Sửa thuế giá trị gia tăng theo hướng nào?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh vừa có tờ trình Chính phủ về định hướng sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh vừa có tờ trình Chính phủ về định hướng sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng.
Luật thuế giá trị gia tăng hiện quy định 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế, nhưng theo Bộ Tài chính một số hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng hiện không còn phù hợp.
Bộ Tài chính đề nghị chuyển các mặt hàng gồm thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước không sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp sang nhóm đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Hoạt động điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước cũng được đề nghị chuyển sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 10%.
Với nhóm hàng vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, để khuyến khích phát triển và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị chuyển sang đối tượng có thuế suất 0%; hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế chuyển sang đối tượng chịu thuế với thuế suất tương ứng của từng loại.
Các dịch vụ tài chính phái sinh được bổ sung vào diện không chịu thuế giá trị gia tăng tại khoản 7, Điều 4. Do đó, Khoản 7, Điều 4 mới sẽ gồm “dịch vụ tín dụng, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn, các giao dịch tài chính phái sinh”.
Về thuế suất, loại 0% được bổ sung thêm vận tải quốc tế; theo đó Khoản 1, Điều 7 mới được quy định “mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng xuất khẩu, trừ các trường hợp sau: dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến”.
Với mức thuế suất 5%, Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 quy định chỉ áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, phục vụ sản xuất nông nghiệp, như: nước sạch, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, giáo cụ phục vụ giảng dạy và học tập; các mặt hàng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến ở khâu thương mại; phân bón, thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng, thức ăn gia súc và dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Những năm đầu thực hiện, Việt Nam bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng đang ở mức thuế 10% gặp khó khăn về tiêu thụ do sức mua giảm sút nên Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh một số hàng hoá, dịch vụ từ mức thuế 10% xuống mức thuế 5%.
Đến năm 2003, tình hình kinh tế đã phục hồi và phát triển ổn định, theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội đã quyết định đưa một số hàng hoá, dịch vụ ở mức thuế suất 5% trở lại mức thuế suất 10%.
Theo Bộ Tài chính, thực tiễn những năm qua cho thấy ngoài các hàng hoá, dịch vụ được điều chỉnh thuế suất từ 5% sang 10% có tình hình sản xuất kinh doanh phát triển, hiệu quả kinh doanh tốt, các hàng hoá, dịch vụ hiện đang áp dụng thuế suất 5% cũng có tình hình sản xuất kinh doanh tốt và có khả năng xem xét để chuyển từ diện áp dụng mức thuế từ 5% sang 10%.
“Việc chuyển lại thuế suất 10% đối với những hàng hoá, dịch vụ này nhằm đảm bảo tính liên hoàn của thuế giá trị gia tăng, giảm bớt số thuế phải hoàn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp”, Bộ giải thích.
Tuy nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và những năm tới cho thấy vẫn chưa đủ điều kiện để thu thuế đối với sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm loại này thuộc diện không chịu thuế nên thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không được khấu trừ mà tính vào chi phí. Nếu chuyển những hàng hoá, dịch vụ này sang mức thuế suất 10% thì sẽ làm tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
Mặt khác, theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều sản phẩm nông nghiệp được tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày gia nhập. Để tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển trong những năm đầu hội nhập, những hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của ngành này vẫn cần tiếp tục duy trì ở mức thuế 5% một thời gian nữa.
Bên cạnh những hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp thì đối với một số hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân cũng cần thiết tiếp tục giữ ở mức thuế suất 5%.
Ngoài những định hướng sửa đổi trên, Bộ Tài chính còn đề cập đến những điều chỉnh mới trong việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, việc hoàn thuế và một số nội dung khác.
Luật thuế giá trị gia tăng hiện quy định 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế, nhưng theo Bộ Tài chính một số hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng hiện không còn phù hợp.
Bộ Tài chính đề nghị chuyển các mặt hàng gồm thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước không sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp sang nhóm đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Hoạt động điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước cũng được đề nghị chuyển sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 10%.
Với nhóm hàng vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, để khuyến khích phát triển và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị chuyển sang đối tượng có thuế suất 0%; hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế chuyển sang đối tượng chịu thuế với thuế suất tương ứng của từng loại.
Các dịch vụ tài chính phái sinh được bổ sung vào diện không chịu thuế giá trị gia tăng tại khoản 7, Điều 4. Do đó, Khoản 7, Điều 4 mới sẽ gồm “dịch vụ tín dụng, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn, các giao dịch tài chính phái sinh”.
Về thuế suất, loại 0% được bổ sung thêm vận tải quốc tế; theo đó Khoản 1, Điều 7 mới được quy định “mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng xuất khẩu, trừ các trường hợp sau: dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến”.
Với mức thuế suất 5%, Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 quy định chỉ áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, phục vụ sản xuất nông nghiệp, như: nước sạch, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, giáo cụ phục vụ giảng dạy và học tập; các mặt hàng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến ở khâu thương mại; phân bón, thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng, thức ăn gia súc và dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Những năm đầu thực hiện, Việt Nam bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng đang ở mức thuế 10% gặp khó khăn về tiêu thụ do sức mua giảm sút nên Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh một số hàng hoá, dịch vụ từ mức thuế 10% xuống mức thuế 5%.
Đến năm 2003, tình hình kinh tế đã phục hồi và phát triển ổn định, theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội đã quyết định đưa một số hàng hoá, dịch vụ ở mức thuế suất 5% trở lại mức thuế suất 10%.
Theo Bộ Tài chính, thực tiễn những năm qua cho thấy ngoài các hàng hoá, dịch vụ được điều chỉnh thuế suất từ 5% sang 10% có tình hình sản xuất kinh doanh phát triển, hiệu quả kinh doanh tốt, các hàng hoá, dịch vụ hiện đang áp dụng thuế suất 5% cũng có tình hình sản xuất kinh doanh tốt và có khả năng xem xét để chuyển từ diện áp dụng mức thuế từ 5% sang 10%.
“Việc chuyển lại thuế suất 10% đối với những hàng hoá, dịch vụ này nhằm đảm bảo tính liên hoàn của thuế giá trị gia tăng, giảm bớt số thuế phải hoàn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp”, Bộ giải thích.
Tuy nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và những năm tới cho thấy vẫn chưa đủ điều kiện để thu thuế đối với sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm loại này thuộc diện không chịu thuế nên thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không được khấu trừ mà tính vào chi phí. Nếu chuyển những hàng hoá, dịch vụ này sang mức thuế suất 10% thì sẽ làm tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
Mặt khác, theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều sản phẩm nông nghiệp được tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày gia nhập. Để tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển trong những năm đầu hội nhập, những hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của ngành này vẫn cần tiếp tục duy trì ở mức thuế 5% một thời gian nữa.
Bên cạnh những hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp thì đối với một số hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân cũng cần thiết tiếp tục giữ ở mức thuế suất 5%.
Ngoài những định hướng sửa đổi trên, Bộ Tài chính còn đề cập đến những điều chỉnh mới trong việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, việc hoàn thuế và một số nội dung khác.