Thủ tướng: Không nhìn giá cả để quy định lãi suất
Thủ tướng yêu cầu phải bằng công cụ lãi suất kéo giá cả xuống, chứ không nhìn vào giá cả để quy định lãi suất
Phải bằng công cụ lãi suất kéo giá cả xuống, chứ không nhìn vào giá cả để quy định lãi suất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh khi phát biểu kết thúc hội nghị Chính phủ họp với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011 trong ngày 30 - 31/12.
Khẳng định những kết quả ấn tượng của năm 2010, song người đứng đầu Chính phủ cũng nhìn nhận rõ những tồn tại, yếu kém, đặc biệt là những bất cập trong công tác quản lý điều hành.
Trong đó có cán cân vĩ mô còn chưa ổn định, giá cả tăng cao, năng suất, hiệu quả nền kinh tế còn thấp, một số mặt trong công tác quản lý điều hành chưa đáp ứng tính kịp thời, hiệu quả…
Trong các hạn chế của quản lý điều hành, Thủ tướng nhấn mạnh quản lý đất đai còn lúng túng nên đất Hà Nội đắt hơn Tokyo, Paris, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
Về kế hoạch năm 2011, theo Thủ tướng, ổn định các cán cân vĩ mô, kiểm soát giá cả là nhiệm vụ số 1, phải làm cho được. Trong đó, giá cả và lãi suất cao là 2 vấn đề phải hết sức lưu tâm.
Cho rằng doanh nghiệp đang khó khăn vì lãi suất cao, người đứng đầu Chính phủ đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải bằng công cụ lãi suất để kéo giá cả xuống chứ không phải coi giá cả thế nào để ngân hàng hoạt động. Nhiệm vụ ngân hàng chính là kéo lãi suất xuống chứ không phải chạy theo lãi suất, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7,5% năm 2011, nhưng Thủ tướng vẫn lo lắng lãi suất cao như hiện nay khó đạt mức tăng trưởng đề ra. "Đồng ý là lãi suất phải thực dương nhưng phải kéo xuống. Đó là nhiệm vụ chính trị của Ngân hàng, Thủ tướng không thể làm thay", Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh về điều hành lãi suất.
Các nội dung ưu tiên thực hiện tiếp theo trong chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2011 cũng được Thủ tướng chỉ đạo. Đó là nâng cao hơn nữa năng lực, chất lượng dự báo tình hình, để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế để quản lý, điều hành, đặc biệt trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp…
Thủ tướng cũng lưu ý trong năm tới, cần chú ý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trên tất cả các lĩnh vực để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn và đề ra các chủ trương, chính sách hiệu quả; đề xuất, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương với địa phương cần được tăng cường hơn nữa.
Khẳng định những kết quả ấn tượng của năm 2010, song người đứng đầu Chính phủ cũng nhìn nhận rõ những tồn tại, yếu kém, đặc biệt là những bất cập trong công tác quản lý điều hành.
Trong đó có cán cân vĩ mô còn chưa ổn định, giá cả tăng cao, năng suất, hiệu quả nền kinh tế còn thấp, một số mặt trong công tác quản lý điều hành chưa đáp ứng tính kịp thời, hiệu quả…
Trong các hạn chế của quản lý điều hành, Thủ tướng nhấn mạnh quản lý đất đai còn lúng túng nên đất Hà Nội đắt hơn Tokyo, Paris, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
Về kế hoạch năm 2011, theo Thủ tướng, ổn định các cán cân vĩ mô, kiểm soát giá cả là nhiệm vụ số 1, phải làm cho được. Trong đó, giá cả và lãi suất cao là 2 vấn đề phải hết sức lưu tâm.
Cho rằng doanh nghiệp đang khó khăn vì lãi suất cao, người đứng đầu Chính phủ đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải bằng công cụ lãi suất để kéo giá cả xuống chứ không phải coi giá cả thế nào để ngân hàng hoạt động. Nhiệm vụ ngân hàng chính là kéo lãi suất xuống chứ không phải chạy theo lãi suất, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7,5% năm 2011, nhưng Thủ tướng vẫn lo lắng lãi suất cao như hiện nay khó đạt mức tăng trưởng đề ra. "Đồng ý là lãi suất phải thực dương nhưng phải kéo xuống. Đó là nhiệm vụ chính trị của Ngân hàng, Thủ tướng không thể làm thay", Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh về điều hành lãi suất.
Các nội dung ưu tiên thực hiện tiếp theo trong chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2011 cũng được Thủ tướng chỉ đạo. Đó là nâng cao hơn nữa năng lực, chất lượng dự báo tình hình, để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế để quản lý, điều hành, đặc biệt trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp…
Thủ tướng cũng lưu ý trong năm tới, cần chú ý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trên tất cả các lĩnh vực để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn và đề ra các chủ trương, chính sách hiệu quả; đề xuất, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương với địa phương cần được tăng cường hơn nữa.