“Tôi đang là Tổng thống Mỹ, và tôi ủng hộ TPP”
Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của ông dành cho TPP
Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của ông dành cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Bloomberg đưa tin. Obama cũng tin tưởng rằng ông có “lập luận tốt hơn” về TPP so với những người phản đối thỏa thuận, trong đó có ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton.
TPP đã trở thành một vấn đề “nóng” trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, khi hai ứng cử viên là bà Clinton của Đảng Dân chủ và ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa cùng phản đối thỏa thuận này.
Phát biểu ngày 2/8, ông Obama thừa nhận toàn cầu hóa và công nghệ đã dẫn tới nỗi lo ngại gia tăng của nhiều người Mỹ, nhưng ông nói rằng việc từ bỏ các thỏa thuận thương mại không thể là giải pháp.
“Câu trả lời không thể là quay lưng lại với thương mại và nền kinh tế toàn cầu”, ông Obama nói tại một cuộc họp báo tại Nhà Trắng sau cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. “Chúng ta cần phải ở đây và không thể tự cô lập mình. Cố gắng rút cây cầu thương mại sẽ chỉ khiến chúng ta và những người công nhân của chúng ta bị tổn thương”.
“Ở thời điểm hiện tại, tôi đang là Tổng thống Mỹ, và tôi ủng hộ TPP”, ông Obama tuyên bố. “Tôi cho rằng tôi có được lập luận tốt hơn”.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), TPP có thể làm gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GPD) của các nước thành viên thêm trung bình 1,1% trong thời gian đến năm 2030. Đây sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất của Mỹ kể từ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) 1994.
TPP vượt khỏi khuôn khổ của các thỏa thuận thương mại thông thường vốn chỉ tập trung chủ yếu vào giảm thuế quan. Thỏa thuận này nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ ngặt nghèo hơn đối với bằng sáng chế và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các công ty cạnh tranh với các doanh nghiệp có sự hậu thuẫn của chính phủ.
Obama nói TPP cũng sẽ tạo ra các quy định có tính thực thi cao về lao động và môi trường, cho phép các quốc gia thành viên xử lý tốt hơn những hoạt động bất hợp pháp như buôn người, săn bắn động vật hoang dã, đánh bắt cá phi pháp, sử dụng lao động trẻ em, và phá rừng.
TPP “mang lại cho chúng ta đòn bẩy để thúc đẩy những điều tiến bộ và những vấn đề mà người dân Mỹ, bao gồm các tổ chức công đoàn, nói là họ quan tâm”, ông Obama nói. “Tôi chưa nghe thấy bất kỳ ai nói rằng các quy định thương mại hiện hành là tốt hơn cho những vấn đề như quyền của người lao động và bảo vệ môi trường so với trường hợp nếu TPP được phê chuẩn”.
Bà Clinton chính là người đã giúp đàm phán TPP khi còn là Ngoại trưởng Mỹ. Tuy nhiên, khi tranh cử Tổng thống, bà đã buộc phải đi đến phản đối TPP do áp lực từ đối thủ trong cuộc bầu cử sơ bộ là ông Bernie Sanders, một người chống TPP. Sanders đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt tại đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ vào tuần trước khi phát biểu rằng đảng này cần chặn bất kỳ nỗ lực nào tìm cách đưa TPP được thông qua sau cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay.
“Tôi có một số người bạn rất thân, những người mà tôi rất ngưỡng mộ, nhưng tôi bất đồng quan điểm với họ”, ông Obama nói. “Điều đó cũng không sao. Tôi tôn trọng những lập luận mà họ đưa ra. Những lập luận đó xuất phát từ những lo ngại chính đáng về vị trí của người công nhân và tiền lương ở đất nước này”.
Đến nay, các nghị sỹ Cộng hòa không muốn tổ chức bỏ phiếu về TPP - thỏa thuận mà Trump luôn nói là sẽ gây ra những điều tồi tệ cho người lao động Mỹ. Tháng trước, thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell nói rằng cơ hội để TPP được thông qua trong năm nay là “khá mỏng”.
Obama nói ông biết TPP gặp khó khăn về chính trị, nhưng vẫn lạc quan rằng ông có thể thúc đẩy việc thông qua TPP sau cuộc bầu cử. Ông đề xuất gặp các nghị sỹ từ cả hai đảng để trao đổi về việc phê chuẩn TPP.
“Hy vọng là sau cuộc bầu cử, mọi người sẽ chú ý nhiều hơn đến TPP”, Obama phát biểu.
Trước đó, phát biểu ngày 1/8 tại thủ đô Washington của Mỹ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng không chỉ là một “nhân tố làm thay đổi cuộc chơi kinh tế”, TPP còn có thể “gia tăng mức độ thực chất trong cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Ông Lý Hiển Long cảnh báo uy tín của Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng xấu và mối quan hệ Mỹ-Nhật có thể gặp nhiều bất lợi nếu TPP thất bại. Tỷ lệ ủng hộ của nông dân Nhật đối với Thủ tướng nước này Shinzo Abe đã giảm xống do ông Abe ủng hộ TPP, một thỏa thuận mà nhiều nông dân Nhật phản đối.
“Cuối cùng, nếu chú rể đứng đợi ở giáo đường mà cô dâu không tới, thì tôi nghĩ là sẽ có những người phải chịu đau không chỉ về cảm xúc, mà còn chịu thương tổn trong một thời gian rất dài nữa”, ông Lý Hiển Long cảnh báo.
TPP đã trở thành một vấn đề “nóng” trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, khi hai ứng cử viên là bà Clinton của Đảng Dân chủ và ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa cùng phản đối thỏa thuận này.
Phát biểu ngày 2/8, ông Obama thừa nhận toàn cầu hóa và công nghệ đã dẫn tới nỗi lo ngại gia tăng của nhiều người Mỹ, nhưng ông nói rằng việc từ bỏ các thỏa thuận thương mại không thể là giải pháp.
“Câu trả lời không thể là quay lưng lại với thương mại và nền kinh tế toàn cầu”, ông Obama nói tại một cuộc họp báo tại Nhà Trắng sau cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. “Chúng ta cần phải ở đây và không thể tự cô lập mình. Cố gắng rút cây cầu thương mại sẽ chỉ khiến chúng ta và những người công nhân của chúng ta bị tổn thương”.
“Ở thời điểm hiện tại, tôi đang là Tổng thống Mỹ, và tôi ủng hộ TPP”, ông Obama tuyên bố. “Tôi cho rằng tôi có được lập luận tốt hơn”.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), TPP có thể làm gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GPD) của các nước thành viên thêm trung bình 1,1% trong thời gian đến năm 2030. Đây sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất của Mỹ kể từ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) 1994.
TPP vượt khỏi khuôn khổ của các thỏa thuận thương mại thông thường vốn chỉ tập trung chủ yếu vào giảm thuế quan. Thỏa thuận này nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ ngặt nghèo hơn đối với bằng sáng chế và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các công ty cạnh tranh với các doanh nghiệp có sự hậu thuẫn của chính phủ.
Obama nói TPP cũng sẽ tạo ra các quy định có tính thực thi cao về lao động và môi trường, cho phép các quốc gia thành viên xử lý tốt hơn những hoạt động bất hợp pháp như buôn người, săn bắn động vật hoang dã, đánh bắt cá phi pháp, sử dụng lao động trẻ em, và phá rừng.
TPP “mang lại cho chúng ta đòn bẩy để thúc đẩy những điều tiến bộ và những vấn đề mà người dân Mỹ, bao gồm các tổ chức công đoàn, nói là họ quan tâm”, ông Obama nói. “Tôi chưa nghe thấy bất kỳ ai nói rằng các quy định thương mại hiện hành là tốt hơn cho những vấn đề như quyền của người lao động và bảo vệ môi trường so với trường hợp nếu TPP được phê chuẩn”.
Bà Clinton chính là người đã giúp đàm phán TPP khi còn là Ngoại trưởng Mỹ. Tuy nhiên, khi tranh cử Tổng thống, bà đã buộc phải đi đến phản đối TPP do áp lực từ đối thủ trong cuộc bầu cử sơ bộ là ông Bernie Sanders, một người chống TPP. Sanders đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt tại đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ vào tuần trước khi phát biểu rằng đảng này cần chặn bất kỳ nỗ lực nào tìm cách đưa TPP được thông qua sau cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay.
“Tôi có một số người bạn rất thân, những người mà tôi rất ngưỡng mộ, nhưng tôi bất đồng quan điểm với họ”, ông Obama nói. “Điều đó cũng không sao. Tôi tôn trọng những lập luận mà họ đưa ra. Những lập luận đó xuất phát từ những lo ngại chính đáng về vị trí của người công nhân và tiền lương ở đất nước này”.
Đến nay, các nghị sỹ Cộng hòa không muốn tổ chức bỏ phiếu về TPP - thỏa thuận mà Trump luôn nói là sẽ gây ra những điều tồi tệ cho người lao động Mỹ. Tháng trước, thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell nói rằng cơ hội để TPP được thông qua trong năm nay là “khá mỏng”.
Obama nói ông biết TPP gặp khó khăn về chính trị, nhưng vẫn lạc quan rằng ông có thể thúc đẩy việc thông qua TPP sau cuộc bầu cử. Ông đề xuất gặp các nghị sỹ từ cả hai đảng để trao đổi về việc phê chuẩn TPP.
“Hy vọng là sau cuộc bầu cử, mọi người sẽ chú ý nhiều hơn đến TPP”, Obama phát biểu.
Trước đó, phát biểu ngày 1/8 tại thủ đô Washington của Mỹ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng không chỉ là một “nhân tố làm thay đổi cuộc chơi kinh tế”, TPP còn có thể “gia tăng mức độ thực chất trong cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Ông Lý Hiển Long cảnh báo uy tín của Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng xấu và mối quan hệ Mỹ-Nhật có thể gặp nhiều bất lợi nếu TPP thất bại. Tỷ lệ ủng hộ của nông dân Nhật đối với Thủ tướng nước này Shinzo Abe đã giảm xống do ông Abe ủng hộ TPP, một thỏa thuận mà nhiều nông dân Nhật phản đối.
“Cuối cùng, nếu chú rể đứng đợi ở giáo đường mà cô dâu không tới, thì tôi nghĩ là sẽ có những người phải chịu đau không chỉ về cảm xúc, mà còn chịu thương tổn trong một thời gian rất dài nữa”, ông Lý Hiển Long cảnh báo.