Đại biểu Quốc hội “hiến kế” bán nợ xấu
Còn thiếu một hành lang pháp lý đủ mạnh để xử lý các khoản nợ xấu
Mặc dù Chính phủ đã có giải trình về sự cần thiết giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục riêng về đấu giá nợ xấu, song tại phiên thảo luận toàn thể sáng 19/11, một số vị đại biểu vẫn đề nghị cần quy định ngay trong Luật Đấu giá tài sản.
Vẫn là “cục máu đông”
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) nói, ông thấy băn khoăn khi trong dự thảo luật chỉ có duy nhất điều 76, giao cho Chính phủ quy định về đấu giá nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu của VAMC mua về.
Sự băn khoăn bắt nguồn từ chính số liệu tại báo cáo của Chính phủ trình bày ở phiên chất vấn vừa qua. Theo báo cáo, từ năm 2013 đến hết tháng 9/2015, VAMC đã mua về hơn 191.000 tỷ đồng, chiếm hơn 40% tổng nợ xấu, trong khi đó mới xử lý được gần 15.000 tỷ tức bằng khoảng 7,7% tổng nợ xấu mua về.
Trong số này bán nợ xấu chỉ được khoảng 2.800 tỷ bằng 1,46% và bán tài sản đảm bảo chỉ được 1.100 tỷ bằng 0,58%.
“Qua số liệu này chúng ta thấy kết quả đạt được quả là con số rất nhỏ, làm lãng phí đi một nguồn lực của đất nước. Tôi cho rằng nợ xấu vẫn là cục máu đông, làm ảnh hưởng đến việc đưa nguồn vốn của ngân hàng bơm ra nền kinh tế”, đại biểu Minh phát biểu.
Ông Minh cũng thông tin là qua trao đổi với một số cán bộ Ngân hàng Nhà nước thì thấy hạn chế nói trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là đang thiếu một hành lang pháp lý đủ mạnh để xử lý các khoản nợ xấu này.
Từ thực tế đó, đại biểu Minh cho rằng rất cần được luật hóa hoạt động đấu giá tài sản, đấu giá nợ xấu, tài sản đảm bảo tiền vay của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua về.
Đề nghị của đại biểu Minh là nên thiết kế luôn trong Luật Đấu giá tài sản một chương riêng về hoạt động đấu giá của VAMC, trong đó có quy định đầy đủ trình tự, thủ tục, hồ sơ, giá khởi điểm giám định tài sản, cơ quan được tham gia đấu giá.
Ông Minh nhấn mạnh, chỉ có luật hóa hoạt động đấu giá của VAMC thì mới có thể nhanh chóng xử lý được hàng trăm ngàn tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua về, cũng như đang do các tổ chức tín dụng nắm giữ.
Đồng thời, đây cũng là một tiền đề rất quan trọng để sớm hình thành nên thị trường mua bán nợ. Mặt khác, khi luật hóa được các quy định cụ thể thì sẽ giảm bớt đi được tính khung của luật, giúp cho luật rõ ràng, minh bạch hơn và sớm đi vào thực tiễn cuộc sống.
Tán đồng quan điểm với đại biểu Minh, đại biểu Nguyễn Ngọc Hải (Hà Giang) cũng cho rằng cần thiết kế một chương riêng về quy định đấu giá tài sản là nợ xấu và tài sản đảm bảo nợ xấu để đảm bảo rằng nguồn lực cho phát triển được huy động một cách tối đa nhất.
Không nên xem là cá biệt
Trong khi đó, cựu Chủ tịch VietinBank Phạm Huy Hùng nhận xét, nợ xấu của VAMC, của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay tồn đọng lớn, nhưng xử lý vấn đề này những năm qua rất chậm, còn nhiều khó khăn. Cơ chế vận hành của VAMC chưa thực sự rõ ràng.
Ông Hùng đề nghị Quốc hội phê chuẩn phương án quy định thành một chương riêng trong dự thảo luật, vì nội dung này "không phải là một hiện tượng nhất thời hay đặc thù riêng của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam. Bán nợ xấu và bán tài sản bảo đảm nợ là hai nội dung khác nhau, là hình thức mua, bán phổ biến, thông thường đã và đang được thực hiện hàng chục năm nay ở nhiều nước trên thế giới".
Cần quy định cụ thể công khai, minh bạch việc đấu giá nợ xấu, đấu giá tài sản bảo đảm ngay tại Luật Đấu giá tài sản, không giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục riêng về nội dung này, ông đề nghị.
"Trong kinh tế thị trường, nợ xấu là bạn đồng hành của kinh tế thị trường và chuyện mua bán nợ rất bình thường", đại biểu Trần Du Lịch tham gia thảo luận.
"Về lâu dài, bất cứ nền kinh tế nào cũng có nợ xấu. Tôi nghĩ rằng việc này phải có chế định để chúng ta xử lý một cách bình thường, không nên xem đó là cá biệt", ông Lịch góp ý.
Vẫn là “cục máu đông”
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) nói, ông thấy băn khoăn khi trong dự thảo luật chỉ có duy nhất điều 76, giao cho Chính phủ quy định về đấu giá nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu của VAMC mua về.
Sự băn khoăn bắt nguồn từ chính số liệu tại báo cáo của Chính phủ trình bày ở phiên chất vấn vừa qua. Theo báo cáo, từ năm 2013 đến hết tháng 9/2015, VAMC đã mua về hơn 191.000 tỷ đồng, chiếm hơn 40% tổng nợ xấu, trong khi đó mới xử lý được gần 15.000 tỷ tức bằng khoảng 7,7% tổng nợ xấu mua về.
Trong số này bán nợ xấu chỉ được khoảng 2.800 tỷ bằng 1,46% và bán tài sản đảm bảo chỉ được 1.100 tỷ bằng 0,58%.
“Qua số liệu này chúng ta thấy kết quả đạt được quả là con số rất nhỏ, làm lãng phí đi một nguồn lực của đất nước. Tôi cho rằng nợ xấu vẫn là cục máu đông, làm ảnh hưởng đến việc đưa nguồn vốn của ngân hàng bơm ra nền kinh tế”, đại biểu Minh phát biểu.
Ông Minh cũng thông tin là qua trao đổi với một số cán bộ Ngân hàng Nhà nước thì thấy hạn chế nói trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là đang thiếu một hành lang pháp lý đủ mạnh để xử lý các khoản nợ xấu này.
Từ thực tế đó, đại biểu Minh cho rằng rất cần được luật hóa hoạt động đấu giá tài sản, đấu giá nợ xấu, tài sản đảm bảo tiền vay của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua về.
Đề nghị của đại biểu Minh là nên thiết kế luôn trong Luật Đấu giá tài sản một chương riêng về hoạt động đấu giá của VAMC, trong đó có quy định đầy đủ trình tự, thủ tục, hồ sơ, giá khởi điểm giám định tài sản, cơ quan được tham gia đấu giá.
Ông Minh nhấn mạnh, chỉ có luật hóa hoạt động đấu giá của VAMC thì mới có thể nhanh chóng xử lý được hàng trăm ngàn tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua về, cũng như đang do các tổ chức tín dụng nắm giữ.
Đồng thời, đây cũng là một tiền đề rất quan trọng để sớm hình thành nên thị trường mua bán nợ. Mặt khác, khi luật hóa được các quy định cụ thể thì sẽ giảm bớt đi được tính khung của luật, giúp cho luật rõ ràng, minh bạch hơn và sớm đi vào thực tiễn cuộc sống.
Tán đồng quan điểm với đại biểu Minh, đại biểu Nguyễn Ngọc Hải (Hà Giang) cũng cho rằng cần thiết kế một chương riêng về quy định đấu giá tài sản là nợ xấu và tài sản đảm bảo nợ xấu để đảm bảo rằng nguồn lực cho phát triển được huy động một cách tối đa nhất.
Không nên xem là cá biệt
Trong khi đó, cựu Chủ tịch VietinBank Phạm Huy Hùng nhận xét, nợ xấu của VAMC, của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay tồn đọng lớn, nhưng xử lý vấn đề này những năm qua rất chậm, còn nhiều khó khăn. Cơ chế vận hành của VAMC chưa thực sự rõ ràng.
Ông Hùng đề nghị Quốc hội phê chuẩn phương án quy định thành một chương riêng trong dự thảo luật, vì nội dung này "không phải là một hiện tượng nhất thời hay đặc thù riêng của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam. Bán nợ xấu và bán tài sản bảo đảm nợ là hai nội dung khác nhau, là hình thức mua, bán phổ biến, thông thường đã và đang được thực hiện hàng chục năm nay ở nhiều nước trên thế giới".
Cần quy định cụ thể công khai, minh bạch việc đấu giá nợ xấu, đấu giá tài sản bảo đảm ngay tại Luật Đấu giá tài sản, không giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục riêng về nội dung này, ông đề nghị.
"Trong kinh tế thị trường, nợ xấu là bạn đồng hành của kinh tế thị trường và chuyện mua bán nợ rất bình thường", đại biểu Trần Du Lịch tham gia thảo luận.
"Về lâu dài, bất cứ nền kinh tế nào cũng có nợ xấu. Tôi nghĩ rằng việc này phải có chế định để chúng ta xử lý một cách bình thường, không nên xem đó là cá biệt", ông Lịch góp ý.