Ông Phạm Nhật Vượng công bố việc góp vốn và trở thành cổ đông lớn của VMI SJC
Ông Vượng cho biết sẽ góp vốn bằng 243.462.578 cổ phiếu Vingroup, tương đương 16.200 tỷ đồng theo thị giá trung bình 50 phiên tính đến 13/9 và ông Phạm Nhật Vượng cam kết sẽ duy trì đầu tư và nắm quyền kiểm soát lâu dài trong VMI JSC.
VMI báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần (mã VIC-HOSE).
Theo đó, Công ty CP Quản lý và đầu tư Bất động sản VMI - VMI JSC do ông Phạm Nhật Vượng, cổ đông lớn, thành viên HĐQT VMI và là Chủ tịch HĐQT VIC đã chuyển nhượng hơn 243 triệu cổ phiếu VIC cho VMI. Thời gian giao dịch là ngày 17/11.
Sau giao dịch, VMI trở thành công ty lớn của VIC với số lượng cổ phiếu nắm giữ 243.462.578 cổ phiếu, chiếm 6,29% vốn điều lệ tại VIC. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Vượng tại VIC hạ xuống còn 742 triệu cổ phiếu, chiếm 19,18% vốn điều lệ.
Kết phiên 18/11, cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng 1,6% lên 65.600 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị số cổ phiếu ông Vượng chuyển nhượng cho VMI JSC ước tính vào khoảng 16.000 tỷ đồng.
Được biết, vào ngày 6/10, ông Phạm Nhật Vượng công bố sẽ góp vốn và trở thành cổ đông chính của VMI JSC. Cụ thể, ông Vượng sẽ góp vốn bằng 243.462.578 cổ phiếu Vingroup, tương đương 16.200 tỷ đồng theo thị giá trung bình 50 phiên tính đến 13/9 và ông Phạm Nhật Vượng cam kết sẽ duy trì đầu tư và nắm quyền kiểm soát lâu dài trong VMI JSC. Hiện, VMI có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng - trong đó ông Phạm Nhật Vượng góp 90% vốn bằng giá trị cổ phiếu Vingroup.
Mới đây, vào ngày 3/11, VIC cũng thông báo thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong CTCP Phát triển và Đầu tư Xây dựng Vincons cho CTCP Vinhomes. Sau chuyển nhượng này, VIC vẫn là công ty mẹ của Vincons, sở hữu gián tiếp qua CTCP Vinhomes.
Được biết, VIC đã công bố lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 947 tỷ đồng trong quý 3/2022 so với lỗ ròng 377 tỷ đồng vào quý 3/2021 chủ yếu nhờ (1) việc bàn giao và ghi nhận đúng tiến độ tại Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire, (2) mảng cho thuê và khách sạn nghỉ dưỡng phục hồi, và (3) ghi nhận các giao dịch bán buôn tại The Empire và Vinhomes Ocean Park 3 - The Crown vào thu nhập tài chính với tổng thu nhập trước thuế đạt 8,9 nghìn tỷ đồng, bù đắp cho khoản lỗ từ mảng công nghiệp.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của VIC (bao gồm BCC và các giao dịch bán buôn bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính) ghi nhận lỗ 2,5 nghìn tỷ đồng (so với khoản lợi nhuận 8,5 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021), chủ yếu do (1) việc ghi nhận doanh thu từ mảng bán bất động sản chỉ bắt đầu tăng tốc vào tháng 9 với việc bàn giao của The Empire, và (2) việc ghi nhận chi phí liên quan đến ngừng sản xuất xe động cơ đốt trong (ICE) tương đương 4,2 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022, được bù đắp một phần nhờ (3) hiệu quả hoạt động của mảng cho thuê và khách sạn được cải thiện và (4) lợi nhuận thoái vốn cao hơn YoY trong 9 tháng đầu năm 2022.
Tính đến cuối quý 3/2022, tổng nợ vay của VIC đạt 182,5 nghìn tỷ đồng – trong đó 36,9% là nợ bằng USD. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá trong 9 tháng đầu năm 2022 là 3,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,5% lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2022. Theo ban lãnh đạo, số dư nợ bằng USD đáo hạn trong 12 tháng tới ở mức thấp.
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dù lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 9 tháng đầu năm 2022 của VIC đạt 6,8 nghìn tỷ đồng (+113% YoY), hoàn thành 69% dự báo cả năm của chúng tôi là 9,9 nghìn tỷ đồng và VCSC nhận thấy khả năng giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2022 của chúng tôi cho VIC (dù cần thêm đánh giá chi tiết) khi khoản lỗ tỷ giá và khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh của mảng công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2022 cao hơn dự báo của chúng tôi.