Công ty chứng khoán chờ đợi những đổi thay
Giai đoạn khó khăn nhất vẫn chưa qua, nhưng hoạt động của một số công ty chứng khoán đã có những chuyển biến mới
Giai đoạn khó khăn nhất vẫn chưa qua, nhưng hoạt động của một số công ty chứng khoán đã có những chuyển biến mới.
Thời điểm này, thị trường bắt đầu đón nhận những thông tin khá tích cực từ các công ty chứng khoán. Một số đã bắt đầu có lãi trở lại, một số thương vụ với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thành công, có cả những kế hoạch tăng vốn điều lệ mạnh tay, hay chí ít cũng dần ổn định phương hướng để tiếp tục hoạt động.
Sau chọn lọc…
Bước vào năm 2009, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết có 35 công ty chứng khoán thuộc diện phải tăng vốn theo quy định. Nhưng đa số không đáp ứng được yêu cầu này, thị trường chứng kiến “làn sóng” rút bớt nghiệp vụ của những nhà môi giới diễn ra trong tháng 3, thậm chí có trường hợp không còn là nhà môi giới.
Có 24 công ty chứng khoán không thể tăng vốn và buộc phải rút bớt nghiệp vụ, tập trung ở những nghiệp vụ đòi hỏi số vốn lớn. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành với số vốn pháp định yêu cầu là 165 tỷ có 14 công ty rút bớt; nghiệp vụ tự doanh với số vốn yêu cầu là 70 tỷ có 16 công ty rút bớt; hai nghiệp vụ môi giới và tư vấn với số vốn yêu cầu không lớn là 10 và 25 tỷ có 2 công ty rút bớt.
Những thành viên trên buộc phải thu hẹp mình sau cuộc sàng lọc. Một số trường hợp đi theo xu hướng đã hình thành trong năm 2008: bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cũng có những sức mạnh của cổ đông hiện tại được khẳng định.
Ngày 29/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo chấp thuận việc chuyển nhượng trên 10% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoa Anh Đào cho tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài. Theo đó, Công ty Aizawa Securites (Nhật Bản) sẽ nhận chuyển nhượng 594.500 cổ phiếu, chiếm 14,5% vốn điều lệ của công ty này; Công ty Japan Asia Holding (Nhật Bản) nhận chuyển nhượng 594.500 cổ phiếu, chiểm 14,5% vốn điều lệ.
Cùng ngày, Ủy ban cũng thông báo chấp thuận việc góp vốn làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần trên 10% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng. Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn đầu tư Quang Huy sẽ góp vốn vào Chứng khoán Phú Hưng trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng; mua 1.785.000 cổ phần, tương đương 14,7% vốn điều lệ.
Một thành viên khác thu hút sự chú ý của thị trường khi có bước tăng mạnh vốn điều lệ, vượt yêu cầu theo quy định hiện hành, là Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI).
Từ 55 tỷ năm 2006 lên 128 tỷ cuối năm 2007, ngày 29/4 vừa qua, TVSI thông báo hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên mức 350 tỷ đồng với cổ đông chiến lược là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Ngoài việc đảm bảo yêu cầu vốn cho tất cả các nghiệp vụ theo quy định, công ty này cho biết sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho hệ thống công nghệ để phát huy lợi thế cạnh tranh hiện có, bên cạnh kế hoạch mở rộng mạng lưới dự kiến trong tháng 5 này.
Cùng với các kế hoạch tái cấu trúc và tăng cường năng lực tài chính, thực tế sàng lọc về nhân sự, kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ trong thời gian qua cũng được kỳ vọng sẽ góp phần tạo những đổi thay trong hoạt động của các công ty chứng khoán, theo hướng hiệu quả hơn.
Dần tìm lại lợi nhuận
Dự kiến ngày 19/5 này, 39.463.400 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) sẽ chào sàn HOSE. Đây là một thử thách đối với HSC khi niêm yết trong bối cảnh lĩnh vực hoạt động có nhiều khó khăn.
Nhưng HSC có thể tự tin khi là một trong số ít công ty chứng khoán có lãi năm 2008 (lãi 23,5 tỷ đồng). Và năm 2009, kế hoạch lợi nhuận của công ty này bước đầu suôn sẻ, tiếp tục có lãi khoảng 35 tỷ đồng trong quý 1, hoàn thành 28,45% kế hoạch cả năm.
Một khởi đầu khả quan với HSC. Giá trị đó cũng dần có ở một số thành viên vốn chịu lỗ lớn trong năm 2008. Điển hình là một số thành viên đã niêm yết như Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (mã BVS, sàn HASTC), hay Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS).
Theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông vừa qua, BVS dự kiến sẽ đạt tổng doanh thu 160 tỷ đồng và lợi nhuận 19,5 tỷ đồng trong năm nay. Mặc dù do lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2008 là 296,7 tỷ đồng nên lợi nhuận dự kiến đó, và các năm tiếp theo, sẽ phải dùng để bù đắp số lỗ lũy kế, không có cổ tức, nhưng BVS đang thắp mới kỳ vọng cho cổ đông. Bước đầu, quý 1/2009, công ty này đã tìm lại được lợi nhuận với khoảng 3,7 tỷ đồng.
Một thuận lợi lớn để các công ty chứng khoán chờ đợi có những đổi thay tích cực hơn là những chuyển biến nhanh chóng của thị trường được gợi mở từ tháng 3 trở lại đây.
Trước hết, sự bùng nổ của khối lượng giao dịch giúp các thành viên cải thiện nguồn thu. Quan trọng hơn, khi giá chứng khoán tăng mạnh thời gian qua và đang có xu hướng tiếp tục đi lên cũng giúp cải thiện giá trị danh mục trong hoạt động tự doanh. Thuận lợi này lý giải một phần vì sao nhóm cổ phiếu chứng khoán trên sàn niêm yết là những đầu tàu lôi kéo xu thế chung trong những đợt sóng vừa qua.
Tuy nhiên, với nhiều thành viên, khó khăn trước mắt vẫn còn dài. Ít nhất việc bù đắp cho gánh nặng tổn thất trong năm 2008 còn níu kéo lợi nhuận (nếu tạo được) trong những năm kế tiếp…
Thời điểm này, thị trường bắt đầu đón nhận những thông tin khá tích cực từ các công ty chứng khoán. Một số đã bắt đầu có lãi trở lại, một số thương vụ với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thành công, có cả những kế hoạch tăng vốn điều lệ mạnh tay, hay chí ít cũng dần ổn định phương hướng để tiếp tục hoạt động.
Sau chọn lọc…
Bước vào năm 2009, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết có 35 công ty chứng khoán thuộc diện phải tăng vốn theo quy định. Nhưng đa số không đáp ứng được yêu cầu này, thị trường chứng kiến “làn sóng” rút bớt nghiệp vụ của những nhà môi giới diễn ra trong tháng 3, thậm chí có trường hợp không còn là nhà môi giới.
Có 24 công ty chứng khoán không thể tăng vốn và buộc phải rút bớt nghiệp vụ, tập trung ở những nghiệp vụ đòi hỏi số vốn lớn. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành với số vốn pháp định yêu cầu là 165 tỷ có 14 công ty rút bớt; nghiệp vụ tự doanh với số vốn yêu cầu là 70 tỷ có 16 công ty rút bớt; hai nghiệp vụ môi giới và tư vấn với số vốn yêu cầu không lớn là 10 và 25 tỷ có 2 công ty rút bớt.
Những thành viên trên buộc phải thu hẹp mình sau cuộc sàng lọc. Một số trường hợp đi theo xu hướng đã hình thành trong năm 2008: bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cũng có những sức mạnh của cổ đông hiện tại được khẳng định.
Ngày 29/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo chấp thuận việc chuyển nhượng trên 10% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoa Anh Đào cho tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài. Theo đó, Công ty Aizawa Securites (Nhật Bản) sẽ nhận chuyển nhượng 594.500 cổ phiếu, chiếm 14,5% vốn điều lệ của công ty này; Công ty Japan Asia Holding (Nhật Bản) nhận chuyển nhượng 594.500 cổ phiếu, chiểm 14,5% vốn điều lệ.
Cùng ngày, Ủy ban cũng thông báo chấp thuận việc góp vốn làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần trên 10% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng. Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn đầu tư Quang Huy sẽ góp vốn vào Chứng khoán Phú Hưng trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng; mua 1.785.000 cổ phần, tương đương 14,7% vốn điều lệ.
Một thành viên khác thu hút sự chú ý của thị trường khi có bước tăng mạnh vốn điều lệ, vượt yêu cầu theo quy định hiện hành, là Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI).
Từ 55 tỷ năm 2006 lên 128 tỷ cuối năm 2007, ngày 29/4 vừa qua, TVSI thông báo hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên mức 350 tỷ đồng với cổ đông chiến lược là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Ngoài việc đảm bảo yêu cầu vốn cho tất cả các nghiệp vụ theo quy định, công ty này cho biết sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho hệ thống công nghệ để phát huy lợi thế cạnh tranh hiện có, bên cạnh kế hoạch mở rộng mạng lưới dự kiến trong tháng 5 này.
Cùng với các kế hoạch tái cấu trúc và tăng cường năng lực tài chính, thực tế sàng lọc về nhân sự, kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ trong thời gian qua cũng được kỳ vọng sẽ góp phần tạo những đổi thay trong hoạt động của các công ty chứng khoán, theo hướng hiệu quả hơn.
Dần tìm lại lợi nhuận
Dự kiến ngày 19/5 này, 39.463.400 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) sẽ chào sàn HOSE. Đây là một thử thách đối với HSC khi niêm yết trong bối cảnh lĩnh vực hoạt động có nhiều khó khăn.
Nhưng HSC có thể tự tin khi là một trong số ít công ty chứng khoán có lãi năm 2008 (lãi 23,5 tỷ đồng). Và năm 2009, kế hoạch lợi nhuận của công ty này bước đầu suôn sẻ, tiếp tục có lãi khoảng 35 tỷ đồng trong quý 1, hoàn thành 28,45% kế hoạch cả năm.
Một khởi đầu khả quan với HSC. Giá trị đó cũng dần có ở một số thành viên vốn chịu lỗ lớn trong năm 2008. Điển hình là một số thành viên đã niêm yết như Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (mã BVS, sàn HASTC), hay Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS).
Theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông vừa qua, BVS dự kiến sẽ đạt tổng doanh thu 160 tỷ đồng và lợi nhuận 19,5 tỷ đồng trong năm nay. Mặc dù do lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2008 là 296,7 tỷ đồng nên lợi nhuận dự kiến đó, và các năm tiếp theo, sẽ phải dùng để bù đắp số lỗ lũy kế, không có cổ tức, nhưng BVS đang thắp mới kỳ vọng cho cổ đông. Bước đầu, quý 1/2009, công ty này đã tìm lại được lợi nhuận với khoảng 3,7 tỷ đồng.
Một thuận lợi lớn để các công ty chứng khoán chờ đợi có những đổi thay tích cực hơn là những chuyển biến nhanh chóng của thị trường được gợi mở từ tháng 3 trở lại đây.
Trước hết, sự bùng nổ của khối lượng giao dịch giúp các thành viên cải thiện nguồn thu. Quan trọng hơn, khi giá chứng khoán tăng mạnh thời gian qua và đang có xu hướng tiếp tục đi lên cũng giúp cải thiện giá trị danh mục trong hoạt động tự doanh. Thuận lợi này lý giải một phần vì sao nhóm cổ phiếu chứng khoán trên sàn niêm yết là những đầu tàu lôi kéo xu thế chung trong những đợt sóng vừa qua.
Tuy nhiên, với nhiều thành viên, khó khăn trước mắt vẫn còn dài. Ít nhất việc bù đắp cho gánh nặng tổn thất trong năm 2008 còn níu kéo lợi nhuận (nếu tạo được) trong những năm kế tiếp…