“Đánh chứng lúc này như gặm chân gà!”
Bức tranh hiện tại của thị trường chứng khoán qua góc nhìn của một nhà đầu tư chuyên nghiệp
“Đánh chứng lúc này như gặm chân gà! Xương xẩu, bỏ thì thương, vương thì bực”. Quá bất ngờ vì đây lại là tâm trạng của một nhà đầu tư chuyên nghiệp!
Không phải anh đang “kẹp nặng” vì mới mua thăm dò chưa tới 30% vốn, lại xác định cho dài hạn. “Cầm nhiều tiền càng mệt vì lúc nào cũng phải nhìn bảng điện, đốt thuốc nhiều, cà phê lắm lại thêm hại người!”.
Đội của anh từ lâu đã “đánh online”, ngồi quán cà phê sang trọng, mát rượi, lại thoải mái nhưng chuyện trò đã nhạt vì thị trường cứ lình xình đi ngang. “Thà đau một lần, “tèo” hẳn thì “máu tham” mới lại nổi lên, chứ cứ làng nhàng thế này khéo phải kiếm chuyện gì để làm cho đỡ”, anh tâm sự.
Nghiệp “đánh chứng” của nhà đầu tư này cũng đã được 6 năm, trong đó có 4 năm theo nghiệp chuyên nghiệp, kiếm sống từ thị trường. Từng sống sót qua những lần giá xuống kinh hoàng, cũng tậu được nhà, xe từ chứng khoán nhưng cảm giác của anh lần này còn khó khăn hơn cả thời kỳ cuối năm 2010.
“Đợt trước Index đi ngang nhưng thị trường còn có sóng lẻ tẻ đâu đó, độ rủi ro thấp. Giờ chưa thấy cửa sáng nào về vĩ mô. Lạm phát cao, lãi suất khủng, tin xấu khắp nơi. Đành rằng lần nào thị trường xuống dốc bối cảnh cũng như vậy nhưng tham lam lúc này cứ cảm thấy rủi ro”.
Thực ra chiến thuật của anh hiện tại không có gì lạ: Ngồi chờ những cổ phiếu trong tầm ngắm sụt giá mạnh để mua. Nhưng khổ nỗi giá lại không sụt mạnh mà cứ lình bình đi ngang, hôm lên hôm xuống. Dao động chưa đủ mạnh để “lướt” nhưng cũng không giảm quá để mua thêm. Thậm chí có hôm bỏ đi làm việc khác, không thèm mở bảng điện, anh chặn mua các bước giá dưới tham chiếu một lô. “Cứ lần nào khớp lại báo về điện thoại là biết giá đang rơi đến đâu”, anh cho biết.
Tâm trạng chán nản như vậy đang rất phổ biến trong giới đầu tư. Người cầm cổ dĩ nhiên lo lắng, nhưng vẫn có tâm lý buông xuôi xem giá còn giảm được đến mức nào. Ngược lại, người cầm tiền, số thì gửi tiết kiệm kỳ hạn, số thì ngồi canh để mong bắt đáy giá tốt nhưng nhìn bảng điện mỗi ngày lại thấy thất vọng vì thanh khoản quá thấp, biến động không rõ ràng.
Tuy nhiên kể từ khi VN-Index loanh quanh mức 460 điểm đến nay (khoảng 20 phiên giao dịch), thị trường vẫn chứng kiến các đợt sóng nhẹ ở một số mã. Sàn HSX vẫn có được 11 cổ phiếu tăng trên 10%. Tăng mạnh nhất là DXG, khoảng 34% tính đến hôm qua (14/4). SVC cũng tăng hơn 21%.
HNX còn có nhiều cổ phiếu “điên rồ” hơn như BHT tăng gần 66%, GBS tăng hơn 38% hay PVG cuối tháng 3 đầu tháng 4 còn có sóng tới hơn 49%.
“Ngồi đếm sóng, tính đỉnh đáy quá khứ thì ai chẳng làm được? Thị trường lúc nào chẳng có cổ phiếu điên? Nhưng cứ thực bỏ tiền vào mới thấy ra quyết định là quá khó. Bối cảnh chung xấu, đột nhiên vài mã chạy khùng lên, thử hỏi mấy ai dám nhào vào ngay? Người bắt được đúng đáy thì tăng vài phiên là chạy ngay. Người mua vào giữ sóng thì chỉ cầu mong qua được T+4. Thực ra sóng thì có, thậm chí khá dài nhưng mỗi người chỉ “ăn” được một khúc nhỏ mà thôi”, anh tâm sự.
Liệu có phải cơ quan quản lý đang xiết chặt giám sát, xử mạnh những đội làm giá khiến thị trường lặng sóng? Câu hỏi thú vị này khiến anh trầm ngâm. “Ủn đẩy” thì đội anh cũng có “dính” vài lần, nhưng thực ra không đủ vốn để làm giá thực thụ. “Không rõ các đội lái làm giá kiểu gì, chứ nếu đẩy lên khối lượng lớn, thoát ra là quá khó, trừ phi thị trường rất sôi động. Thị trường hiện tại làm giá khác nào tự sát vì khối lượng kẹp quá lớn trong khi không thể “lùa” thêm tiền tươi vào được”, anh nhận xét.
Tuy nhiên, nhà đầu tư này cũng ủng hộ việc làm trong sạch thị trường. Sóng sẽ tự đến nếu thị trường tốt, nhà đầu tư cảm thấy an tâm với điều kiện vĩ mô. Lòng tham hiện lùi xa nhường chỗ cho sự cẩn trọng. Bảo toàn vốn đang được đặt lên hàng đầu là nguyên nhân của tình trạng lình xình hiện tại. Làm giá càng nhiều thì nhà đầu tư càng mất niềm tin vì thực tế chỉ có số rất ít người kiếm được lợi nhuận từ các cổ phiếu làm giá.
“Bây giờ làm giá bị túm là tịch thu hết, chắc chắn các đội lái phải tính. Vừa rồi nhiều vụ khui ra có sử dụng vài chục tài khoản còn “chết” chứng tỏ giám sát rất tốt. Chứng khoán cần dựa vào yếu tố vĩ mô hơn là các cổ phiếu “điên”!
Không phải anh đang “kẹp nặng” vì mới mua thăm dò chưa tới 30% vốn, lại xác định cho dài hạn. “Cầm nhiều tiền càng mệt vì lúc nào cũng phải nhìn bảng điện, đốt thuốc nhiều, cà phê lắm lại thêm hại người!”.
Đội của anh từ lâu đã “đánh online”, ngồi quán cà phê sang trọng, mát rượi, lại thoải mái nhưng chuyện trò đã nhạt vì thị trường cứ lình xình đi ngang. “Thà đau một lần, “tèo” hẳn thì “máu tham” mới lại nổi lên, chứ cứ làng nhàng thế này khéo phải kiếm chuyện gì để làm cho đỡ”, anh tâm sự.
Nghiệp “đánh chứng” của nhà đầu tư này cũng đã được 6 năm, trong đó có 4 năm theo nghiệp chuyên nghiệp, kiếm sống từ thị trường. Từng sống sót qua những lần giá xuống kinh hoàng, cũng tậu được nhà, xe từ chứng khoán nhưng cảm giác của anh lần này còn khó khăn hơn cả thời kỳ cuối năm 2010.
“Đợt trước Index đi ngang nhưng thị trường còn có sóng lẻ tẻ đâu đó, độ rủi ro thấp. Giờ chưa thấy cửa sáng nào về vĩ mô. Lạm phát cao, lãi suất khủng, tin xấu khắp nơi. Đành rằng lần nào thị trường xuống dốc bối cảnh cũng như vậy nhưng tham lam lúc này cứ cảm thấy rủi ro”.
Thực ra chiến thuật của anh hiện tại không có gì lạ: Ngồi chờ những cổ phiếu trong tầm ngắm sụt giá mạnh để mua. Nhưng khổ nỗi giá lại không sụt mạnh mà cứ lình bình đi ngang, hôm lên hôm xuống. Dao động chưa đủ mạnh để “lướt” nhưng cũng không giảm quá để mua thêm. Thậm chí có hôm bỏ đi làm việc khác, không thèm mở bảng điện, anh chặn mua các bước giá dưới tham chiếu một lô. “Cứ lần nào khớp lại báo về điện thoại là biết giá đang rơi đến đâu”, anh cho biết.
Tâm trạng chán nản như vậy đang rất phổ biến trong giới đầu tư. Người cầm cổ dĩ nhiên lo lắng, nhưng vẫn có tâm lý buông xuôi xem giá còn giảm được đến mức nào. Ngược lại, người cầm tiền, số thì gửi tiết kiệm kỳ hạn, số thì ngồi canh để mong bắt đáy giá tốt nhưng nhìn bảng điện mỗi ngày lại thấy thất vọng vì thanh khoản quá thấp, biến động không rõ ràng.
Tuy nhiên kể từ khi VN-Index loanh quanh mức 460 điểm đến nay (khoảng 20 phiên giao dịch), thị trường vẫn chứng kiến các đợt sóng nhẹ ở một số mã. Sàn HSX vẫn có được 11 cổ phiếu tăng trên 10%. Tăng mạnh nhất là DXG, khoảng 34% tính đến hôm qua (14/4). SVC cũng tăng hơn 21%.
HNX còn có nhiều cổ phiếu “điên rồ” hơn như BHT tăng gần 66%, GBS tăng hơn 38% hay PVG cuối tháng 3 đầu tháng 4 còn có sóng tới hơn 49%.
“Ngồi đếm sóng, tính đỉnh đáy quá khứ thì ai chẳng làm được? Thị trường lúc nào chẳng có cổ phiếu điên? Nhưng cứ thực bỏ tiền vào mới thấy ra quyết định là quá khó. Bối cảnh chung xấu, đột nhiên vài mã chạy khùng lên, thử hỏi mấy ai dám nhào vào ngay? Người bắt được đúng đáy thì tăng vài phiên là chạy ngay. Người mua vào giữ sóng thì chỉ cầu mong qua được T+4. Thực ra sóng thì có, thậm chí khá dài nhưng mỗi người chỉ “ăn” được một khúc nhỏ mà thôi”, anh tâm sự.
Liệu có phải cơ quan quản lý đang xiết chặt giám sát, xử mạnh những đội làm giá khiến thị trường lặng sóng? Câu hỏi thú vị này khiến anh trầm ngâm. “Ủn đẩy” thì đội anh cũng có “dính” vài lần, nhưng thực ra không đủ vốn để làm giá thực thụ. “Không rõ các đội lái làm giá kiểu gì, chứ nếu đẩy lên khối lượng lớn, thoát ra là quá khó, trừ phi thị trường rất sôi động. Thị trường hiện tại làm giá khác nào tự sát vì khối lượng kẹp quá lớn trong khi không thể “lùa” thêm tiền tươi vào được”, anh nhận xét.
Tuy nhiên, nhà đầu tư này cũng ủng hộ việc làm trong sạch thị trường. Sóng sẽ tự đến nếu thị trường tốt, nhà đầu tư cảm thấy an tâm với điều kiện vĩ mô. Lòng tham hiện lùi xa nhường chỗ cho sự cẩn trọng. Bảo toàn vốn đang được đặt lên hàng đầu là nguyên nhân của tình trạng lình xình hiện tại. Làm giá càng nhiều thì nhà đầu tư càng mất niềm tin vì thực tế chỉ có số rất ít người kiếm được lợi nhuận từ các cổ phiếu làm giá.
“Bây giờ làm giá bị túm là tịch thu hết, chắc chắn các đội lái phải tính. Vừa rồi nhiều vụ khui ra có sử dụng vài chục tài khoản còn “chết” chứng tỏ giám sát rất tốt. Chứng khoán cần dựa vào yếu tố vĩ mô hơn là các cổ phiếu “điên”!