Chứng khoán nóng vì “mùa đại hội”
Việc các công ty cổ phần đang vào mùa đại hội cổ đông cũng góp một phần làm chứng khoán tăng nhiệt
Việc các công ty cổ phần đang vào mùa đại hội cổ đông cũng góp một phần làm chứng khoán tăng nhiệt...
Nóng trước giờ “G”
Giá cổ phiếu của ngân hàng cổ phần S một thời gian dài không thể vượt qua con số “bảy chấm”, nhưng gần đến ngày đại hội cổ đông đã tăng gần gấp đôi.
Theo kế hoạch, tại đại hội cổ đông của ngân hàng này sẽ thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ và bán thêm cổ phiếu cho cổ đông với giá ưu đãi, đồng thời quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu. Các thông tin về dự kiến kế hoạch của ngân hàng đã được công khai trước đó khá lâu nhưng gần đến ngày đại hội, các nhà đầu tư mới chen chân mua cổ phiếu. Các nhà đầu tư này cho rằng sau đại hội ngân hàng sẽ sớm chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức và hưởng các khoản ưu đãi, vì vậy đổ tiền vào thời điểm này là thích hợp nhất.
Theo giám đốc một công ty chứng khoán, ba tháng đầu năm là “mùa thu hoạch” của các nhà đầu tư khi các công ty công bố kết quả kinh doanh của năm qua, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh của năm tới và đặc biệt là... phân phối lợi nhuận.
Năm 2006 là một năm tương đối thuận lợi cho các công ty, vì vậy “mùa thu hoạch” năm nay phần lớn các cổ đông đều hả hê và điều này đã tác động rất lớn đến giá cổ phiếu.
Với trường hợp của công ty cổ phần B, từ ngày vào sàn đến nay giá cổ phiếu chủ yếu ở mức dưới “năm chấm”. Thế nhưng khi thư mời đại hội cổ đông được phát ra có kèm báo cáo tài chính năm 2006 đã được kiểm toán, lập tức giá cổ phiếu công ty này nóng lên.
Căn cứ vào các số liệu trong bản báo cáo tài chính, trong đó có khoản lợi nhuận chưa chia và khoản thặng dư do đấu giá cổ phiếu trước đây, các nhà đầu tư đã đoán già đoán non về khả năng công ty sẽ chia các khoản này cho cổ đông. Chỉ trong thời gian ngắn, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng khoảng 50% và bước vào nhóm những cổ phiếu có giá tăng nóng...
Theo một số chuyên gia, do các công ty đồng loạt tổ chức đại hội cổ đông đã gây sức ép rất lớn lên giá cổ phiếu. Một số nhà đầu tư không thể chen chân vào những cổ phiếu tốt, trong khi áp lực phải sở hữu cổ phiếu quá lớn, họ đã chấp nhận mua cổ phiếu “sàng sàng”, từ đó đẩy giá các loại cổ phiếu tăng đều.
Có “rò rỉ” thông tin?
Các chuyên gia cũng cho rằng cơn sốt giá cổ phiếu trước “giờ G” một phần do có rò rỉ thông tin. Trừ một số công ty có thông báo trước một số vấn đề để cổ đông tham khảo và có ý kiến trong đại hội cổ đông, ở nhiều công ty đã xảy ra tình trạng “trong nhà mới bàn ngoài ngõ đã hay”.
Một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán cho biết với các công ty niêm yết, khá nhiều trường hợp kết quả đại hội cổ đông đều khớp với những gì mà nhà đầu tư đã nghe đồn trên thị trường trong thời gian gần ngày diễn ra đại hội cổ đông. Còn phần lớn các công ty chưa niêm yết đều đã “tung hê” từ rất sớm thông tin về phân phối lợi nhuận, chọn đối tác chiến lược, tăng vốn... trước khi đại hội cổ đông thông qua.
Cũng may là đến này, với những cổ phiếu tên tuổi chưa niêm yết, chưa xảy ra trường hợp “tin một đường, đại hội thông qua một nẻo”.
Tuy nhiên, nhà đầu tư này cũng cho rằng tình hình tới đây có thể rất khác do có quá nhiều công ty cùng huy động vốn trong khi cơ chế giám sát, quản lý các trường hợp này chưa chặt chẽ.
Áp lực mùa đại hội
Mùa đại hội bắt nguồn từ qui định của Nhà nước về năm tài chính. Theo đó, các doanh nghiệp phải kết thúc năm tài chính vào ngày 31/12. Cũng theo luật, các công ty cổ phần phải tiến hành đại hội cổ đông trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính.
Với quy định này, cả bộ máy từ công ty cổ phần, nhà kiểm toán, công ty chứng khoán, công ty tổ chức sự kiện, các nhà đầu tư... cùng vào cuộc để kịp tiến độ. Có công ty phải liên tục dời ngày tổ chức đại hội vì không thể tìm ra địa điểm tổ chức phù hợp.
Những khách sạn lớn giờ đây không còn là điểm tổ chức đại hội cổ đông thích hợp nữa vì số cổ đông của các công ty đã tăng vọt. Phần lớn các công ty đều đã chuyển sang đại hội cổ đông ở hội trường lớn trong thành phố thay vì khách sạn.
Đại diện một công ty niêm yết cho biết nếu không tổ chức đại hội cổ đông đúng thời hạn của luật định sẽ phải giải trình, thậm chí bị phạt hoặc nhà đầu tư kiện. Vì vậy, khoảng thời gian sau tết các công ty cổ phần chịu sức ép rất lớn, trong đó có sức ép từ giá cổ phiếu tăng.
Nóng trước giờ “G”
Giá cổ phiếu của ngân hàng cổ phần S một thời gian dài không thể vượt qua con số “bảy chấm”, nhưng gần đến ngày đại hội cổ đông đã tăng gần gấp đôi.
Theo kế hoạch, tại đại hội cổ đông của ngân hàng này sẽ thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ và bán thêm cổ phiếu cho cổ đông với giá ưu đãi, đồng thời quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu. Các thông tin về dự kiến kế hoạch của ngân hàng đã được công khai trước đó khá lâu nhưng gần đến ngày đại hội, các nhà đầu tư mới chen chân mua cổ phiếu. Các nhà đầu tư này cho rằng sau đại hội ngân hàng sẽ sớm chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức và hưởng các khoản ưu đãi, vì vậy đổ tiền vào thời điểm này là thích hợp nhất.
Theo giám đốc một công ty chứng khoán, ba tháng đầu năm là “mùa thu hoạch” của các nhà đầu tư khi các công ty công bố kết quả kinh doanh của năm qua, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh của năm tới và đặc biệt là... phân phối lợi nhuận.
Năm 2006 là một năm tương đối thuận lợi cho các công ty, vì vậy “mùa thu hoạch” năm nay phần lớn các cổ đông đều hả hê và điều này đã tác động rất lớn đến giá cổ phiếu.
Với trường hợp của công ty cổ phần B, từ ngày vào sàn đến nay giá cổ phiếu chủ yếu ở mức dưới “năm chấm”. Thế nhưng khi thư mời đại hội cổ đông được phát ra có kèm báo cáo tài chính năm 2006 đã được kiểm toán, lập tức giá cổ phiếu công ty này nóng lên.
Căn cứ vào các số liệu trong bản báo cáo tài chính, trong đó có khoản lợi nhuận chưa chia và khoản thặng dư do đấu giá cổ phiếu trước đây, các nhà đầu tư đã đoán già đoán non về khả năng công ty sẽ chia các khoản này cho cổ đông. Chỉ trong thời gian ngắn, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng khoảng 50% và bước vào nhóm những cổ phiếu có giá tăng nóng...
Theo một số chuyên gia, do các công ty đồng loạt tổ chức đại hội cổ đông đã gây sức ép rất lớn lên giá cổ phiếu. Một số nhà đầu tư không thể chen chân vào những cổ phiếu tốt, trong khi áp lực phải sở hữu cổ phiếu quá lớn, họ đã chấp nhận mua cổ phiếu “sàng sàng”, từ đó đẩy giá các loại cổ phiếu tăng đều.
Có “rò rỉ” thông tin?
Các chuyên gia cũng cho rằng cơn sốt giá cổ phiếu trước “giờ G” một phần do có rò rỉ thông tin. Trừ một số công ty có thông báo trước một số vấn đề để cổ đông tham khảo và có ý kiến trong đại hội cổ đông, ở nhiều công ty đã xảy ra tình trạng “trong nhà mới bàn ngoài ngõ đã hay”.
Một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán cho biết với các công ty niêm yết, khá nhiều trường hợp kết quả đại hội cổ đông đều khớp với những gì mà nhà đầu tư đã nghe đồn trên thị trường trong thời gian gần ngày diễn ra đại hội cổ đông. Còn phần lớn các công ty chưa niêm yết đều đã “tung hê” từ rất sớm thông tin về phân phối lợi nhuận, chọn đối tác chiến lược, tăng vốn... trước khi đại hội cổ đông thông qua.
Cũng may là đến này, với những cổ phiếu tên tuổi chưa niêm yết, chưa xảy ra trường hợp “tin một đường, đại hội thông qua một nẻo”.
Tuy nhiên, nhà đầu tư này cũng cho rằng tình hình tới đây có thể rất khác do có quá nhiều công ty cùng huy động vốn trong khi cơ chế giám sát, quản lý các trường hợp này chưa chặt chẽ.
Áp lực mùa đại hội
Mùa đại hội bắt nguồn từ qui định của Nhà nước về năm tài chính. Theo đó, các doanh nghiệp phải kết thúc năm tài chính vào ngày 31/12. Cũng theo luật, các công ty cổ phần phải tiến hành đại hội cổ đông trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính.
Với quy định này, cả bộ máy từ công ty cổ phần, nhà kiểm toán, công ty chứng khoán, công ty tổ chức sự kiện, các nhà đầu tư... cùng vào cuộc để kịp tiến độ. Có công ty phải liên tục dời ngày tổ chức đại hội vì không thể tìm ra địa điểm tổ chức phù hợp.
Những khách sạn lớn giờ đây không còn là điểm tổ chức đại hội cổ đông thích hợp nữa vì số cổ đông của các công ty đã tăng vọt. Phần lớn các công ty đều đã chuyển sang đại hội cổ đông ở hội trường lớn trong thành phố thay vì khách sạn.
Đại diện một công ty niêm yết cho biết nếu không tổ chức đại hội cổ đông đúng thời hạn của luật định sẽ phải giải trình, thậm chí bị phạt hoặc nhà đầu tư kiện. Vì vậy, khoảng thời gian sau tết các công ty cổ phần chịu sức ép rất lớn, trong đó có sức ép từ giá cổ phiếu tăng.