“Chẳng nhẽ loại 14% nhà đầu tư khỏi thị trường?”
Ý kiến của một số chuyên gia và nhà đầu tư xung quanh việc giao dịch cổ phiếu theo lô 100, dự kiến từ ngày 7/5 tới đây
Ý kiến của một số chuyên gia và nhà đầu tư xung quanh việc giao dịch cổ phiếu theo lô 100, dự kiến từ ngày 7/5 tới đây.
>>Giao dịch theo lô 100: Cơ hội hay thiệt thòi?
“Ít nước nào khuyến khích nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ trực tiếp giao dịch”
(Ông Huỳnh Thế Du, chuyên gia kinh tế)
“Tôi thấy rằng ở Việt Nam, mỗi sự thay đổi nhỏ cũng thường thu hút sự quan tâm của dư luận và từ trước đến nay, chúng ta vẫn hay chiều hơn là dẫn dắt để công chúng nắm được bản chất của vấn đề.
Thực ra bản chất của sự thay đổi khối lượng giao dịch một lô tối thiểu từ 10 lên 100 không ảnh hưởng nhiều đến thị trường cũng như công bằng quyền lợi của nhà đầu tư. Chỉ những trường hợp cổ phiếu quá nóng thì giá trị của lô 100 cổ phiếu mới là đáng kể (ở thời điểm giá của FPT lên đến 650 nghìn đồng/cổ phiếu thì khối lượng một lô sẽ lên đến 65 triệu đồng).
Ở mức thị trường ổn định và đúng bản chất của nó thì giá trị của lô 100 cổ phiếu, nhìn chung là không quá 10 triệu đồng. Đây là con số khá kiêm tốn và nếu mỗi phiên giao dịch chỉ là một lô thì chi phí giao dịch sẽ rất lớn. Điều này sẽ không hiệu quả cho cả nhà đầu tư và nền kinh tế.
Không thể phủ nhận rằng, để thị trường lớn lên, cần phải có nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, do các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường không có đủ điều kiện để nắm bắt thông tin và hiểu biết một cách cặn kẽ về thị trường, dễ dao động làm cho hoạt động đầu tư theo tâm lý đám đông, theo “bầy đàn” thường xảy ra.
Do vậy, ít có nước nào khuyến khích nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ trực tiếp tham gia giao dịch trên thị trường mà họ được khuyến khích nên tập trung lại (tức là đầu tư qua các quỹ đầu tư - các nhà đầu tư có tổ chức).
Điều này sẽ mang lại có hai lợi ích cơ bản. Thứ nhất, tránh những biến động không đáng có của thị trường. Thứ hai, các nhà đầu tư sẽ đa dạng hóa được danh mục đầu tư, giảm thiểu được rủi ro.
Cũng có ý cho rằng do cơ sở hạ tầng, nguồn lực chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu của một sự gia tăng quá lớn các nhà đầu tư nên việc tăng tỷ lệ nói trên là nhằm một mục đích hạn chế tình trạng quá tải do quá nhiều lệnh nhỏ trong thời gian qua. Khi nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu đó thì việc nâng tỷ lệ nói trên có thể là một giải pháp.
Nhìn chung, một thị trường chứng khoán phát triển và trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả phải dựa trên các nhà đầu tư có tổ chức được trang bị đầy đủ kiến thức và những nguồn lực liên quan để có thể tính toán, đầu tư đồng tiền của mình vào những nơi có suất sinh lời lớn và mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế, chứ không thể dựa vào những hoạt động có tính chất đầu cơ hay may rủi trên sòng bài mà quyết định chỉ dựa vào trực giác và sở thích nhất thời”.
“Chẳng nhẽ loại 14% nhà đầu tư khỏi thị trường?”
(Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI)
“Theo dõi tình hình giá cả chứng khoán trong giai đoạn này thì nhận thấy nếu thực hiện giao dịch lô chẵn là 100 cổ phiếu thì để thực hiện 1 lệnh giao dịch với mức tối thiểu 100 cổ phiếu thì nhà đầu tư phải bỏ ra từ 1,5 triệu - 60 triệu đồng.
Phần lớn các cổ phiếu blue-chips đều có giá trên 100.000 đồng/cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư biết đầu tư bài bản tức là không bỏ hết trứng vào 1 giỏ hay đầu tư vào 1 cổ phiếu không quá 10% số tiền của mình thì e rằng những nhà đầu tư nhỏ có số tiền dưới 100 triệu đồng sẽ không bao giờ đạt được 1 danh mục đầu tư tốt, như vậy quy định mới sẽ càng đẩy nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ.
Việc dự kiến thay đổi đơn vị giao dịch lên 100 cổ phiếu vô tình tạo ra một sự phân biệt đối xử trên thị trường mà điều này không hợp với qui luật phát triển thị trường chứng khoán. Quan điểm của VAFI là trân trọng với tất cả các nhà đầu tư, mọi nhà đầu tư đều được đối xử bình đẳng và tôn trọng. Việc đầu tư chứng khoán dù ít hay nhiều đều góp phần xây dựng đất nước và được coi là hành động yêu nước.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, số lượng người đầu tư chứng khoán mới chỉ có vài trăm ngàn người tham gia (chiếm khoảng 0,3 % dân số). So với các nước trong khu vực còn đạt tỷ lệ thấp (5% - 40%), vậy làm cách nào để xã hội hóa đầu tư chứng khoán? Làm cách nào để nhà đầu tư mới gia nhập thị trường được thuận lợi và an toàn hơn?
Chẳng nhẽ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước loại 14% nhà đầu tư ra khỏi thị trường chứng khoán hoặc 14% nhà đầu tư tham gia thị trường sẽ không có điều kiện như các nhà đầu tư khác trong việc chọn lựa danh mục đầu tư của mình?”.
“Hạn chế rất lớn tới tính thanh khoản của cổ phiếu”
(Ông Bùi Thái Phương, Nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Thăng Long)
“Là một nhà đầu tư, tôi rất thất vọng khi đón nhận những thông tin về sự thay đổi này. Tôi phản đối kịch liệt. Vì sao? Vì vấn đề quan trọng nhất ở đây chính là sự thay đổi đơn vị lô giao dịch sẽ tác động tới quyền lợi của nhà đầu tư.
Tôi xin đưa ra ví dụ: tôi đang có 300 cổ phiếu FPT, công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu 50% chẳng hạn, tức là tôi nắm trong tay 450 cổ phiếu FPT. Nếu như áp dụng lô chẵn là 10 cổ phiếu thì chẳng có gì phải nói. Còn theo quy định mới, phần 50 cổ phiếu lẻ đó phải giải quyết thế nào, nhất là với một cổ phiếu có giá trị lớn, tổng giá trị là một khoản đầu tư đáng kể với nhà đầu tư nhỏ.
Nhà quản lý có nói rằng có thể giải quyết phần lẻ đó bằng tiền mặt. Vậy tiền mặt như thế nào? FPT sẽ trả tiền mặt thay vì cổ phiếu theo mệnh giá hay mua lại bằng một mức giá thấp hơn thị trường? Những giải pháp đó đều gây thiệt thòi cho nhà đầu tư.
Vì vậy, đây là một chính sách hạn chế rất lớn tới tính thanh khoản của cổ phiếu. Vấn đề không phải là hình thức giao dịch hay các biện pháp kỹ thuật về thị trường mà liên quan đến nhiều vấn đề mà cơ quan quản lý phải tính toán kỹ trước khi đưa ra”.
>>Giao dịch theo lô 100: Cơ hội hay thiệt thòi?
“Ít nước nào khuyến khích nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ trực tiếp giao dịch”
(Ông Huỳnh Thế Du, chuyên gia kinh tế)
“Tôi thấy rằng ở Việt Nam, mỗi sự thay đổi nhỏ cũng thường thu hút sự quan tâm của dư luận và từ trước đến nay, chúng ta vẫn hay chiều hơn là dẫn dắt để công chúng nắm được bản chất của vấn đề.
Thực ra bản chất của sự thay đổi khối lượng giao dịch một lô tối thiểu từ 10 lên 100 không ảnh hưởng nhiều đến thị trường cũng như công bằng quyền lợi của nhà đầu tư. Chỉ những trường hợp cổ phiếu quá nóng thì giá trị của lô 100 cổ phiếu mới là đáng kể (ở thời điểm giá của FPT lên đến 650 nghìn đồng/cổ phiếu thì khối lượng một lô sẽ lên đến 65 triệu đồng).
Ở mức thị trường ổn định và đúng bản chất của nó thì giá trị của lô 100 cổ phiếu, nhìn chung là không quá 10 triệu đồng. Đây là con số khá kiêm tốn và nếu mỗi phiên giao dịch chỉ là một lô thì chi phí giao dịch sẽ rất lớn. Điều này sẽ không hiệu quả cho cả nhà đầu tư và nền kinh tế.
Không thể phủ nhận rằng, để thị trường lớn lên, cần phải có nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, do các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường không có đủ điều kiện để nắm bắt thông tin và hiểu biết một cách cặn kẽ về thị trường, dễ dao động làm cho hoạt động đầu tư theo tâm lý đám đông, theo “bầy đàn” thường xảy ra.
Do vậy, ít có nước nào khuyến khích nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ trực tiếp tham gia giao dịch trên thị trường mà họ được khuyến khích nên tập trung lại (tức là đầu tư qua các quỹ đầu tư - các nhà đầu tư có tổ chức).
Điều này sẽ mang lại có hai lợi ích cơ bản. Thứ nhất, tránh những biến động không đáng có của thị trường. Thứ hai, các nhà đầu tư sẽ đa dạng hóa được danh mục đầu tư, giảm thiểu được rủi ro.
Cũng có ý cho rằng do cơ sở hạ tầng, nguồn lực chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu của một sự gia tăng quá lớn các nhà đầu tư nên việc tăng tỷ lệ nói trên là nhằm một mục đích hạn chế tình trạng quá tải do quá nhiều lệnh nhỏ trong thời gian qua. Khi nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu đó thì việc nâng tỷ lệ nói trên có thể là một giải pháp.
Nhìn chung, một thị trường chứng khoán phát triển và trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả phải dựa trên các nhà đầu tư có tổ chức được trang bị đầy đủ kiến thức và những nguồn lực liên quan để có thể tính toán, đầu tư đồng tiền của mình vào những nơi có suất sinh lời lớn và mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế, chứ không thể dựa vào những hoạt động có tính chất đầu cơ hay may rủi trên sòng bài mà quyết định chỉ dựa vào trực giác và sở thích nhất thời”.
“Chẳng nhẽ loại 14% nhà đầu tư khỏi thị trường?”
(Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI)
“Theo dõi tình hình giá cả chứng khoán trong giai đoạn này thì nhận thấy nếu thực hiện giao dịch lô chẵn là 100 cổ phiếu thì để thực hiện 1 lệnh giao dịch với mức tối thiểu 100 cổ phiếu thì nhà đầu tư phải bỏ ra từ 1,5 triệu - 60 triệu đồng.
Phần lớn các cổ phiếu blue-chips đều có giá trên 100.000 đồng/cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư biết đầu tư bài bản tức là không bỏ hết trứng vào 1 giỏ hay đầu tư vào 1 cổ phiếu không quá 10% số tiền của mình thì e rằng những nhà đầu tư nhỏ có số tiền dưới 100 triệu đồng sẽ không bao giờ đạt được 1 danh mục đầu tư tốt, như vậy quy định mới sẽ càng đẩy nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ.
Việc dự kiến thay đổi đơn vị giao dịch lên 100 cổ phiếu vô tình tạo ra một sự phân biệt đối xử trên thị trường mà điều này không hợp với qui luật phát triển thị trường chứng khoán. Quan điểm của VAFI là trân trọng với tất cả các nhà đầu tư, mọi nhà đầu tư đều được đối xử bình đẳng và tôn trọng. Việc đầu tư chứng khoán dù ít hay nhiều đều góp phần xây dựng đất nước và được coi là hành động yêu nước.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, số lượng người đầu tư chứng khoán mới chỉ có vài trăm ngàn người tham gia (chiếm khoảng 0,3 % dân số). So với các nước trong khu vực còn đạt tỷ lệ thấp (5% - 40%), vậy làm cách nào để xã hội hóa đầu tư chứng khoán? Làm cách nào để nhà đầu tư mới gia nhập thị trường được thuận lợi và an toàn hơn?
Chẳng nhẽ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước loại 14% nhà đầu tư ra khỏi thị trường chứng khoán hoặc 14% nhà đầu tư tham gia thị trường sẽ không có điều kiện như các nhà đầu tư khác trong việc chọn lựa danh mục đầu tư của mình?”.
“Hạn chế rất lớn tới tính thanh khoản của cổ phiếu”
(Ông Bùi Thái Phương, Nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Thăng Long)
“Là một nhà đầu tư, tôi rất thất vọng khi đón nhận những thông tin về sự thay đổi này. Tôi phản đối kịch liệt. Vì sao? Vì vấn đề quan trọng nhất ở đây chính là sự thay đổi đơn vị lô giao dịch sẽ tác động tới quyền lợi của nhà đầu tư.
Tôi xin đưa ra ví dụ: tôi đang có 300 cổ phiếu FPT, công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu 50% chẳng hạn, tức là tôi nắm trong tay 450 cổ phiếu FPT. Nếu như áp dụng lô chẵn là 10 cổ phiếu thì chẳng có gì phải nói. Còn theo quy định mới, phần 50 cổ phiếu lẻ đó phải giải quyết thế nào, nhất là với một cổ phiếu có giá trị lớn, tổng giá trị là một khoản đầu tư đáng kể với nhà đầu tư nhỏ.
Nhà quản lý có nói rằng có thể giải quyết phần lẻ đó bằng tiền mặt. Vậy tiền mặt như thế nào? FPT sẽ trả tiền mặt thay vì cổ phiếu theo mệnh giá hay mua lại bằng một mức giá thấp hơn thị trường? Những giải pháp đó đều gây thiệt thòi cho nhà đầu tư.
Vì vậy, đây là một chính sách hạn chế rất lớn tới tính thanh khoản của cổ phiếu. Vấn đề không phải là hình thức giao dịch hay các biện pháp kỹ thuật về thị trường mà liên quan đến nhiều vấn đề mà cơ quan quản lý phải tính toán kỹ trước khi đưa ra”.