Ban hành nghị quyết xử lý nợ xấu: Quốc hội lo lắng gì?
Có 170 ý kiến thảo luận ở tổ, trong đó có cựu Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Nhiều đại biểu Quốc hội tỏ ra lo lắng trước phiên thảo luận về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, diễn ra sáng 7/6.
Ngày 6/6, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi các vị đại biểu báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết dài 16 trang. Báo cáo cho biết đã có 170 lượt ý kiến đại biểu tham gia trong phiên thảo luận tổ ngày 26/5.
Nhiều ý kiến khác nhau
Theo báo cáo, bên cạnh đa số ý kiến đồng với sự cần thiết ban hành nghị quyết, một số vị băn khoăn vì dự thảo nghị quyết không có trong chương trình mới bổ sung vào nội dung kỳ họp, đề nghị làm rõ việc tách thành nghị quyết này và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng để đảm bảo tính ổn định, lâu dài trong việc thi hành, đảm bảo tính hợp lý.
Một số ý kiến cho rằng việc thông qua nghị quyết tại kỳ họp này quá gấp, cân nhắc thời điểm thông qua một kỳ hay hai kỳ, nếu có thêm thời gian thì xem xét nghị quyết kỹ hơn và lấy thêm ý kiến của các bên liên quan.
Đại biểu cũng đề nghị cân nhắc việc luật hóa các quy định, băn khoăn về việc nghị quyết tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng hơn là cho các đối tượng khác, việc ban hành nghị quyết theo thủ tục rút gọn, có thể tạo thành tiền lệ, cần lấy ý kiến đánh giá của Bộ Tư pháp đối với dự thảo nghị quyết.
Góp ý của đại biểu còn là nghị quyết cần đảm bảo tính minh bạch đảm bảo trước khi xử lý tài sản theo quy trình thủ tục, phải xử lý trách nhiệm các đối tượng vi phạm, gây nợ xấu cao.
Đại biểu cho rằng cần đánh giá tác động một số quy định mang tính đột phá có quy định chưa thống nhất với Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thi hành án dân sự, một số nội dung mới chưa có luật nào ban hành, cần phải nghiên cứu kỹ hơn. Cần làm rõ nguồn lực, mực tiêu xử lý nợ xấu trong 5 năm tới, cần thống kê, phân loại nợ xấu và gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu.
Đi vào nội dung cụ thể, ngay từ phạm vi điều chỉnh đã có nhiều ý kiến khác nhau.
Báo cáo nêu rõ, nhiều ý kiến cho rằng cần giới hạn phạm vi điều chỉnh là xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu đã xác định đến 31/12/2016 vì mục tiêu của nghị quyết là xử lý các khoản nợ xấu đã tồn tại trong thời gian qua. Những khoản nợ phát sinh sau 31/12/2016, tổ chức tín dụng phải nâng cao trách nhiệm trong quản lý, việc xử lý nợ xấu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật hiện hành.
Một số ý kiến đề nghị nghị quyết áp dụng xử lý nợ xấu tính đến ngày 31/12/2016 còn đối với việc xử lý các khoản nợ xấu sau thời điểm 31/12/2016, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về các khoản nợ đó và khi Quốc hội cho phép, sẽ sử dụng các biện pháp theo nghị quyết này để xử lý tiếp nợ xấu trong thời kỳ có hiệu lực của nghị quyết. Các vị này cho rằng quy định như vậy nhằm tránh tổ chức tín dụng lạm dụng các biện pháp đặc biệt trong nghị quyết và nâng cao trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu.
Nên hay không dùng ngân sách?
Liên quan đến nguyên tắc xử lý nợ xấu, trong 170 lượt phát biểu, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, cần huy động các nguồn lực khác để xử lý nợ xấu và quy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu.
Một số ý kiến khác lại đề nghị cân nhắc không nên bổ sung quyên tắc này vì các lý do: việc bổ sung nguyên tắc này phù hợp với tình hình ngân sách hiện nay nhưng theo kinh nghiệm quốc tế thì rất cần bàn tay của Nhà nước, dùng ngân sách xử lý nợ xấu, việc xử lý nợ xấu không có tiền thật sẽ rất khó. Việc tổ chức tín dụng tự xử lý có giới hạn, nên sẽ không khả thi nếu không dùng ngân sách.
VAMC là doanh nghiệp do Nhà nước cấp vốn, nếu không có tiền thì VAMC không xử lý được nợ xấu; nợ xấu có liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước nên cần có trách nhiệm của Nhà nước trong xử lý nợ xấu dựa trên khả năng nguồn ngân sách Nhà nước; cần phân biệt rõ đối với nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ theo các chương trình dự án do Chính phủ chỉ định… thì phải sử dụng ngân sách để xử lý.
Trong thực tế vẫn phải sử dụng ngân sách một cách gián tiếp để xử lý nợ xấu, nên nếu quy định nguyên tắc không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu thì không hợp lý - báo cáo phản ánh quan điểm của một số vị khác.
Về khái niệm, tiêu chí, xác định nợ xấu, Tổng thư ký Quốc hội cho biết đa số ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể về khái niệm nợ xấu, bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu hoặc đưa vào phụ lục để có cơ sở giám sát. Không nên giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định phạm vi, nguyên tắc và phương pháp xác định nợ xấu, cần quy định cụ thể trong nghị quyết. Có ý kiến đề nghị nếu quy định thẩm quyền về xác định nợ xấu thì giao cho Chính phủ, cần có tổ chức độc lập ngoài Ngân hàng Nhà nước để đánh giá, quy định nợ xấu.
Bên cạnh các nội dung trên, một số đại biểu còn lo lắng trước các quy định khác, trong đó có quyền thu giữ tài sản bảo đảm.
Một số ý kiến cho rằng không nên quy định quyền về thu giữ tài sản bảo đảm vì pháp luật dân sự coi giao dịch dân sự là thỏa thuận, pháp luật đã giao toà án xử lý, trừ trường hợp luật khác có quy định. Việc quy định quyền thu giữ của tổ chức tín dụng không qua trình tự, thủ tục tư pháp có thể ảnh hưởng quyền công dân, việc thu giữ chỉ nên thực hiện khi có phán quyết của tòa án.
Ngày 6/6, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi các vị đại biểu báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết dài 16 trang. Báo cáo cho biết đã có 170 lượt ý kiến đại biểu tham gia trong phiên thảo luận tổ ngày 26/5.
Nhiều ý kiến khác nhau
Theo báo cáo, bên cạnh đa số ý kiến đồng với sự cần thiết ban hành nghị quyết, một số vị băn khoăn vì dự thảo nghị quyết không có trong chương trình mới bổ sung vào nội dung kỳ họp, đề nghị làm rõ việc tách thành nghị quyết này và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng để đảm bảo tính ổn định, lâu dài trong việc thi hành, đảm bảo tính hợp lý.
Một số ý kiến cho rằng việc thông qua nghị quyết tại kỳ họp này quá gấp, cân nhắc thời điểm thông qua một kỳ hay hai kỳ, nếu có thêm thời gian thì xem xét nghị quyết kỹ hơn và lấy thêm ý kiến của các bên liên quan.
Đại biểu cũng đề nghị cân nhắc việc luật hóa các quy định, băn khoăn về việc nghị quyết tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng hơn là cho các đối tượng khác, việc ban hành nghị quyết theo thủ tục rút gọn, có thể tạo thành tiền lệ, cần lấy ý kiến đánh giá của Bộ Tư pháp đối với dự thảo nghị quyết.
Góp ý của đại biểu còn là nghị quyết cần đảm bảo tính minh bạch đảm bảo trước khi xử lý tài sản theo quy trình thủ tục, phải xử lý trách nhiệm các đối tượng vi phạm, gây nợ xấu cao.
Đại biểu cho rằng cần đánh giá tác động một số quy định mang tính đột phá có quy định chưa thống nhất với Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thi hành án dân sự, một số nội dung mới chưa có luật nào ban hành, cần phải nghiên cứu kỹ hơn. Cần làm rõ nguồn lực, mực tiêu xử lý nợ xấu trong 5 năm tới, cần thống kê, phân loại nợ xấu và gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu.
Đi vào nội dung cụ thể, ngay từ phạm vi điều chỉnh đã có nhiều ý kiến khác nhau.
Báo cáo nêu rõ, nhiều ý kiến cho rằng cần giới hạn phạm vi điều chỉnh là xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu đã xác định đến 31/12/2016 vì mục tiêu của nghị quyết là xử lý các khoản nợ xấu đã tồn tại trong thời gian qua. Những khoản nợ phát sinh sau 31/12/2016, tổ chức tín dụng phải nâng cao trách nhiệm trong quản lý, việc xử lý nợ xấu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật hiện hành.
Một số ý kiến đề nghị nghị quyết áp dụng xử lý nợ xấu tính đến ngày 31/12/2016 còn đối với việc xử lý các khoản nợ xấu sau thời điểm 31/12/2016, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về các khoản nợ đó và khi Quốc hội cho phép, sẽ sử dụng các biện pháp theo nghị quyết này để xử lý tiếp nợ xấu trong thời kỳ có hiệu lực của nghị quyết. Các vị này cho rằng quy định như vậy nhằm tránh tổ chức tín dụng lạm dụng các biện pháp đặc biệt trong nghị quyết và nâng cao trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu.
Nên hay không dùng ngân sách?
Liên quan đến nguyên tắc xử lý nợ xấu, trong 170 lượt phát biểu, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, cần huy động các nguồn lực khác để xử lý nợ xấu và quy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu.
Một số ý kiến khác lại đề nghị cân nhắc không nên bổ sung quyên tắc này vì các lý do: việc bổ sung nguyên tắc này phù hợp với tình hình ngân sách hiện nay nhưng theo kinh nghiệm quốc tế thì rất cần bàn tay của Nhà nước, dùng ngân sách xử lý nợ xấu, việc xử lý nợ xấu không có tiền thật sẽ rất khó. Việc tổ chức tín dụng tự xử lý có giới hạn, nên sẽ không khả thi nếu không dùng ngân sách.
VAMC là doanh nghiệp do Nhà nước cấp vốn, nếu không có tiền thì VAMC không xử lý được nợ xấu; nợ xấu có liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước nên cần có trách nhiệm của Nhà nước trong xử lý nợ xấu dựa trên khả năng nguồn ngân sách Nhà nước; cần phân biệt rõ đối với nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ theo các chương trình dự án do Chính phủ chỉ định… thì phải sử dụng ngân sách để xử lý.
Trong thực tế vẫn phải sử dụng ngân sách một cách gián tiếp để xử lý nợ xấu, nên nếu quy định nguyên tắc không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu thì không hợp lý - báo cáo phản ánh quan điểm của một số vị khác.
Về khái niệm, tiêu chí, xác định nợ xấu, Tổng thư ký Quốc hội cho biết đa số ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể về khái niệm nợ xấu, bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu hoặc đưa vào phụ lục để có cơ sở giám sát. Không nên giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định phạm vi, nguyên tắc và phương pháp xác định nợ xấu, cần quy định cụ thể trong nghị quyết. Có ý kiến đề nghị nếu quy định thẩm quyền về xác định nợ xấu thì giao cho Chính phủ, cần có tổ chức độc lập ngoài Ngân hàng Nhà nước để đánh giá, quy định nợ xấu.
Bên cạnh các nội dung trên, một số đại biểu còn lo lắng trước các quy định khác, trong đó có quyền thu giữ tài sản bảo đảm.
Một số ý kiến cho rằng không nên quy định quyền về thu giữ tài sản bảo đảm vì pháp luật dân sự coi giao dịch dân sự là thỏa thuận, pháp luật đã giao toà án xử lý, trừ trường hợp luật khác có quy định. Việc quy định quyền thu giữ của tổ chức tín dụng không qua trình tự, thủ tục tư pháp có thể ảnh hưởng quyền công dân, việc thu giữ chỉ nên thực hiện khi có phán quyết của tòa án.