Cổ phiếu ngân hàng chuẩn bị phục hồi?
Đã có những tín hiệu từ thị trường cho thấy sự phục hồi của cổ phiếu ngân hàng
Đã có những tín hiệu từ thị trường cho thấy sự phục hồi của cổ phiếu ngân hàng. Đó không chỉ là sức hấp dẫn tương đối của các chỉ số tài chính cơ bản của loại chứng khoán này so với các nhóm ngành nghề khác, mà còn ở thị giá cổ phiếu ngân hàng đã thấp ở mức hợp lý để đầu tư, sự chín muồi của chu kỳ biến động và nhất là sự thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước đang ủng hộ hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Bản chất blue-chip, thị giá penny stock
Penny stock là từ dùng chỉ cổ phiếu giá thấp, thường là của các công ty nhỏ. Đa số cổ phiếu các ngân hàng đang niêm yết trên HOSE và HNX như STB, EIB, CTG, VCB, ACB đều là blue-chip, nhưng từ hơn nửa năm nay, khối lượng, giá trị giao dịch cũng như thị giá của các cổ phiếu trên đều đứng ở mức thấp. Thấp đến độ mà sự thống kê khiến giới đầu tư ngạc nhiên.
Ngày 22/4/2010, khi thị giá EIB là 22.000 đồng/cổ phiếu; STB là 22.100 đồng/cổ phiếu, trên sàn Tp.HCM chỉ có 70 trên tổng số 227 mã niêm yết có giá từ 22.000 đồng/cổ phiếu trở xuống. Nếu chỉ căn cứ vào thị giá, có tới 157 chứng khoán đứng trước cổ phiếu STB, EIB.
Trên sàn Hà Nội, nơi niêm yết chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng chỉ có 90/281 mã chứng khoán có thị giá từ 22.000 đồng/cổ phiếu trở xuống như EIB, STB. Xếp trước thị giá hai trong những ngân hàng cổ phần quy mô lớn của Việt Nam có tới 191 mã cổ phiếu! Quả là một sự ngạc nhiên hiếm thấy!
Sự rót tiền vào penny stock đã đẩy giá cổ phiếu các công ty nhỏ, vốn thấp ở HNX tăng vọt trong vòng một tháng qua. Không ít cổ phiếu giá tăng 100% chỉ sau vài tuần. Còn cổ phiếu ngân hàng cứ từ từ giảm.
Một so sánh cụ thể: từ 22/3 đến 22/4/2010, giá cổ phiếu STB giậm chân tại chỗ trong khoảng 22.600-22.100 đồng, trong khi cổ phiếu VMG (Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu - HNX) ngày 22/3 có giá 11.300 đồng và tăng lên 20.900 đồng vào ngày 22/4, tức tăng 85% trong vòng một tháng. Sự tăng giá của cổ phiếu VMG không phải vì doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Năm 2009 công ty có vốn điều lệ 96 tỉ đồng này chỉ lãi sau thuế 3,6 tỉ đồng (EPS là 380 đồng/cổ phiếu), riêng quí 4/2009 lỗ gần 1,4 tỉ đồng.
Ai đó có thể lập luận rằng cổ phiếu VMG tăng giá nhanh vì đây là công ty ngành dầu khí, một lĩnh vực tiềm năng và thị giá cổ phiếu VMG lúc cao nhất vẫn chưa vượt thị giá cổ phiếu STB. Nhưng lập luận này có đứng vững trước một so sánh thứ hai?
Cổ phiếu Công ty cổ phần Đại Châu (DCS - HNX) ngày 22/3 có giá 19.900 đồng/cổ phiếu và “nhảy” lên 44.500 đồng/cổ phiếu (sau khi “leo” tới 49.500 đồng/cổ phiếu) vào ngày 22/4, tăng 124%. DSC có vốn điều lệ hiện tại 27,2 tỉ đồng, chuyên buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống...và năm 2009 lợi nhuận sau thuế đạt 8,7 tỉ đồng. Về thị giá, cổ phiếu DSC gấp đôi cổ phiếu STB! Thị trường đã cho thấy cổ phiếu ngân hàng đang ở đáy và cổ phiếu penny stock trên HNX đang ở đỉnh điểm. Khi đáy và đỉnh đều đã chạm, sự leo dốc và đổ dốc ắt phải đến.
Chu kỳ ba năm
Giống như VN-Index, sau khi lên đỉnh vào tháng 3/2007, cổ phiếu ngân hàng bắt đầu thoái trào. Sự thoái trào cho đến nay kéo dài đã ba năm. Thực tế cổ phiếu ngân hàng đã lập đáy vào cuối tháng 2/2009 (tương tự như VN-Index).
Tuy nhiên, từ ngày 24/2/2009 đến 22/4/2010, VN-Index đã đi được quãng đường tăng trưởng 125%, từ 235 lên 529 điểm, trong khi cổ phiếu ngân hàng đi được một quãng đường ngắn hơn (giá STB, thí dụ ngày 24/2/2009 là 13.000 đồng/cổ phiếu so với 22.100 đồng/cổ phiếu ngày 22/4 vừa qua - không kể chia tách cổ phiếu tăng vốn).
Nhìn lại lịch sử, chu kỳ ba năm thường là khoảng thời gian biến động lên cao và xuống thấp một cách tương đối của cổ phiếu ngân hàng. Đầu năm 2004 cổ phiếu ngân hàng rục rịch tăng giá, nó gắn với hai dòng chuyển động lúc bấy giờ: thứ nhất là sự giao dịch ở vùng đáy của VN-Index sau khi vượt mốc 500 điểm trong năm 2001; thứ hai là ACB và Sacombank chuẩn bị bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài như những người mở đường. Yếu tố vốn ngoại là một trong những động lực chính đẩy cổ phiếu ngân hàng vào trào lưu tăng trưởng ba năm tiếp sau đó.
Xa hơn nữa, năm 2001, các ngân hàng cổ phần và công ty tài chính cũng ở trong tình trạng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng đòi hỏi kinh doanh. Ngày đó băng rôn thông báo phát hành cổ phiếu tăng vốn, bán bằng mệnh giá cho công chúng, ai muốn mua thì đăng ký, treo ở trước cửa nhiều ngân hàng là chuyện thường. Sức ép tăng vốn lúc ấy cũng không khác hiện tại là bao.
Vậy mà cuối năm 2001 đầu năm 2002, các ngân hàng đã vượt qua khó khăn tăng vốn, bắt đầu phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên với giá bằng 1,2-1,25 lần mệnh giá.
Sự lặp lại không phải bao giờ cũng chính xác. Song, khảo sát quá khứ ít nhất cũng cho thấy có sự giống nhau trong các chu kỳ tăng trưởng - thoái trào của cổ phiếu ngân hàng. Năm 2010 có nhiều khả năng đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của cổ phiếu ngân hàng sau một thời gian dài đi xuống.
Hậu thuẫn của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ thắt chặt năm 2008, nới lỏng năm 2009 và thắt chặt ở mức độ nhất định ba tháng đầu năm 2010 là môi trường thử thách khắc nghiệt để tôi luyện các ngân hàng. Ngay cả trong những ngày thử thách đó, các ngân hàng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Chẳng hạn lợi nhuận trước thuế năm 2009 của Vietcombank là 5.004 tỉ đồng, tăng 2,5 lần so với năm trước đó. Năm nay Vietcombank đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 4.500 tỉ đồng, nhưng quí 1/2010 đã đạt khoảng 1.400 tỉ đồng.
Sự thắt chặt và nới lỏng tiền tệ còn tiếp diễn tùy thuộc vào chỉ số giá cả và tăng trưởng nền kinh tế. Song điều đáng chú ý là từ ngày 14/4/2010 khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 12 hướng dẫn cho vay theo lãi suất thỏa thuận, thì có thể nói lãi suất lần thứ hai được cởi trói. Lần thứ nhất là vào năm 2005. Cơ chế lãi suất mới cần thời gian để ngấm, nhưng nó chắc chắn tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển tín dụng. Chỉ có tự do hóa lãi suất, các ngân hàng mới phát huy được quyền tự chủ kinh doanh và nâng cao hiệu quả làm ăn. Bây giờ, điều kiện ấy đã có!
Về kinh doanh ngoại tệ, năm ngoái các ngân hàng khá khó khăn. Hiện nay, bước đầu kinh doanh ngoại hối đã cho thấy những chuyển động về phía trước khi tỷ giá có khoảng trống để thở và ngân hàng có thể mua bán ngoại tệ giống như kỳ hạn tương lai thông qua nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu.
Mặt khác, gần đây các ngân hàng cũng tỏ ra linh hoạt hơn trong kinh doanh trái phiếu, thị trường liên ngân hàng. Năm ngoái Vietcombank đã từng lãi 20 triệu USD khi kinh doanh trái phiếu Việt Nam phát hành trên thị trường quốc tế; ACB đã từng thu lời không nhỏ khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Indonesia và Hàn Quốc.
Sức hút của các chỉ số cơ bản
Nhận xét một cách công bằng, ngân hàng là nhóm cổ phiếu có thị giá “tụt hậu” so với thị giá chung của thị trường. Với chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS khoảng 2.000-4.000 đồng, P/E của cổ phiếu ngân hàng hiện trung bình 10-12 lần, khá hấp dẫn để đầu tư. Hơn nữa, một số ngân hàng tầm trung, sau một thời gian đầu tư cho công nghệ, nhân lực, năm 2010 là cột mốc để tăng tốc. Kết quả rõ nhất có thể thấy là quí 1/2010, bốn ngân hàng cổ phần đã có lợi nhuận trước thuế vượt mốc 500 tỉ đồng là Techcombank, Sacombank, ACB và Quân đội.
Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng được kiểm soát chặt hơn và minh bạch hơn các lĩnh vực khác. Hầu hết các ngân hàng công bố lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng, tổng dư nợ cho vay, tổng vốn huy động từng tháng và kết quả kinh doanh năm được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập nước ngoài. Không tính các ngân hàng nhỏ vốn dưới 3.000 tỉ đồng, quản trị doanh nghiệp của các ngân hàng cũng tốt hơn so với những ngành nghề khác.
Tóm lại, xét trên các khía cạnh cơ bản để đầu tư, cổ phiếu ngân hàng đang có lợi thế. Với thị giá hiện tại và mức cổ tức 12-30%/năm tùy ngân hàng, nhà đầu tư đã có thể nắm giữ lâu dài.
Còn nhìn từ tâm lý, gần đây những người sở hữu cổ phiếu ngân hàng đã không còn “ham muốn” bán ra. Thanh khoản EIB tuần trước chỉ còn khoảng 600.000 cổ phiếu/phiên; khối lượng khớp lệnh của ACB có ngày tụt xuống dưới 400.000 cổ phiếu. So với lượng cổ phiếu lưu hành hàng trăm triệu, thì khối lượng giao dịch trên là vô cùng nhỏ.
Một khi những người sở hữu cổ phiếu ngân hàng đã sẵn sàng để cổ phiếu của mình “ngủ quên”, thì thường đó là lúc loại cổ phiếu ấy “bừng tỉnh”.
Hải Lý (TBKTSG)
Bản chất blue-chip, thị giá penny stock
Penny stock là từ dùng chỉ cổ phiếu giá thấp, thường là của các công ty nhỏ. Đa số cổ phiếu các ngân hàng đang niêm yết trên HOSE và HNX như STB, EIB, CTG, VCB, ACB đều là blue-chip, nhưng từ hơn nửa năm nay, khối lượng, giá trị giao dịch cũng như thị giá của các cổ phiếu trên đều đứng ở mức thấp. Thấp đến độ mà sự thống kê khiến giới đầu tư ngạc nhiên.
Ngày 22/4/2010, khi thị giá EIB là 22.000 đồng/cổ phiếu; STB là 22.100 đồng/cổ phiếu, trên sàn Tp.HCM chỉ có 70 trên tổng số 227 mã niêm yết có giá từ 22.000 đồng/cổ phiếu trở xuống. Nếu chỉ căn cứ vào thị giá, có tới 157 chứng khoán đứng trước cổ phiếu STB, EIB.
Trên sàn Hà Nội, nơi niêm yết chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng chỉ có 90/281 mã chứng khoán có thị giá từ 22.000 đồng/cổ phiếu trở xuống như EIB, STB. Xếp trước thị giá hai trong những ngân hàng cổ phần quy mô lớn của Việt Nam có tới 191 mã cổ phiếu! Quả là một sự ngạc nhiên hiếm thấy!
Sự rót tiền vào penny stock đã đẩy giá cổ phiếu các công ty nhỏ, vốn thấp ở HNX tăng vọt trong vòng một tháng qua. Không ít cổ phiếu giá tăng 100% chỉ sau vài tuần. Còn cổ phiếu ngân hàng cứ từ từ giảm.
Một so sánh cụ thể: từ 22/3 đến 22/4/2010, giá cổ phiếu STB giậm chân tại chỗ trong khoảng 22.600-22.100 đồng, trong khi cổ phiếu VMG (Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu - HNX) ngày 22/3 có giá 11.300 đồng và tăng lên 20.900 đồng vào ngày 22/4, tức tăng 85% trong vòng một tháng. Sự tăng giá của cổ phiếu VMG không phải vì doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Năm 2009 công ty có vốn điều lệ 96 tỉ đồng này chỉ lãi sau thuế 3,6 tỉ đồng (EPS là 380 đồng/cổ phiếu), riêng quí 4/2009 lỗ gần 1,4 tỉ đồng.
Ai đó có thể lập luận rằng cổ phiếu VMG tăng giá nhanh vì đây là công ty ngành dầu khí, một lĩnh vực tiềm năng và thị giá cổ phiếu VMG lúc cao nhất vẫn chưa vượt thị giá cổ phiếu STB. Nhưng lập luận này có đứng vững trước một so sánh thứ hai?
Cổ phiếu Công ty cổ phần Đại Châu (DCS - HNX) ngày 22/3 có giá 19.900 đồng/cổ phiếu và “nhảy” lên 44.500 đồng/cổ phiếu (sau khi “leo” tới 49.500 đồng/cổ phiếu) vào ngày 22/4, tăng 124%. DSC có vốn điều lệ hiện tại 27,2 tỉ đồng, chuyên buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống...và năm 2009 lợi nhuận sau thuế đạt 8,7 tỉ đồng. Về thị giá, cổ phiếu DSC gấp đôi cổ phiếu STB! Thị trường đã cho thấy cổ phiếu ngân hàng đang ở đáy và cổ phiếu penny stock trên HNX đang ở đỉnh điểm. Khi đáy và đỉnh đều đã chạm, sự leo dốc và đổ dốc ắt phải đến.
Chu kỳ ba năm
Giống như VN-Index, sau khi lên đỉnh vào tháng 3/2007, cổ phiếu ngân hàng bắt đầu thoái trào. Sự thoái trào cho đến nay kéo dài đã ba năm. Thực tế cổ phiếu ngân hàng đã lập đáy vào cuối tháng 2/2009 (tương tự như VN-Index).
Tuy nhiên, từ ngày 24/2/2009 đến 22/4/2010, VN-Index đã đi được quãng đường tăng trưởng 125%, từ 235 lên 529 điểm, trong khi cổ phiếu ngân hàng đi được một quãng đường ngắn hơn (giá STB, thí dụ ngày 24/2/2009 là 13.000 đồng/cổ phiếu so với 22.100 đồng/cổ phiếu ngày 22/4 vừa qua - không kể chia tách cổ phiếu tăng vốn).
Nhìn lại lịch sử, chu kỳ ba năm thường là khoảng thời gian biến động lên cao và xuống thấp một cách tương đối của cổ phiếu ngân hàng. Đầu năm 2004 cổ phiếu ngân hàng rục rịch tăng giá, nó gắn với hai dòng chuyển động lúc bấy giờ: thứ nhất là sự giao dịch ở vùng đáy của VN-Index sau khi vượt mốc 500 điểm trong năm 2001; thứ hai là ACB và Sacombank chuẩn bị bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài như những người mở đường. Yếu tố vốn ngoại là một trong những động lực chính đẩy cổ phiếu ngân hàng vào trào lưu tăng trưởng ba năm tiếp sau đó.
Xa hơn nữa, năm 2001, các ngân hàng cổ phần và công ty tài chính cũng ở trong tình trạng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng đòi hỏi kinh doanh. Ngày đó băng rôn thông báo phát hành cổ phiếu tăng vốn, bán bằng mệnh giá cho công chúng, ai muốn mua thì đăng ký, treo ở trước cửa nhiều ngân hàng là chuyện thường. Sức ép tăng vốn lúc ấy cũng không khác hiện tại là bao.
Vậy mà cuối năm 2001 đầu năm 2002, các ngân hàng đã vượt qua khó khăn tăng vốn, bắt đầu phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên với giá bằng 1,2-1,25 lần mệnh giá.
Sự lặp lại không phải bao giờ cũng chính xác. Song, khảo sát quá khứ ít nhất cũng cho thấy có sự giống nhau trong các chu kỳ tăng trưởng - thoái trào của cổ phiếu ngân hàng. Năm 2010 có nhiều khả năng đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của cổ phiếu ngân hàng sau một thời gian dài đi xuống.
Hậu thuẫn của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ thắt chặt năm 2008, nới lỏng năm 2009 và thắt chặt ở mức độ nhất định ba tháng đầu năm 2010 là môi trường thử thách khắc nghiệt để tôi luyện các ngân hàng. Ngay cả trong những ngày thử thách đó, các ngân hàng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Chẳng hạn lợi nhuận trước thuế năm 2009 của Vietcombank là 5.004 tỉ đồng, tăng 2,5 lần so với năm trước đó. Năm nay Vietcombank đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 4.500 tỉ đồng, nhưng quí 1/2010 đã đạt khoảng 1.400 tỉ đồng.
Sự thắt chặt và nới lỏng tiền tệ còn tiếp diễn tùy thuộc vào chỉ số giá cả và tăng trưởng nền kinh tế. Song điều đáng chú ý là từ ngày 14/4/2010 khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 12 hướng dẫn cho vay theo lãi suất thỏa thuận, thì có thể nói lãi suất lần thứ hai được cởi trói. Lần thứ nhất là vào năm 2005. Cơ chế lãi suất mới cần thời gian để ngấm, nhưng nó chắc chắn tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển tín dụng. Chỉ có tự do hóa lãi suất, các ngân hàng mới phát huy được quyền tự chủ kinh doanh và nâng cao hiệu quả làm ăn. Bây giờ, điều kiện ấy đã có!
Về kinh doanh ngoại tệ, năm ngoái các ngân hàng khá khó khăn. Hiện nay, bước đầu kinh doanh ngoại hối đã cho thấy những chuyển động về phía trước khi tỷ giá có khoảng trống để thở và ngân hàng có thể mua bán ngoại tệ giống như kỳ hạn tương lai thông qua nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu.
Mặt khác, gần đây các ngân hàng cũng tỏ ra linh hoạt hơn trong kinh doanh trái phiếu, thị trường liên ngân hàng. Năm ngoái Vietcombank đã từng lãi 20 triệu USD khi kinh doanh trái phiếu Việt Nam phát hành trên thị trường quốc tế; ACB đã từng thu lời không nhỏ khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Indonesia và Hàn Quốc.
Sức hút của các chỉ số cơ bản
Nhận xét một cách công bằng, ngân hàng là nhóm cổ phiếu có thị giá “tụt hậu” so với thị giá chung của thị trường. Với chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS khoảng 2.000-4.000 đồng, P/E của cổ phiếu ngân hàng hiện trung bình 10-12 lần, khá hấp dẫn để đầu tư. Hơn nữa, một số ngân hàng tầm trung, sau một thời gian đầu tư cho công nghệ, nhân lực, năm 2010 là cột mốc để tăng tốc. Kết quả rõ nhất có thể thấy là quí 1/2010, bốn ngân hàng cổ phần đã có lợi nhuận trước thuế vượt mốc 500 tỉ đồng là Techcombank, Sacombank, ACB và Quân đội.
Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng được kiểm soát chặt hơn và minh bạch hơn các lĩnh vực khác. Hầu hết các ngân hàng công bố lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng, tổng dư nợ cho vay, tổng vốn huy động từng tháng và kết quả kinh doanh năm được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập nước ngoài. Không tính các ngân hàng nhỏ vốn dưới 3.000 tỉ đồng, quản trị doanh nghiệp của các ngân hàng cũng tốt hơn so với những ngành nghề khác.
Tóm lại, xét trên các khía cạnh cơ bản để đầu tư, cổ phiếu ngân hàng đang có lợi thế. Với thị giá hiện tại và mức cổ tức 12-30%/năm tùy ngân hàng, nhà đầu tư đã có thể nắm giữ lâu dài.
Còn nhìn từ tâm lý, gần đây những người sở hữu cổ phiếu ngân hàng đã không còn “ham muốn” bán ra. Thanh khoản EIB tuần trước chỉ còn khoảng 600.000 cổ phiếu/phiên; khối lượng khớp lệnh của ACB có ngày tụt xuống dưới 400.000 cổ phiếu. So với lượng cổ phiếu lưu hành hàng trăm triệu, thì khối lượng giao dịch trên là vô cùng nhỏ.
Một khi những người sở hữu cổ phiếu ngân hàng đã sẵn sàng để cổ phiếu của mình “ngủ quên”, thì thường đó là lúc loại cổ phiếu ấy “bừng tỉnh”.
Hải Lý (TBKTSG)