Đầu tư theo... tin đồn
Một góc nhìn của báo chí nước ngoài về thị trường chứng khoán Việt Nam, qua bài viết của Kay Johnson, phóng viên Time tại Hà Nội
Một góc nhìn của báo chí nước ngoài về thị trường chứng khoán Việt Nam, qua bài viết của Kay Johnson, phóng viên Time tại Hà Nội.
Vào một buổi tối cuối tuần, tại quán cà phê Internet ở một ngõ nhỏ, trong khi nhiều game thủ đang miệt mài chiến đấu với những con rồng hung ác, thì Trung - kỹ sư 26 tuổi - cũng có mặt ở đó, nhưng để chinh chiến với một "đối thủ" khác: cổ phiếu.
Truy cập vào các phòng chat (chat room) dành riêng cho những người chơi chứng khoán, Trung cùng với hơn 1.000 người Việt Nam khác dùng các biệt hiệu (nickname) khác nhau để trao đổi, bàn bạc về những cổ phiếu "hot" nhất trong ngày.
"Tôi vừa bán 13.000 cổ phiếu CavicoE giá 31" - một nick thông báo. "Ôi tiếc quá. Tôi lại vừa mua "thằng" đó với giá 32. Giá như tôi gặp bạn từ trước thì tốt biết mấy" - một nick khác hồi đáp. Trung chỉ cười thầm và lắc đầu giảng giải: "Đó có thể là cùng một người, nhưng sử dụng các nick khác nhau để "làm giá". Đây cũng là chiến thuật mà Trung đã biết từ lâu và chính anh cũng từng sử dụng.
Công việc chính thức của Trung chỉ mang lại cho anh mức thu nhập khoảng 300 USD/tháng. Nhưng kể từ khi thế chấp căn nhà của bố để lấy tiền chơi chứng khoán, Trung tiết lộ anh đã thu về 20.000 USD lợi nhuận nhờ buôn bán cổ phiếu qua mạng. "Nếu bạn thông minh, bạn có thể tăng gấp 5 lần số tiền mình có chỉ trong vòng vài tháng" - Trung nói.
Điều khiến người ta ngạc nhiên về Trung không phải khoản lợi nhuận khổng lồ anh thu được, mà ở cách anh kiếm tiền.
Trong khi thị trường chứng khoán chính thức của Việt Nam vừa mới "ra ràng" thì Trung và nhiều người khác thích đầu tư vào thị trường mạo hiểm hơn mà họ gọi là OTC (over the counter). Tại đây, các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu của những công ty mới cổ phần hóa một phần và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức.
Không giống như thị trường OTC ở bất cứ đâu, thị trường Việt Nam không có những người môi giới được cấp giấy đăng ký và gần như không có bất cứ sự giám sát nào. Những người mua bán trao đổi tiền mặt lấy cổ phiếu bằng giấy tại các quán nước bên hè đường. Không ai nắm được độ lớn của "thị trường đen" này.
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn - ước tính có khoảng 500.000 người Việt Nam đang tham gia thị trường OTC, với sự hỗ trợ của hơn một chục trang web và các diễn đàn. Chẳng hạn, trang sanotc.com, vừa được thành lập tháng 7.2006 ở Hà Nội đã thu hút 18.000 người đăng ký truy cập và mỗi ngày lại có thêm 300 người đăng ký mới.
Vài năm trước, các trang web kiểu này không thể tồn tại bởi làm gì có cổ phiếu để mà mua bán. Đa số các công ty Việt Nam đều thuộc sở hữu Nhà nước. Nhưng, trong tiến trình cải cách kinh tế của Chính phủ để tiến tới nền kinh tế thị trường tự do, 3.600 công ty nhà nước đã được cổ phần hóa bằng việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên và một phần ra công chúng.
Các cổ phiếu này được trao đi bán lại trên qua mạng và qua các giao dịch tư nhân giữa người có cổ phiếu với gia đình và bè bạn của họ. Khi thoả thuận được thiết lập, trên mạng, hoặc ngoài quán, người mua sẽ cầm những cổ phiếu bằng giấy. Sau đó, cả người mua và người bán thường đến trụ sở công ty phát hành cổ phiếu để chuyển quyền sở hữu. Nhiều khi, người ta cũng chẳng cần đăng ký lại. Chỉ có mỗi tấm giấy nhận tiền của người bán mà thôi.
Về mặt pháp lý, rõ ràng việc mua bán này là rủi ro, mà không hoàn toàn là do gian lận hoặc trộm cắp.
Cho đến gần đây, các công ty chưa niêm yết trên sàn không có nghĩa vụ phải công bố bản cáo bạch tài chính. Vì vậy, các nhà đầu tư khó tìm hiểu tình hình hoạt động của công ty để ra quyết định mua bán cổ phiếu.
Mặc dù các website có ghi giá của các cổ phiếu phổ thông, nhưng chẳng có số liệu đáng tin cậy, đồng nghĩa với việc không thể xác định giá cổ phiếu có tương xứng hay không.
Những người mới vào nghề thì hầu như chỉ nắm thông tin vỉa hè và mang theo những hy vọng viển vông là "cái gì tăng thì nó sẽ tiếp tục tăng". "Về cơ bản, người ta nghiên cứu việc mua bán cổ phiếu theo cách: vợ người cháu của ông cậu của ông nội tôi làm ở công ty này nói rằng cổ phiếu đó tốt" - Mike Temple - giám đốc một công ty đầu tư chứng khoán ở Tp.HCM - nhận xét.
Nhưng bất chấp những rủi ro ấy, "thị trường đen" vẫn phát triển mạnh, theo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cùng với những lạc quan sau khi đất nước gia nhập WTO.
Năm ngoái, chỉ số VN-Index đã tăng 144%. Tuy nhiên thị trường chính thức vẫn nhỏ và khó giao dịch. Thị trường chứng khoán Tp.HCM chỉ mới có 109 công ty niêm yết, tăng 30 so với đầu năm 2006. Con số này không đủ đáp ứng mong mỏi của các nhà đầu tư. Nguyễn Vinh - kế toán, 36 tuổi - cho biết, cô không thể mua được cổ phiếu trên sàn, nên quay sang thị trường OTC.
Sau khi được người chị kể, một người bạn của chị gặp ai đó ở đám cưới muốn bán cổ phiếu PTSC, Vinh đã mua 1.000 cổ phiếu giá 7.600 USD. Ba tuần sau, cô bán lại với lợi nhuận 30% cho người trả lời mẩu rao vặt của cô trên sanotc.com. Giờ, Vinh đang tìm cổ phiếu mới để mua. "Cũng có thể giá cao là do bong bóng, nhưng tôi không sợ" - cô hồn nhiên nói.
Vinh có thể không sợ, nhưng các cơ quan quản lý đang ngày càng lo ngại. Gần đây, Chính phủ đã ban hành các quy tắc mới nhằm tăng cường tính minh bạch của các công ty và kiềm chế sự bùng nổ quá giới hạn của thị trường chứng khoán. Trong số các biện pháp được đưa ra, luật yêu cầu các công ty chưa niêm yết mà có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường phải được kiểm toán và phải công bố cáo bạch hàng năm với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ông Vũ Bằng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - thừa nhận rằng, Ủy ban không đủ nhân lực để giám sát bởi chỉ có 10 thanh tra, chịu trách nhiệm đối với 198 công ty đã niêm yết trên sàn và hàng nghìn công ty chưa niêm yết.
Trở lại với anh Trung. Trung đang đổ tiền mặt vào thị trường OTC ở mức mà anh có thể, bởi theo anh, thị trường này cuối cùng sẽ được luật lệ hoá. "Bạn có thể đạt lợi nhuận khổng lồ từ thị trường OTC, vì nó không có luật lệ nào. Vì vậy, chúng tôi phải tận dụng tối đa thời gian" - Trung nói.
Vào một buổi tối cuối tuần, tại quán cà phê Internet ở một ngõ nhỏ, trong khi nhiều game thủ đang miệt mài chiến đấu với những con rồng hung ác, thì Trung - kỹ sư 26 tuổi - cũng có mặt ở đó, nhưng để chinh chiến với một "đối thủ" khác: cổ phiếu.
Truy cập vào các phòng chat (chat room) dành riêng cho những người chơi chứng khoán, Trung cùng với hơn 1.000 người Việt Nam khác dùng các biệt hiệu (nickname) khác nhau để trao đổi, bàn bạc về những cổ phiếu "hot" nhất trong ngày.
"Tôi vừa bán 13.000 cổ phiếu CavicoE giá 31" - một nick thông báo. "Ôi tiếc quá. Tôi lại vừa mua "thằng" đó với giá 32. Giá như tôi gặp bạn từ trước thì tốt biết mấy" - một nick khác hồi đáp. Trung chỉ cười thầm và lắc đầu giảng giải: "Đó có thể là cùng một người, nhưng sử dụng các nick khác nhau để "làm giá". Đây cũng là chiến thuật mà Trung đã biết từ lâu và chính anh cũng từng sử dụng.
Công việc chính thức của Trung chỉ mang lại cho anh mức thu nhập khoảng 300 USD/tháng. Nhưng kể từ khi thế chấp căn nhà của bố để lấy tiền chơi chứng khoán, Trung tiết lộ anh đã thu về 20.000 USD lợi nhuận nhờ buôn bán cổ phiếu qua mạng. "Nếu bạn thông minh, bạn có thể tăng gấp 5 lần số tiền mình có chỉ trong vòng vài tháng" - Trung nói.
Điều khiến người ta ngạc nhiên về Trung không phải khoản lợi nhuận khổng lồ anh thu được, mà ở cách anh kiếm tiền.
Trong khi thị trường chứng khoán chính thức của Việt Nam vừa mới "ra ràng" thì Trung và nhiều người khác thích đầu tư vào thị trường mạo hiểm hơn mà họ gọi là OTC (over the counter). Tại đây, các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu của những công ty mới cổ phần hóa một phần và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức.
Không giống như thị trường OTC ở bất cứ đâu, thị trường Việt Nam không có những người môi giới được cấp giấy đăng ký và gần như không có bất cứ sự giám sát nào. Những người mua bán trao đổi tiền mặt lấy cổ phiếu bằng giấy tại các quán nước bên hè đường. Không ai nắm được độ lớn của "thị trường đen" này.
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn - ước tính có khoảng 500.000 người Việt Nam đang tham gia thị trường OTC, với sự hỗ trợ của hơn một chục trang web và các diễn đàn. Chẳng hạn, trang sanotc.com, vừa được thành lập tháng 7.2006 ở Hà Nội đã thu hút 18.000 người đăng ký truy cập và mỗi ngày lại có thêm 300 người đăng ký mới.
Vài năm trước, các trang web kiểu này không thể tồn tại bởi làm gì có cổ phiếu để mà mua bán. Đa số các công ty Việt Nam đều thuộc sở hữu Nhà nước. Nhưng, trong tiến trình cải cách kinh tế của Chính phủ để tiến tới nền kinh tế thị trường tự do, 3.600 công ty nhà nước đã được cổ phần hóa bằng việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên và một phần ra công chúng.
Các cổ phiếu này được trao đi bán lại trên qua mạng và qua các giao dịch tư nhân giữa người có cổ phiếu với gia đình và bè bạn của họ. Khi thoả thuận được thiết lập, trên mạng, hoặc ngoài quán, người mua sẽ cầm những cổ phiếu bằng giấy. Sau đó, cả người mua và người bán thường đến trụ sở công ty phát hành cổ phiếu để chuyển quyền sở hữu. Nhiều khi, người ta cũng chẳng cần đăng ký lại. Chỉ có mỗi tấm giấy nhận tiền của người bán mà thôi.
Về mặt pháp lý, rõ ràng việc mua bán này là rủi ro, mà không hoàn toàn là do gian lận hoặc trộm cắp.
Cho đến gần đây, các công ty chưa niêm yết trên sàn không có nghĩa vụ phải công bố bản cáo bạch tài chính. Vì vậy, các nhà đầu tư khó tìm hiểu tình hình hoạt động của công ty để ra quyết định mua bán cổ phiếu.
Mặc dù các website có ghi giá của các cổ phiếu phổ thông, nhưng chẳng có số liệu đáng tin cậy, đồng nghĩa với việc không thể xác định giá cổ phiếu có tương xứng hay không.
Những người mới vào nghề thì hầu như chỉ nắm thông tin vỉa hè và mang theo những hy vọng viển vông là "cái gì tăng thì nó sẽ tiếp tục tăng". "Về cơ bản, người ta nghiên cứu việc mua bán cổ phiếu theo cách: vợ người cháu của ông cậu của ông nội tôi làm ở công ty này nói rằng cổ phiếu đó tốt" - Mike Temple - giám đốc một công ty đầu tư chứng khoán ở Tp.HCM - nhận xét.
Nhưng bất chấp những rủi ro ấy, "thị trường đen" vẫn phát triển mạnh, theo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cùng với những lạc quan sau khi đất nước gia nhập WTO.
Năm ngoái, chỉ số VN-Index đã tăng 144%. Tuy nhiên thị trường chính thức vẫn nhỏ và khó giao dịch. Thị trường chứng khoán Tp.HCM chỉ mới có 109 công ty niêm yết, tăng 30 so với đầu năm 2006. Con số này không đủ đáp ứng mong mỏi của các nhà đầu tư. Nguyễn Vinh - kế toán, 36 tuổi - cho biết, cô không thể mua được cổ phiếu trên sàn, nên quay sang thị trường OTC.
Sau khi được người chị kể, một người bạn của chị gặp ai đó ở đám cưới muốn bán cổ phiếu PTSC, Vinh đã mua 1.000 cổ phiếu giá 7.600 USD. Ba tuần sau, cô bán lại với lợi nhuận 30% cho người trả lời mẩu rao vặt của cô trên sanotc.com. Giờ, Vinh đang tìm cổ phiếu mới để mua. "Cũng có thể giá cao là do bong bóng, nhưng tôi không sợ" - cô hồn nhiên nói.
Vinh có thể không sợ, nhưng các cơ quan quản lý đang ngày càng lo ngại. Gần đây, Chính phủ đã ban hành các quy tắc mới nhằm tăng cường tính minh bạch của các công ty và kiềm chế sự bùng nổ quá giới hạn của thị trường chứng khoán. Trong số các biện pháp được đưa ra, luật yêu cầu các công ty chưa niêm yết mà có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường phải được kiểm toán và phải công bố cáo bạch hàng năm với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ông Vũ Bằng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - thừa nhận rằng, Ủy ban không đủ nhân lực để giám sát bởi chỉ có 10 thanh tra, chịu trách nhiệm đối với 198 công ty đã niêm yết trên sàn và hàng nghìn công ty chưa niêm yết.
Trở lại với anh Trung. Trung đang đổ tiền mặt vào thị trường OTC ở mức mà anh có thể, bởi theo anh, thị trường này cuối cùng sẽ được luật lệ hoá. "Bạn có thể đạt lợi nhuận khổng lồ từ thị trường OTC, vì nó không có luật lệ nào. Vì vậy, chúng tôi phải tận dụng tối đa thời gian" - Trung nói.