Asia Times: “Chứng khoán Việt Nam, con ngựa bất kham”
Những nhà đầu tư lớn có khả năng mua vào bán ra liên tiếp để nâng giá một số cổ phần hấp dẫn
Ngày 9/3, báo điện tử "Asia Times" đã phát phóng sự nói về thị trường chứng khoán ở Việt Nam, trong đó nói rằng cơn sốt trên thị trường chứng khoán hiện nay đang đặt ra những vấn đề quan trọng về kinh tế đối với Việt Nam.
Theo biên tập viên về Đông Nam Á Shown W. Crispin của báo điện tử "Asia Times", Việt Nam hiện đang thúc đẩy kế hoạch cải tổ nền kinh tế theo hướng thị trường toàn cầu hóa. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục thu hút vốn đầu tư để cạnh tranh với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.
Vừa qua, Việt Nam đã ký thỏa thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với cam kết mở rộng cánh cửa đầu tư và tài chính cho quốc tế. Tuy nhiên, việc vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam trong những ngày gần đây khiến nhiều người không khỏi lo lắng.
Thứ nhất, số ngoại tệ này có thể làm mất khả năng điều tiết tiền tệ để chống lạm phát hay giảm phát. Thứ hai, tiền nước ngoài đổ vào nhằm mục đích đầu cơ sẽ khuynh đảo và chiếm lĩnh thị trường non trẻ này. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Những nhà đầu tư lớn có khả năng mua vào bán ra liên tiếp để nâng giá một số cổ phần hấp dẫn.
Chiến thuật liên tiếp mua vào rồi bán ra với giá cao hơn khiến giá cổ phiếu liên tục tăng lên, hấp dẫn những nhà đầu tư mới vào nghề chạy theo kiếm lời và họ đã thu lợi không ít cho đến màn cuối của kế hoạch "nham hiểm" này.
Những người đầu cơ cổ phiếu tiếp tục tăng lợi nhuận theo cấp số cộng trong suốt tiến trình, vì chính họ mua vào rồi lại bán ra với giá cao hơn. Cho tới khi nhận thấy giá cổ phiếu đã tăng tới mức tột đỉnh, họ sẽ nhử mồi để tung ra bán hết, trong lúc đám đông vẫn tranh nhau mua vào.
Khi đó, mức cầu giả tạo sẽ rớt xuống con số không và những người đầu cơ chuyển tiền đi lo chuyện khác, không mua vào cổ phiếu nữa. Hàng trăm ngàn cổ phần mất giá sẽ kéo theo tài sản của nhiều người chìm xuống đáy vực. Bài học này không mới, nhưng vẫn lừa được nhiều nạn nhân trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, việc hạn chế vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán cũng có nghĩa là không thực hiện những cam kết trong hiệp định gia nhập WTO.
Hiện nay nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua tới 49% trị giá vốn điều lệ của các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán và Việt Nam quyết định chưa nới rộng giới hạn đó. Giới đầu tư quốc tế cho rằng Việt Nam có thể đang lặp lại thời điểm mới mở cửa hồi thập niên 1990.
Hiện nay, hệ thống tài chính của Việt Nam chưa được cải tổ đúng mức để thích nghi với luật chơi của kinh tế thị trường toàn cầu hoá. Tuy nhiên, nếu mở cửa nửa vời, Việt Nam sẽ làm mất nhiều mối đầu tư, trong bối cảnh các nước khác đang phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút đầu tư.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán như một con ngựa bất kham, có thể đẩy hệ thống tài chính non yếu vào tình thế dễ bị suy sụp. Lượng mua bán trên thị trường ngoài luồng mà giới chuyên môn gọi là OTC nhiều gấp gần ba lần thị trường chính thức ở cả hai sàn chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), số lượng công ty có niêm yết chính thức chỉ khoảng 200, trong khi số công ty không niêm yết là 7.000. Nhiều công ty ra đời từ các công ty quốc doanh cổ phần hoá hoặc do tư nhân sở hữu, chỉ chuyên mua bán cổ phần không chính thức. Hầu hết trái phiếu mua bán ngoài luồng chỉ được báo cho Hội đồng Quản trị HASTC theo thủ tục quy định và để thanh toán.
Thuật ngữ “không chính thức” hay “ngoài luồng” vẫn chưa đủ nói lên thực chất vấn đề. Những người môi giới không có phép, còn gọi là "cò chứng khoán", hoạt động riêng rẽ dưới sự bảo trợ của những người trung gian có phép. Đây là lực lượng chủ lực trong việc mua đi bán lại những cổ phần ngoài luồng một cách ồ ạt.
Thương vụ thường diễn ra tại các quán cà phê. Giấy tờ biên nhận và tiền thanh toán thường được sắp đặt trong vòng ít ngày sau. Người môi giới hưởng tiền hoa hồng bằng nửa phần trăm lượng giá trao đổi.
Cho tới thời điểm này, giá vẫn đang lên và thị trường còn nhiều dấu hiệu lạc quan. Tuy nhiên, đây mới thực sự là nguy cơ bởi việc thanh toán trong những thương vụ ngoài luồng không được pháp luật bảo vệ.
Tình trạng "vỡ nợ" của tư nhân cũng sẽ ảnh hưởng tới Nhà nước bởi hệ thống ngân hàng có thể đã tham gia cho vay đối với thị trường chứng khoán. Mặc dù Chính phủ Việt Nam có lệnh cấm các ngân hàng nhà nước mua bán chứng khoán hoặc cho vay với mục đích đó, song trên thực tế, những khoản vay "nóng" dưới nhiều danh nghĩa khác nhau chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Tờ "Asia Times" cho biết nhiều ngân hàng vẫn đang dồn tiền cho các khách hàng thân quen vay để mua bán chứng khoán. Vốn đang phải gánh chịu những khoản nợ khó đòi, các ngân hàng này sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản nếu thị trường chứng khoán lao xuống dốc. Trên thực tế, tình trạng "cùng nhau phá sản" đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang triển khai những nội dung trong khuôn khổ quy định của WTO, vừa phải duy trì đà tăng trưởng kinh tế, vừa giữ ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ này bao gồm cả việc cổ phần hoá hàng trăm doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải tránh được "làn sóng" khuynh đảo của nguồn vốn nước ngoài, trong khi vẫn hấp dẫn các nhà đâu tư bằng quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường để tiến vào "đại dương" đầy sóng gió, nhưng cũng dồi dào "hải sản".
Theo biên tập viên về Đông Nam Á Shown W. Crispin của báo điện tử "Asia Times", Việt Nam hiện đang thúc đẩy kế hoạch cải tổ nền kinh tế theo hướng thị trường toàn cầu hóa. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục thu hút vốn đầu tư để cạnh tranh với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.
Vừa qua, Việt Nam đã ký thỏa thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với cam kết mở rộng cánh cửa đầu tư và tài chính cho quốc tế. Tuy nhiên, việc vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam trong những ngày gần đây khiến nhiều người không khỏi lo lắng.
Thứ nhất, số ngoại tệ này có thể làm mất khả năng điều tiết tiền tệ để chống lạm phát hay giảm phát. Thứ hai, tiền nước ngoài đổ vào nhằm mục đích đầu cơ sẽ khuynh đảo và chiếm lĩnh thị trường non trẻ này. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Những nhà đầu tư lớn có khả năng mua vào bán ra liên tiếp để nâng giá một số cổ phần hấp dẫn.
Chiến thuật liên tiếp mua vào rồi bán ra với giá cao hơn khiến giá cổ phiếu liên tục tăng lên, hấp dẫn những nhà đầu tư mới vào nghề chạy theo kiếm lời và họ đã thu lợi không ít cho đến màn cuối của kế hoạch "nham hiểm" này.
Những người đầu cơ cổ phiếu tiếp tục tăng lợi nhuận theo cấp số cộng trong suốt tiến trình, vì chính họ mua vào rồi lại bán ra với giá cao hơn. Cho tới khi nhận thấy giá cổ phiếu đã tăng tới mức tột đỉnh, họ sẽ nhử mồi để tung ra bán hết, trong lúc đám đông vẫn tranh nhau mua vào.
Khi đó, mức cầu giả tạo sẽ rớt xuống con số không và những người đầu cơ chuyển tiền đi lo chuyện khác, không mua vào cổ phiếu nữa. Hàng trăm ngàn cổ phần mất giá sẽ kéo theo tài sản của nhiều người chìm xuống đáy vực. Bài học này không mới, nhưng vẫn lừa được nhiều nạn nhân trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, việc hạn chế vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán cũng có nghĩa là không thực hiện những cam kết trong hiệp định gia nhập WTO.
Hiện nay nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua tới 49% trị giá vốn điều lệ của các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán và Việt Nam quyết định chưa nới rộng giới hạn đó. Giới đầu tư quốc tế cho rằng Việt Nam có thể đang lặp lại thời điểm mới mở cửa hồi thập niên 1990.
Hiện nay, hệ thống tài chính của Việt Nam chưa được cải tổ đúng mức để thích nghi với luật chơi của kinh tế thị trường toàn cầu hoá. Tuy nhiên, nếu mở cửa nửa vời, Việt Nam sẽ làm mất nhiều mối đầu tư, trong bối cảnh các nước khác đang phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút đầu tư.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán như một con ngựa bất kham, có thể đẩy hệ thống tài chính non yếu vào tình thế dễ bị suy sụp. Lượng mua bán trên thị trường ngoài luồng mà giới chuyên môn gọi là OTC nhiều gấp gần ba lần thị trường chính thức ở cả hai sàn chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), số lượng công ty có niêm yết chính thức chỉ khoảng 200, trong khi số công ty không niêm yết là 7.000. Nhiều công ty ra đời từ các công ty quốc doanh cổ phần hoá hoặc do tư nhân sở hữu, chỉ chuyên mua bán cổ phần không chính thức. Hầu hết trái phiếu mua bán ngoài luồng chỉ được báo cho Hội đồng Quản trị HASTC theo thủ tục quy định và để thanh toán.
Thuật ngữ “không chính thức” hay “ngoài luồng” vẫn chưa đủ nói lên thực chất vấn đề. Những người môi giới không có phép, còn gọi là "cò chứng khoán", hoạt động riêng rẽ dưới sự bảo trợ của những người trung gian có phép. Đây là lực lượng chủ lực trong việc mua đi bán lại những cổ phần ngoài luồng một cách ồ ạt.
Thương vụ thường diễn ra tại các quán cà phê. Giấy tờ biên nhận và tiền thanh toán thường được sắp đặt trong vòng ít ngày sau. Người môi giới hưởng tiền hoa hồng bằng nửa phần trăm lượng giá trao đổi.
Cho tới thời điểm này, giá vẫn đang lên và thị trường còn nhiều dấu hiệu lạc quan. Tuy nhiên, đây mới thực sự là nguy cơ bởi việc thanh toán trong những thương vụ ngoài luồng không được pháp luật bảo vệ.
Tình trạng "vỡ nợ" của tư nhân cũng sẽ ảnh hưởng tới Nhà nước bởi hệ thống ngân hàng có thể đã tham gia cho vay đối với thị trường chứng khoán. Mặc dù Chính phủ Việt Nam có lệnh cấm các ngân hàng nhà nước mua bán chứng khoán hoặc cho vay với mục đích đó, song trên thực tế, những khoản vay "nóng" dưới nhiều danh nghĩa khác nhau chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Tờ "Asia Times" cho biết nhiều ngân hàng vẫn đang dồn tiền cho các khách hàng thân quen vay để mua bán chứng khoán. Vốn đang phải gánh chịu những khoản nợ khó đòi, các ngân hàng này sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản nếu thị trường chứng khoán lao xuống dốc. Trên thực tế, tình trạng "cùng nhau phá sản" đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang triển khai những nội dung trong khuôn khổ quy định của WTO, vừa phải duy trì đà tăng trưởng kinh tế, vừa giữ ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ này bao gồm cả việc cổ phần hoá hàng trăm doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải tránh được "làn sóng" khuynh đảo của nguồn vốn nước ngoài, trong khi vẫn hấp dẫn các nhà đâu tư bằng quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường để tiến vào "đại dương" đầy sóng gió, nhưng cũng dồi dào "hải sản".