoán là chuyện bình thường vì có thể 2 tổ chức cùng thuê chung một tầng. Nhưng tìm hiểu sâu thì đây là một bước đi được chuẩn bị trước của VDSC.
Giải đáp về việc này, ông Nguyễn Miên Tuấn - Tổng giám đốc VDSC - nói rằng đây là bước chuẩn bị trước của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt nhằm đáp ứng các quy định mới trong giao dịch chứng khoán và khai thác có hiệu quả mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Eximbank và VDSC.
Theo điều 32, Quyết định số 27/2007/QD9-BTC ngày 24-4-2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, các công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng. Khách hàng mở tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn.
Điều đó cũng có nghĩa là trong thời gian tới, tiền của các nhà đầu tư sẽ không phải do công ty chứng khoán quản lý mà do các ngân hàng thương mại quản lý. Quy định trên sẽ đem lại sự an toàn về tiền gửi cho khách hàng khi công ty chứng khoán gặp những khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Việc áp dụng quy định này đối với các công ty chứng khoán là công ty con của các ngân hàng thương mại như: VCBS, BSC, IBS, ACBS, SBS, Agriseco... và các công ty cổ phần chứng khoán là công ty liên kết với các ngân hàng thương mại như: VDSC, VISecurities, ABS, ORS... sẽ diễn ra thuận lợi hơn so với các công ty cổ phần chứng khoán khác.
Tuy nhiên, các công ty chứng khoán không có sự tham gia góp vốn của ngân hàng thương mại cũng có thể hợp tác với các ngân hàng thương mại để thực hiện các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ tài chính khác.
Trước đây, các nhà đầu tư chứng khoán thường mở tài khoản và nộp tiền mua chứng khoán, rút tiền bán chứng khoán ngay tại các công ty chứng khoán thì khi thực hiện theo quy định mới, khách hàng phải nộp tiền, rút tiền tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn.
Đối với các công ty chứng khoán là công ty con của ngân hàng thương mại hoặc các công ty chứng khoán có thể kết nối hệ thống giao dịch của công ty với hệ thống của ngân hàng thương mại thì việc nộp, rút tiền của nhà đầu tư sẽ thuận lợi hơn do nhà đầu tư chỉ phải liên hệ để nộp tiền, rút tiền tại một ngân hàng thương mại và thực hiện việc giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Việc kết nối hệ thống giữa ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán có thể cho phép hai bên quản lý tốt được số dư tiền của nhà đầu tư.
Với lợi thế có Eximbank là cổ đông sáng lập và là đối tác chiến lược, VDSC đã và đang phối hợp với Eximbank để cung cấp nhiều dịch vụ tài chính tiện ích và tạo giá trị gia tăng cho nhà đầu tư trong thời gian tới.
Trong thời điểm đang có nhiều công ty chứng khoán mới ra đời như hiện nay, việc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng cũng là một trong những giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán.
Việc phòng giao dịch Eximbank ở chung tầng với sàn giao dịch chứng khoán là chuyện bình thường vì có thể 2 tổ chức cùng thuê chung một tầng. Nhưng tìm hiểu sâu thì đây là một bước đi được chuẩn bị trước của VDSC.
Giải đáp về việc này, ông Nguyễn Miên Tuấn - Tổng giám đốc VDSC - nói rằng đây là bước chuẩn bị trước của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt nhằm đáp ứng các quy định mới trong giao dịch chứng khoán và khai thác có hiệu quả mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Eximbank và VDSC.
Theo điều 32, Quyết định số 27/2007/QD9-BTC ngày 24-4-2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, các công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng. Khách hàng mở tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn.
Điều đó cũng có nghĩa là trong thời gian tới, tiền của các nhà đầu tư sẽ không phải do công ty chứng khoán quản lý mà do các ngân hàng thương mại quản lý. Quy định trên sẽ đem lại sự an toàn về tiền gửi cho khách hàng khi công ty chứng khoán gặp những khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Việc áp dụng quy định này đối với các công ty chứng khoán là công ty con của các ngân hàng thương mại như: VCBS, BSC, IBS, ACBS, SBS, Agriseco... và các công ty cổ phần chứng khoán là công ty liên kết với các ngân hàng thương mại như: VDSC, VISecurities, ABS, ORS... sẽ diễn ra thuận lợi hơn so với các công ty cổ phần chứng khoán khác.
Tuy nhiên, các công ty chứng khoán không có sự tham gia góp vốn của ngân hàng thương mại cũng có thể hợp tác với các ngân hàng thương mại để thực hiện các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ tài chính khác.
Trước đây, các nhà đầu tư chứng khoán thường mở tài khoản và nộp tiền mua chứng khoán, rút tiền bán chứng khoán ngay tại các công ty chứng khoán thì khi thực hiện theo quy định mới, khách hàng phải nộp tiền, rút tiền tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn.
Đối với các công ty chứng khoán là công ty con của ngân hàng thương mại hoặc các công ty chứng khoán có thể kết nối hệ thống giao dịch của công ty với hệ thống của ngân hàng thương mại thì việc nộp, rút tiền của nhà đầu tư sẽ thuận lợi hơn do nhà đầu tư chỉ phải liên hệ để nộp tiền, rút tiền tại một ngân hàng thương mại và thực hiện việc giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Việc kết nối hệ thống giữa ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán có thể cho phép hai bên quản lý tốt được số dư tiền của nhà đầu tư.
Với lợi thế có Eximbank là cổ đông sáng lập và là đối tác chiến lược, VDSC đã và đang phối hợp với Eximbank để cung cấp nhiều dịch vụ tài chính tiện ích và tạo giá trị gia tăng cho nhà đầu tư trong thời gian tới.
Trong thời điểm đang có nhiều công ty chứng khoán mới ra đời như hiện nay, việc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng cũng là một trong những giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán.