Căng thẳng đàm phán FTA Mỹ - Hàn
Sau 3 ngày đàm phán vòng thứ 9, các nhà thương lượng Mỹ và Hàn Quốc vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng
Trong ba ngày qua, tại Washington (Mỹ) và Seoul (Hàn Quốc), các nhà thương lượng 2 nước đã tiến hành vòng đàm phán thứ 9 về Hiệp định Tự do thương mại (FTA) với tranh cãi căng thẳng chung quanh các vấn đề về nông sản, ô tô, thịt bò...
Tuy nhiên, dù quyết tâm sớm kết thúc đàm phán, song hai bên vẫn chưa đạt được thoả thuận cuối cùng.
Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đều rất thiện chí kết thúc đàm phán sớm cuối tháng 3 năm nay. Bởi vì đến cuối tháng 6 này, quyền xúc tiến thương mại do quốc hội Mỹ trao cho Tổng thống Mỹ Bush sẽ hết hiệu lực, nên trước đó 90 ngày phải kết thúc đàm phán và phải báo cáo lên Quốc hội.
Chưa vượt qua các vấn đề gây tranh cãi
Tối 21/3, Mỹ và Hàn Quốc đã kết thúc vòng đàm phán thứ 9 về Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương mà vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, mặc dù các quan chức hai bên đang nỗ lực để có thể ký FTA vào cuối tháng 3 này.
Vòng đàm phán tiếp theo sẽ được tổ chức tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong tuần sau, và các nhà đàm phán Mỹ hy vọng có thể kết thúc thành công vòng đàm phán này.
Trưởng đoàn đàm phán Mỹ Wendy Cutler cho biết, hai bên đã đạt được một số tiến bộ trong các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, các dịch vụ tài chính và xuất xứ của nhãn mác hàng dệt may.
Người phát ngôn của đại diện thương mại Mỹ, ông Stephen Norton cho biết, Mỹ và Hàn Quốc đã dần tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề nhạy cảm và là trở ngại lớn nhất giữa hai nước để tiến tới ký FTA.
Tuy nhiên, trong cuộc đàm phán tại Washington, hai bên vẫn không đạt được nhất trí về một số vấn đề nhạy cảm, như mức thuế cho các sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc; yêu cầu của các nhà sản xuất Mỹ, đặc biệt trong ngành công nghiệp ôtô...
Cụ thể là việc thay đổi chế độ và hệ thống thuế trong lĩnh vực ôtô (yêu cầu của Mỹ) và dỡ bỏ thuế (yêu cầu của Hàn Quốc); thay đổi chế độ chống bán phá giá (yêu cầu của Hàn Quốc); vấn đề công nhận các sản phẩm sản xuất ở Gaeseong là sản phẩm của Hàn Quốc (yêu cầu của Hàn Quốc); cho phép lồng tiếng đối với các kênh truyền hình nước ngoài (yêu cầu của Mỹ)...
Đặc biệt, Mỹ đã bày tỏ thái độ hết sức cứng rắn trong vấn đề thịt bò với tuyên bố “Nếu Hàn Quốc không cho phép nhập khẩu toàn diện kể cả với thịt bò lẫn các mẩu xương, thì sẽ không có thỏa thuận FTA”.
Phía Hàn Quốc từ trước tới nay vẫn duy trì chủ trương có thể gửi trả lại các lô thịt bò nhập khẩu lẫn các mẩu xương. Do đó, giữa hai bên vẫn tồn tại sự đối lập ý kiến rất quyết liệt. Tiếp đó là sự khác biệt ý kiến trong vấn đề đánh thuế đối với 235 mặt hàng nông sản hết sức nhạy cảm.
Trong khi diễn ra cuộc đàm phán này, giới nghị sĩ Mỹ đã gay gắt chỉ trích các thành viên đoàn đàm phán của họ không làm việc hết sức mình để mở cửa thị trường Hàn Quốc.
Họ cảnh báo QH Mỹ sẽ không phê chuẩn bất cứ thoả thuận nửa vời nào. Phe Dân chủ đặc biệt chỉ trích những hàng rào phi thuế quan hiện hành của Hàn Quốc với sản phẩm công nghiệp Mỹ nói chung và sản phẩm ô tô nói riêng. Mỹ hiện bị thâm hụt 11 tỷ USD trong buôn bán ô tô với Hàn Quốc.
FTA quan trọng với cả Hàn Quốc và Mỹ
Đối với cả hai nước, đây là đàm phán có ý nghĩa và quy mô kinh tế rất lớn, nên cả hai đều đã rất tập trung cao độ cho quá trình đàm phán. Trong thời gian chưa đầy một năm qua, hai bên đã tìm được sự tiếp cận, thống nhất ý kiến trong nhiều lĩnh vực.
Thỏa thuận FTA giữa Mỹ và Hàn Quốc được ký kết sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất kể từ sau Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ ký năm 1993.
Khi FTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại Mỹ - Hàn sẽ tăng 20% so với 74 tỷ USD năm 2006, giúp Hàn Quốc có thể tăng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và xuất khẩu sang Mỹ tăng 15%.
Đối với Hàn Quốc, nước có độ phụ thuộc vào nước ngoài của nền kinh tế lên tới trên 70% thì FTA Hàn - Mỹ rõ ràng là một sự lựa chọn để thu hẹp khoảng cách với Mỹ đang là thị trường lớn nhất thế giới.
Thêm vào đó, trong bối cảnh sẽ diễn ra các cuộc đàm phán về tự do thương mại giữa Hàn Quốc với các đối tác như EU, Canada, 6 nước trong Ủy ban Hợp tác vùng vịnh, Trung Quốc, việc FTA Hàn – Mỹ được ký kết sẽ thúc đẩy tốc độ đàm phán FTA giữa Hàn Quốc với các nền kinh tế khác. Vị thế của kinh tế Hàn Quốc chắc chắn sẽ tăng cường.
Trong khi đó, dư luận Mỹ cho rằng, việc ký FTA với Hàn Quốc có thể tạo cú hích quan trọng cho những nỗ lực duy trì sự hiện diện kinh tế của Mỹ tại Đông Á có tầm quan trọng chiến lược.Đây là khu vực chiếm tới 37% GDP của thế giới; 26% khối lượng thương mại toàn cầu và 29% khối lượng xuất khẩu của Mỹ.
Đồng thời, Hiệp định FTA Mỹ-Hàn còn tạo ra một khuôn mẫu có thể giúp Mỹ dễ dàng ký FTA với các nước châu Á khác, giúp Mỹ mở rộng tiến trình tự do hoá thương mại khu vực.
Nhưng theo hãng tin Hàn Quốc KBS, đàm phán FTA Hàn – Mỹ cũng là một sự lựa chọn nguy hiểm ở chỗ mức độ mở cửa một khi đã được quyết định thì không thể thay đổi lại được nữa.
Các quan chức thương mại Mỹ và Hàn Quốc tin tưởng rằng FTA sẽ mang lại các lợi ích về kinh tế, thương mại, chính trị và chiến lược cho mỗi nước, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác song phương.
Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng sẽ phải chấp nhận nhiều thách thức sau khi thực thi FTA với Mỹ. Theo báo cáo của Bộ Thương mại - Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, hơn 100.000 người sẽ mất việc làm trong vòng 10 năm sau khi nước này ký các FTA với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN.
Tuy nhiên, dù quyết tâm sớm kết thúc đàm phán, song hai bên vẫn chưa đạt được thoả thuận cuối cùng.
Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đều rất thiện chí kết thúc đàm phán sớm cuối tháng 3 năm nay. Bởi vì đến cuối tháng 6 này, quyền xúc tiến thương mại do quốc hội Mỹ trao cho Tổng thống Mỹ Bush sẽ hết hiệu lực, nên trước đó 90 ngày phải kết thúc đàm phán và phải báo cáo lên Quốc hội.
Chưa vượt qua các vấn đề gây tranh cãi
Tối 21/3, Mỹ và Hàn Quốc đã kết thúc vòng đàm phán thứ 9 về Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương mà vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, mặc dù các quan chức hai bên đang nỗ lực để có thể ký FTA vào cuối tháng 3 này.
Vòng đàm phán tiếp theo sẽ được tổ chức tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong tuần sau, và các nhà đàm phán Mỹ hy vọng có thể kết thúc thành công vòng đàm phán này.
Trưởng đoàn đàm phán Mỹ Wendy Cutler cho biết, hai bên đã đạt được một số tiến bộ trong các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, các dịch vụ tài chính và xuất xứ của nhãn mác hàng dệt may.
Người phát ngôn của đại diện thương mại Mỹ, ông Stephen Norton cho biết, Mỹ và Hàn Quốc đã dần tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề nhạy cảm và là trở ngại lớn nhất giữa hai nước để tiến tới ký FTA.
Tuy nhiên, trong cuộc đàm phán tại Washington, hai bên vẫn không đạt được nhất trí về một số vấn đề nhạy cảm, như mức thuế cho các sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc; yêu cầu của các nhà sản xuất Mỹ, đặc biệt trong ngành công nghiệp ôtô...
Cụ thể là việc thay đổi chế độ và hệ thống thuế trong lĩnh vực ôtô (yêu cầu của Mỹ) và dỡ bỏ thuế (yêu cầu của Hàn Quốc); thay đổi chế độ chống bán phá giá (yêu cầu của Hàn Quốc); vấn đề công nhận các sản phẩm sản xuất ở Gaeseong là sản phẩm của Hàn Quốc (yêu cầu của Hàn Quốc); cho phép lồng tiếng đối với các kênh truyền hình nước ngoài (yêu cầu của Mỹ)...
Đặc biệt, Mỹ đã bày tỏ thái độ hết sức cứng rắn trong vấn đề thịt bò với tuyên bố “Nếu Hàn Quốc không cho phép nhập khẩu toàn diện kể cả với thịt bò lẫn các mẩu xương, thì sẽ không có thỏa thuận FTA”.
Phía Hàn Quốc từ trước tới nay vẫn duy trì chủ trương có thể gửi trả lại các lô thịt bò nhập khẩu lẫn các mẩu xương. Do đó, giữa hai bên vẫn tồn tại sự đối lập ý kiến rất quyết liệt. Tiếp đó là sự khác biệt ý kiến trong vấn đề đánh thuế đối với 235 mặt hàng nông sản hết sức nhạy cảm.
Trong khi diễn ra cuộc đàm phán này, giới nghị sĩ Mỹ đã gay gắt chỉ trích các thành viên đoàn đàm phán của họ không làm việc hết sức mình để mở cửa thị trường Hàn Quốc.
Họ cảnh báo QH Mỹ sẽ không phê chuẩn bất cứ thoả thuận nửa vời nào. Phe Dân chủ đặc biệt chỉ trích những hàng rào phi thuế quan hiện hành của Hàn Quốc với sản phẩm công nghiệp Mỹ nói chung và sản phẩm ô tô nói riêng. Mỹ hiện bị thâm hụt 11 tỷ USD trong buôn bán ô tô với Hàn Quốc.
FTA quan trọng với cả Hàn Quốc và Mỹ
Đối với cả hai nước, đây là đàm phán có ý nghĩa và quy mô kinh tế rất lớn, nên cả hai đều đã rất tập trung cao độ cho quá trình đàm phán. Trong thời gian chưa đầy một năm qua, hai bên đã tìm được sự tiếp cận, thống nhất ý kiến trong nhiều lĩnh vực.
Thỏa thuận FTA giữa Mỹ và Hàn Quốc được ký kết sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất kể từ sau Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ ký năm 1993.
Khi FTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại Mỹ - Hàn sẽ tăng 20% so với 74 tỷ USD năm 2006, giúp Hàn Quốc có thể tăng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và xuất khẩu sang Mỹ tăng 15%.
Đối với Hàn Quốc, nước có độ phụ thuộc vào nước ngoài của nền kinh tế lên tới trên 70% thì FTA Hàn - Mỹ rõ ràng là một sự lựa chọn để thu hẹp khoảng cách với Mỹ đang là thị trường lớn nhất thế giới.
Thêm vào đó, trong bối cảnh sẽ diễn ra các cuộc đàm phán về tự do thương mại giữa Hàn Quốc với các đối tác như EU, Canada, 6 nước trong Ủy ban Hợp tác vùng vịnh, Trung Quốc, việc FTA Hàn – Mỹ được ký kết sẽ thúc đẩy tốc độ đàm phán FTA giữa Hàn Quốc với các nền kinh tế khác. Vị thế của kinh tế Hàn Quốc chắc chắn sẽ tăng cường.
Trong khi đó, dư luận Mỹ cho rằng, việc ký FTA với Hàn Quốc có thể tạo cú hích quan trọng cho những nỗ lực duy trì sự hiện diện kinh tế của Mỹ tại Đông Á có tầm quan trọng chiến lược.Đây là khu vực chiếm tới 37% GDP của thế giới; 26% khối lượng thương mại toàn cầu và 29% khối lượng xuất khẩu của Mỹ.
Đồng thời, Hiệp định FTA Mỹ-Hàn còn tạo ra một khuôn mẫu có thể giúp Mỹ dễ dàng ký FTA với các nước châu Á khác, giúp Mỹ mở rộng tiến trình tự do hoá thương mại khu vực.
Nhưng theo hãng tin Hàn Quốc KBS, đàm phán FTA Hàn – Mỹ cũng là một sự lựa chọn nguy hiểm ở chỗ mức độ mở cửa một khi đã được quyết định thì không thể thay đổi lại được nữa.
Các quan chức thương mại Mỹ và Hàn Quốc tin tưởng rằng FTA sẽ mang lại các lợi ích về kinh tế, thương mại, chính trị và chiến lược cho mỗi nước, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác song phương.
Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng sẽ phải chấp nhận nhiều thách thức sau khi thực thi FTA với Mỹ. Theo báo cáo của Bộ Thương mại - Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, hơn 100.000 người sẽ mất việc làm trong vòng 10 năm sau khi nước này ký các FTA với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN.