Vì sao một loạt vụ việc “nóng” chưa có kết quả thanh tra?
Phó tổng thanh tra Chính phủ nói “một số kết luận thanh tra cần chờ đợi” và “chúng tôi cần thêm thời gian”
Một loạt các vụ việc được thanh tra trong năm 2013 như thanh tra VCCI, thanh tra vàng, thanh tra Agribank... đến nay vẫn chưa có kết luận. Câu hỏi về nguyên nhân đã được phóng viên đặt ra với ông Trần Đức Lượng, Phó tổng thanh tra Chính phủ.
Ông Lượng nói:
- Thông tin chúng tôi chuyển tải cho báo chí phải bảo đảm tính chính xác, khách quan và trung thực, muốn vậy việc cung cấp thông tin phải đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, thông tin không đầy đủ còn làm cho người tiếp nhận hiểu sai bản chất sự việc. Điều này sẽ không đạt mục đích là tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
Do vậy, một số kết luận thanh tra cần chờ đợi và chúng tôi cần thêm thời gian. Ví dụ vụ việc ở VCCI đến nay chưa kết luận, hay vụ việc tại Agribank nhiều người đã đặt câu hỏi vì sao chậm thì trước hết phải khẳng định tính phức tạp, nhạy cảm của nội dung thanh tra.
Hệ thống ngân hàng liên quan đến an ninh hệ thống nên thông tin phải tuyệt đối chính xác, đánh giá phải thật khách quan. Thanh tra Chính phủ vẫn phải tiếp tục tập hợp qua nhiều kênh thông tin, phải nghe giải trình, phản biện đảm bảo độ chính xác trung thực sau đó sẽ công khai.
Tất nhiên, chậm ở đây cũng có những yếu tố khách quan và chủ quan. Ví dụ việc cung cấp thông tin tài liệu của những đơn vị được thanh tra chậm, hoặc xuất hiện những tình huống không thể cung cấp kịp cho cơ quan thanh tra.
Nhưng cũng có phần liên quan đến năng lực phân tích đánh giá tổng hợp của các thành viên đoàn thanh tra. Đây là một điểm yếu chúng tôi cố gắng chỉ đạo, khắc phục trong thời gian tới để đáp ứng được nhu cầu thông tin của xã hội cũng vì sự phát triển chung...
Một nội dung dư luận rất quan tâm là vừa qua, các thành viên Chính phủ có báo cáo về kê khai tài sản và thu nhập, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm kiểm soát các báo cáo này không, thưa ông?
Việc kê khai tài sản và minh bạch thu nhập của những người có trách nhiệm kê khai phải thực hiện các qui định của Luật Phòng chống tham nhũng, các nghị định của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm. Đối tượng, phạm vi kê khai, trình tự thủ tục kê khai đã được quy định rất rõ.
Riêng thắc mắc bản kê khai tài sản của các thành viên Chính phủ sẽ thực hiện ở đâu? Đây là diện cán bộ thuộc Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý, tuyệt đại đa số là ủy viên Trung ương Đảng nên phải công khai ở chi bộ mà họ sinh hoạt, công khai ở cấp ủy mà họ là cấp ủy viên, còn các thành viên Chính phủ thì công khai tại Quốc hội.
Xin ông cho biết, trọng tâm của kế hoạch thanh tra 2014 sẽ tập trung vào những lĩnh vực nào?
Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải phục vụ quản lý để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Đó là định hướng lớn nhất đồng thời cũng phải góp phần phòng ngừa, phát hiện những sơ hở trong cơ chế chính sách nhất là những lĩnh vực cơ chế chính sách chưa hoàn thiện. Đây cũng là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của ngành thanh tra.
Các trọng tâm thanh tra năm 2014 bao gồm quản lý và sử dụng đất đai. Đây là lĩnh vực còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thực tế, đã chỉ ra được một phần là do tham nhũng nhưng việc phòng ngừa lãng phí còn rất ghê gớm. Trong lĩnh vực này, chúng ta vừa phải hoàn thành thể chế, cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện những qui định đã có và được cuộc sống kiểm nghiệm là đã đúng, đã trúng. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cấp theo qui định về phân cấp quản lý và sử dụng đất đai với chủ trương hướng nhiều tới cấp địa phương, trách nhiệm của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
Để làm tốt điều này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải có một thông tư liên ngành giữa Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường, rồi có qui chế phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với các bộ ngành Trung ương với hai thành phố Hà Nội và Tp.HCM, nơi có giá đất rất cao để làm tốt hơn việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai.
Trọng tâm thứ hai liên quan đến lĩnh vực quản lý, khai thác khoáng sản. Đây là lĩnh vực mà cơ chế, chính sách phải tiếp tục hoàn thiện, như việc phân cấp ủy quyền trong việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản.
Ông Lượng nói:
- Thông tin chúng tôi chuyển tải cho báo chí phải bảo đảm tính chính xác, khách quan và trung thực, muốn vậy việc cung cấp thông tin phải đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, thông tin không đầy đủ còn làm cho người tiếp nhận hiểu sai bản chất sự việc. Điều này sẽ không đạt mục đích là tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
Do vậy, một số kết luận thanh tra cần chờ đợi và chúng tôi cần thêm thời gian. Ví dụ vụ việc ở VCCI đến nay chưa kết luận, hay vụ việc tại Agribank nhiều người đã đặt câu hỏi vì sao chậm thì trước hết phải khẳng định tính phức tạp, nhạy cảm của nội dung thanh tra.
Hệ thống ngân hàng liên quan đến an ninh hệ thống nên thông tin phải tuyệt đối chính xác, đánh giá phải thật khách quan. Thanh tra Chính phủ vẫn phải tiếp tục tập hợp qua nhiều kênh thông tin, phải nghe giải trình, phản biện đảm bảo độ chính xác trung thực sau đó sẽ công khai.
Tất nhiên, chậm ở đây cũng có những yếu tố khách quan và chủ quan. Ví dụ việc cung cấp thông tin tài liệu của những đơn vị được thanh tra chậm, hoặc xuất hiện những tình huống không thể cung cấp kịp cho cơ quan thanh tra.
Nhưng cũng có phần liên quan đến năng lực phân tích đánh giá tổng hợp của các thành viên đoàn thanh tra. Đây là một điểm yếu chúng tôi cố gắng chỉ đạo, khắc phục trong thời gian tới để đáp ứng được nhu cầu thông tin của xã hội cũng vì sự phát triển chung...
Một nội dung dư luận rất quan tâm là vừa qua, các thành viên Chính phủ có báo cáo về kê khai tài sản và thu nhập, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm kiểm soát các báo cáo này không, thưa ông?
Việc kê khai tài sản và minh bạch thu nhập của những người có trách nhiệm kê khai phải thực hiện các qui định của Luật Phòng chống tham nhũng, các nghị định của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm. Đối tượng, phạm vi kê khai, trình tự thủ tục kê khai đã được quy định rất rõ.
Riêng thắc mắc bản kê khai tài sản của các thành viên Chính phủ sẽ thực hiện ở đâu? Đây là diện cán bộ thuộc Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý, tuyệt đại đa số là ủy viên Trung ương Đảng nên phải công khai ở chi bộ mà họ sinh hoạt, công khai ở cấp ủy mà họ là cấp ủy viên, còn các thành viên Chính phủ thì công khai tại Quốc hội.
Xin ông cho biết, trọng tâm của kế hoạch thanh tra 2014 sẽ tập trung vào những lĩnh vực nào?
Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải phục vụ quản lý để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Đó là định hướng lớn nhất đồng thời cũng phải góp phần phòng ngừa, phát hiện những sơ hở trong cơ chế chính sách nhất là những lĩnh vực cơ chế chính sách chưa hoàn thiện. Đây cũng là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của ngành thanh tra.
Các trọng tâm thanh tra năm 2014 bao gồm quản lý và sử dụng đất đai. Đây là lĩnh vực còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thực tế, đã chỉ ra được một phần là do tham nhũng nhưng việc phòng ngừa lãng phí còn rất ghê gớm. Trong lĩnh vực này, chúng ta vừa phải hoàn thành thể chế, cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện những qui định đã có và được cuộc sống kiểm nghiệm là đã đúng, đã trúng. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cấp theo qui định về phân cấp quản lý và sử dụng đất đai với chủ trương hướng nhiều tới cấp địa phương, trách nhiệm của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
Để làm tốt điều này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải có một thông tư liên ngành giữa Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường, rồi có qui chế phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với các bộ ngành Trung ương với hai thành phố Hà Nội và Tp.HCM, nơi có giá đất rất cao để làm tốt hơn việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai.
Trọng tâm thứ hai liên quan đến lĩnh vực quản lý, khai thác khoáng sản. Đây là lĩnh vực mà cơ chế, chính sách phải tiếp tục hoàn thiện, như việc phân cấp ủy quyền trong việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản.