Sửa Chỉ thị 03 hay không, chưa rõ
Buổi họp báo của Ngân hàng Nhà nước không có được những thông tin như mong đợi
Buổi họp báo của Ngân hàng Nhà nước không có được những thông tin như mong đợi.
Trước thềm cuộc họp báo chiều ngày 8/1, thị trường chờ đợi những thông tin giải đáp trước những câu hỏi có nhiều bàn luận trong thời gian qua. Tuy nhiên, ngoài khả năng cởi mở từ phía Ngân hàng Nhà nước, sự phức tạp của hầu hết các vấn đề, tính thời điểm, khiến thông tin khẳng định khá hạn chế.
Còn khả năng để mua ngoại tệ
Một trong những điểm mà dư luận quan tâm nhất hiện nay là tình trạng khan hiếm VND dẫn tới sự “ùn tắc” nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào chứng khoán; cùng với đó là đà giảm của tỷ giá VND/USD hiện nay.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, hiện các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ, các giải pháp điều hành trong năm 2008 đang trình Chính phủ; theo đó, khó nói cụ thể trước khi được phê duyệt.
Riêng về vấn đề tỷ giá và diễn biến trong thời gian gần đây, quan điểm của Thống đốc là đề cao nguyên tắc thị trường, nhưng cần theo sức chịu đựng của nền kinh tế và yêu cầu về ổn định.
Trước ảnh hưởng của nguồn cung, Thống đốc cho rằng “không phải cứ nguồn cung nhiều là mua vào mà phải tìm cách hấp thụ sao cho có lợi nhất đối với nền kinh tế; theo đó Ngân hàng Nhà nước chỉ can thiệp ở thời điểm thích hợp”.
Liệu có phải do quan ngại lạm phát, cung tiền nên Ngân hàng Nhà nước hạn chế mua vào, dẫn tới “ùn tắc” vốn ngoại hiện nay? Câu trả lời còn để ngỏ. Nhưng suy luận theo những phần trả lời của Thống đốc có thể thấy vẫn còn khả năng mua vào và cung tiền VND, bởi lượng cung tiền hiện chưa sử dụng hết mức cho phép và Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép tăng tổng phương tiện thanh toán.
Khả năng sửa đổi Chỉ thị 03?
Tại cuộc họp báo nói trên, nhiều phóng viên thất vọng trước thông tin khẳng định về khả năng sửa đổi Chỉ thị 03 về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, bởi định hướng chung chung vẫn là tiếp tục cho vay và có kiểm soát.
Điểm trả lời cụ thể của Thống đốc là việc thực hiện Chỉ thị 03 của các ngân hàng thương mại là nghiêm túc; dư nợ cho vay loại này đã giảm thực chất và là một kết quả đáng mừng. Có thể đây là một vấn đề còn chờ chỉ đạo của Chính phủ và chưa thể có khẳng định ở thời điểm này.
Trong khi đó, một lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán cho biết một định hướng được xét đến là áp dụng một tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán linh hoạt theo năng lực kiểm soát, vốn và tỷ lệ dự phòng rủi ro của mỗi ngân hàng thương mại. Tỷ lệ này có thể là 5% hoặc 7% với yêu cầu có tỷ lệ dự phòng cao tương ứng.
Cũng liên quan đến thị trường chứng khoán, cụ thể là vấn đề kích cầu, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng để có những giải pháp cụ thể.
Riêng về cung chứng khoán, Thống đốc đồng tình với quan điểm nên xem xét cung hàng vào những thời điểm phù hợp để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước… Như trường hợp của Ngân hàng Công thương (Incombank), nếu IPO trong tháng 3/2008 không có lợi thì có thể Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ sẽ không cho phép.
“Tất nhiên, lộ trình chung là các ngân hàng quốc doanh đều cổ phần hóa, riêng Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank), do đặc thù có thể muộn hơn”, Thống đốc nói.
Trước thềm cuộc họp báo chiều ngày 8/1, thị trường chờ đợi những thông tin giải đáp trước những câu hỏi có nhiều bàn luận trong thời gian qua. Tuy nhiên, ngoài khả năng cởi mở từ phía Ngân hàng Nhà nước, sự phức tạp của hầu hết các vấn đề, tính thời điểm, khiến thông tin khẳng định khá hạn chế.
Còn khả năng để mua ngoại tệ
Một trong những điểm mà dư luận quan tâm nhất hiện nay là tình trạng khan hiếm VND dẫn tới sự “ùn tắc” nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào chứng khoán; cùng với đó là đà giảm của tỷ giá VND/USD hiện nay.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, hiện các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ, các giải pháp điều hành trong năm 2008 đang trình Chính phủ; theo đó, khó nói cụ thể trước khi được phê duyệt.
Riêng về vấn đề tỷ giá và diễn biến trong thời gian gần đây, quan điểm của Thống đốc là đề cao nguyên tắc thị trường, nhưng cần theo sức chịu đựng của nền kinh tế và yêu cầu về ổn định.
Trước ảnh hưởng của nguồn cung, Thống đốc cho rằng “không phải cứ nguồn cung nhiều là mua vào mà phải tìm cách hấp thụ sao cho có lợi nhất đối với nền kinh tế; theo đó Ngân hàng Nhà nước chỉ can thiệp ở thời điểm thích hợp”.
Liệu có phải do quan ngại lạm phát, cung tiền nên Ngân hàng Nhà nước hạn chế mua vào, dẫn tới “ùn tắc” vốn ngoại hiện nay? Câu trả lời còn để ngỏ. Nhưng suy luận theo những phần trả lời của Thống đốc có thể thấy vẫn còn khả năng mua vào và cung tiền VND, bởi lượng cung tiền hiện chưa sử dụng hết mức cho phép và Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép tăng tổng phương tiện thanh toán.
Khả năng sửa đổi Chỉ thị 03?
Tại cuộc họp báo nói trên, nhiều phóng viên thất vọng trước thông tin khẳng định về khả năng sửa đổi Chỉ thị 03 về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, bởi định hướng chung chung vẫn là tiếp tục cho vay và có kiểm soát.
Điểm trả lời cụ thể của Thống đốc là việc thực hiện Chỉ thị 03 của các ngân hàng thương mại là nghiêm túc; dư nợ cho vay loại này đã giảm thực chất và là một kết quả đáng mừng. Có thể đây là một vấn đề còn chờ chỉ đạo của Chính phủ và chưa thể có khẳng định ở thời điểm này.
Trong khi đó, một lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán cho biết một định hướng được xét đến là áp dụng một tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán linh hoạt theo năng lực kiểm soát, vốn và tỷ lệ dự phòng rủi ro của mỗi ngân hàng thương mại. Tỷ lệ này có thể là 5% hoặc 7% với yêu cầu có tỷ lệ dự phòng cao tương ứng.
Cũng liên quan đến thị trường chứng khoán, cụ thể là vấn đề kích cầu, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng để có những giải pháp cụ thể.
Riêng về cung chứng khoán, Thống đốc đồng tình với quan điểm nên xem xét cung hàng vào những thời điểm phù hợp để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước… Như trường hợp của Ngân hàng Công thương (Incombank), nếu IPO trong tháng 3/2008 không có lợi thì có thể Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ sẽ không cho phép.
“Tất nhiên, lộ trình chung là các ngân hàng quốc doanh đều cổ phần hóa, riêng Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank), do đặc thù có thể muộn hơn”, Thống đốc nói.