Châu Âu “bực mình” với thái độ chống đối của Hy Lạp
Các chủ nợ quốc tế đang ngày càng “bực mình” với các chiến thuật đàm phán của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras
Liên minh châu Âu (EU) đang ngày càng mất kiên nhẫn với Hy Lạp, hãng tin tài chính Bloomberg cho biết. “Quả bom” phá sản vẫn đang lơ lửng trên đầu Athens trong khi Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras vẫn chưa chịu có bất kỳ sự nhượng bộ nào để “tháo ngòi”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 8/6 hối thúc Chính phủ Hy Lạp có hành động khẩn cấp để giải quyết thế bế tắc nguy hiểm hiện tại. Lời kêu gọi này của bà Merkel được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình Hy Lạp tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra tại Đức.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Jean Claude Juncker nói Hy Lạp không cố gắng hết mình để đảm bảo việc Hy Lạp được tiếp tục ở lại trong khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone. Ông Juncker cũng nói, trong một bài phát biểu trước Quốc hội Hy Lạp, ông Tsipras đã truyền đạt sai quan điểm của các chủ nợ trong cuộc đàm phán vào tuần trước.
Các chủ nợ quốc tế đang ngày càng “bực mình” với các chiến thuật đàm phán của Thủ tướng Tsipras. Tuần trước, ông Tsipras đã từ chối các điều khoản đi kèm một gói viện trợ mà các chủ nợ đưa ra. Sau đó, Chính phủ của ông sử dụng biện pháp kỹ thuật để hoãn thanh toán một khoản nợ 300 triệu Euro, tương đương 306 triệu USD, cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
“Tôi vẫn đang chờ Hy Lạp nối cầu. Không ai có thể kéo dài mãi phần cầu của EU hay Eurozone”, ông Juncker nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau khi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh kéo dài 2 ngày của các nhà lãnh đạo G-7.
Đáp trả những lời chỉ trích của các chủ nợ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đã đặt câu hỏi về thiện chí của các chủ nợ. Cuối ngày 8/6 tại Berlin, ông Varoufakish nói tiền cứu trợ có thể sẽ được giải ngân chỉ sau 1 đêm nếu các quan chức của Eurozone thực sự coi trọng việc đàm phán.
“Chúng ta cần chặn đứng một tai nạn không phải là tai nạn. Chúng ta có nghĩa vụ lịch sử không để cho điều đó xảy ra”, ông Varoufakis nói về khả năng Hy Lạp phá sản sau một cuộc gặp với người đồng cấp Đức Wolfgang Schaeuble.
Theo một số nguồn tin thân cận, ông Schaeuble sẵn sàng để Hy Lạp rời khởi khối Eurozone nếu Thủ tướng Tsipras từ chối các biện pháp cải cách kinh tế và giảm nợ. Quan điểm này xung đột với quan điểm của Thủ tướng Merkel, người sẵn sàng nhượng bộ để giữ Hy Lạp trong Eurozone do các mối quan ngại về địa chính trị.
“Tất cả chúng tôi, những người có mặt trên bàn họp, đều muốn Hy Lạp ở trong Eurozone”, bà Merkel nói sau một cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 có sự tham gia của ông Juncker và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde.
Thị trường chứng khoán Hy Lạp giảm 2,7% trong phiên giao dịch ngày 8/9, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4. Trong vòng 6 tháng qua, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Athens đã mất 26% điểm số.
Ngày 9/6, các quan chức Hy Lạp và châu Âu sẽ tiếp tục đàm phán về vấn đề thiếu hụt ngân sách của Athens trong thời gian từ nay tới hết năm 2016. Theo một quan chức Pháp, cuộc đàm phán này có thể đạt thỏa thuận vào ngày 14/6, nhưng các cuộc gặp cấp cao hơn sẽ chỉ diễn ra nếu có cơ hội đạt một thỏa thuận cuối cùng giữa các bên.
Giữa lúc Hy Lạp chống đối lại yêu cầu của các chủ nợ, Tổng thống Obama hối thúc ông Tsipas nhượng bộ và chấp nhận các yêu cầu này để được giải ngân tiền cứu trợ.
“Điều cần thiết là Hy Lạp phải chấp nhận một số cải cách quan trọng, không chỉ để các nhà tài trợ hài lòng, mà quan trọng hơn là để tạo ra một nền tảng để neenf kinh tế Hy Lạp có thể tăng trưởng trở lại và đạt tới sự thịnh vượng”, ông Obama nói.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 8/6 hối thúc Chính phủ Hy Lạp có hành động khẩn cấp để giải quyết thế bế tắc nguy hiểm hiện tại. Lời kêu gọi này của bà Merkel được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình Hy Lạp tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra tại Đức.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Jean Claude Juncker nói Hy Lạp không cố gắng hết mình để đảm bảo việc Hy Lạp được tiếp tục ở lại trong khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone. Ông Juncker cũng nói, trong một bài phát biểu trước Quốc hội Hy Lạp, ông Tsipras đã truyền đạt sai quan điểm của các chủ nợ trong cuộc đàm phán vào tuần trước.
Các chủ nợ quốc tế đang ngày càng “bực mình” với các chiến thuật đàm phán của Thủ tướng Tsipras. Tuần trước, ông Tsipras đã từ chối các điều khoản đi kèm một gói viện trợ mà các chủ nợ đưa ra. Sau đó, Chính phủ của ông sử dụng biện pháp kỹ thuật để hoãn thanh toán một khoản nợ 300 triệu Euro, tương đương 306 triệu USD, cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
“Tôi vẫn đang chờ Hy Lạp nối cầu. Không ai có thể kéo dài mãi phần cầu của EU hay Eurozone”, ông Juncker nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau khi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh kéo dài 2 ngày của các nhà lãnh đạo G-7.
Đáp trả những lời chỉ trích của các chủ nợ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đã đặt câu hỏi về thiện chí của các chủ nợ. Cuối ngày 8/6 tại Berlin, ông Varoufakish nói tiền cứu trợ có thể sẽ được giải ngân chỉ sau 1 đêm nếu các quan chức của Eurozone thực sự coi trọng việc đàm phán.
“Chúng ta cần chặn đứng một tai nạn không phải là tai nạn. Chúng ta có nghĩa vụ lịch sử không để cho điều đó xảy ra”, ông Varoufakis nói về khả năng Hy Lạp phá sản sau một cuộc gặp với người đồng cấp Đức Wolfgang Schaeuble.
Theo một số nguồn tin thân cận, ông Schaeuble sẵn sàng để Hy Lạp rời khởi khối Eurozone nếu Thủ tướng Tsipras từ chối các biện pháp cải cách kinh tế và giảm nợ. Quan điểm này xung đột với quan điểm của Thủ tướng Merkel, người sẵn sàng nhượng bộ để giữ Hy Lạp trong Eurozone do các mối quan ngại về địa chính trị.
“Tất cả chúng tôi, những người có mặt trên bàn họp, đều muốn Hy Lạp ở trong Eurozone”, bà Merkel nói sau một cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 có sự tham gia của ông Juncker và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde.
Thị trường chứng khoán Hy Lạp giảm 2,7% trong phiên giao dịch ngày 8/9, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4. Trong vòng 6 tháng qua, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Athens đã mất 26% điểm số.
Ngày 9/6, các quan chức Hy Lạp và châu Âu sẽ tiếp tục đàm phán về vấn đề thiếu hụt ngân sách của Athens trong thời gian từ nay tới hết năm 2016. Theo một quan chức Pháp, cuộc đàm phán này có thể đạt thỏa thuận vào ngày 14/6, nhưng các cuộc gặp cấp cao hơn sẽ chỉ diễn ra nếu có cơ hội đạt một thỏa thuận cuối cùng giữa các bên.
Giữa lúc Hy Lạp chống đối lại yêu cầu của các chủ nợ, Tổng thống Obama hối thúc ông Tsipas nhượng bộ và chấp nhận các yêu cầu này để được giải ngân tiền cứu trợ.
“Điều cần thiết là Hy Lạp phải chấp nhận một số cải cách quan trọng, không chỉ để các nhà tài trợ hài lòng, mà quan trọng hơn là để tạo ra một nền tảng để neenf kinh tế Hy Lạp có thể tăng trưởng trở lại và đạt tới sự thịnh vượng”, ông Obama nói.