EU giữa điểm hội tụ quá khứ - tương lai
Trong các ngày 24 và 25/3, Liên minh châu Âu (EU) tưng bừng kỷ niệm 50 năm ra đời tổ chức này (25/3/1957-25/3/2007)
Trong các ngày 24 và 25/3, Liên minh châu Âu (EU) tưng bừng kỷ niệm 50 năm ra đời tổ chức này (25/3/1957-25/3/2007).
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo EU đã thông qua Tuyên bố Berlin, đánh giá những thành quả EU đã đạt được trong 50 năm qua.
Buổi lễ đặc biệt kỷ niệm 50 năm ra đời Hiệp ước Roma, đặt nền móng cho việc ra đời EU sau này, đã được tiến hành tại Viện bảo tàng lịch sử Đức ở Berlin tối 25/3.
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo EU đã thông qua Tuyên bố Berlin` điểm lại quá trình lịch sử phát triển, đánh giá những thành quả và giá trị mà EU đã đạt được trong 50 năm qua.
Đồng thời, đây cũng là dịp để EU nhìn rõ hơn những khó khăn, thách thức của khối này trong thời gian tới.
Câu trả lời cho những thách thức của thế kỷ 21
Tại nhiều nước EU khác cũng đã diễn ra các hoạt động tưng bừng kỷ niệm EU tròn 50 tuổi, như các lễ hội, diễn đàn văn hóa, văn nghệ quần chúng, các buổi hòa nhạc, triển lãm tranh...
Tại Brussel, thủ đô Vương quốc Bỉ, nơi đóng trụ sở của các cơ quan thuộc EU, cũng đã diễn ra buổi hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 50 năm ra đời của Hiệp ước Roma.
Phát biểu tại lễ khai mạc, sau khi điểm lại chặng đường ra đời và phát triển của EU trong suốt nửa thế kỷ qua và đánh giá cao những giá trị mà liên minh này đã đem đến cho người dân EU trên các lĩnh vực, Chủ tịch EC, ông M.Barroso nhấn mạnh các quốc gia thành viên EU "không nên tách rời các kết quả đã đạt được trong quá khứ với những thách thức đặt ra trong tương lai".
Ông M.Barroso khẳng định: "EU chính là câu trả lời tốt nhất trước những thách thức trong thế kỷ 21, đó là toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế, tính cạnh tranh, các vấn đề năng lượng, biến đổi khí hậu và an ninh".
Về những thách thức mà EU phải vượt qua, ông M. Barroso nêu bật EU cần sung sức để đối phó với toàn cầu hóa, để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, và để tạo ra ngày càng nhiều việc làm hơn nữa.
Thủ tướng Đức, bà Merkel, bày tỏ sự tin tưởng 27 quốc gia thành viên EU sẽ vượt qua những bất đồng sâu sắc về tương lai EU bằng việc thông qua bản Hiến pháp chung châu Âu trước năm 2009.
Nhìn lại nửa thế kỷ hình thành và phát triển, EU đã đạt những thành tựu đáng tự hào. Qua 6 đợt mở rộng, EU đã phát triển lên 15 nước thành viên vào năm 1995, rồi 25 nước vào năm 2004 (với việc kết nạp 10 nước Đông và Trung Âu) và 27 nước, sau sự gia nhập của Bulgaria và Romania ngày 1-1 vừa qua.
Số dân EU giờ đây lên tới hơn 483 triệu người. GDP của EU đã tương đương 1/3 tổng GDP toàn cầu.
Bên cạnh việc trở thành một "siêu cường thương mại toàn cầu" và một "yếu tố gây ảnh hưởng" trong chính trị quốc tế, EU đang nỗ lực xây dựng các giá trị và nguyên tắc chung: đề cao phẩm giá con người, quyền sống, hủy bỏ án tử hình, tự do ngôn luận và tôn giáo...
Tuy nhiên, EU cũng đang phải đối mặt nhiều thách thức. Sự khẳng định một quyết tâm chính trị chung có ý nghĩa quan trọng đối với EU trong bối cảnh hiện nay.
50 năm “giấc mộng” chưa tròn
Mặc dù đạt những thành tựu vượt bậc trong quá trình xây dựng EU một cách vững chắc và hiện thực từ nửa thế kỷ qua, các nhà lãnh đạo EU phải thừa nhận rằng liên minh này vẫn đang còn nhiều vấn đề dang dở.
50 năm đã qua, song “giấc mộng” về một EU nhất thể hoá vẫn chưa tròn. EU vẫn đối mặt những bất đồng nội bộ, những khó khăn, thách thức trong giải quyết các vấn đề như: tiền tệ, xây dựng Hiến pháp chung, mở rộng EU, vv.
Nếu như liên minh kinh tế, tiền tệ EU (EMU) hay Eurozone được đánh giá là kết quả hợp tác lớn nhất, hiện vẫn còn ba nước trong số 15 thành viên cũ (EU-15) chưa gia nhập, dù đủ điều kiện, gồm Anh, Thụy Điển, Đan Mạch.
Lý do là các nước này còn hoài nghi về đồng Euro và luôn tin tưởng đồng nội tệ. Trong khi đó, các nước thành viên mới phải trải qua giai đoạn tối thiểu hai năm trong Cơ chế tỷ giá hối đoái thứ hai (ERM II), một "phòng chờ" trước khi đáp ứng đủ các tiêu chí gia nhập khắt khe theo Hiệp ước Maastricht.
Trong khi tự do đi lại là một trong các quyền cơ bản theo luật Cộng đồng châu Âu và là một yếu tố chính của chế độ công dân châu Âu, việc mở cửa thị trường lao động tự do EU vẫn bị hạn chế và phân biệt đối xử.
Ðến nay mới có 8 nước thuộc EU-15 chấp nhận lao động đến từ 10 nước thành viên mới, không tính Bulgaria và Romania. Tiến trình mở rộng EU với việc khởi động đàm phán gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 10-2005 hoàn toàn bế tắc.
Một vấn đề nan giải với EU hiện nay là sự bế tắc trong việc thông qua Hiến pháp chung của khối.
Người dân EU cho rằng, trong khi các nhà lãnh đạo EU bất đồng giữa việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội hóa và nền kinh tế thị trường tự do, liên minh này quá chú trọng phát triển kinh tế mà gần như quên mất "phương diện xã hội" trong các chính sách, các chương trình nghị sự, thậm chí trong cả văn kiện mới và quan trọng nhất của EU, đó là Hiệp ước thành lập Hiến pháp châu Âu (TEC).
Sau khi các cử tri Pháp và Hà Lan, hai nước đồng sáng lập EU, phản đối TEC qua trưng cầu ý dân giữa năm 2005, quá trình phê chuẩn Hiến pháp châu Âu tại các nước thành viên EU bế tắc, trở thành trở ngại lớn nhất trong quá trình nhất thể hóa châu lục. Đến nay mới có 17 nước phê chuẩn văn kiện này.
Theo kết quả thăm dò dư luận tại nhiều nước EU vừa đăng trên Thời báo Tài chính (Anh), 44% số người được hỏi cho rằng cuộc sống của họ "khó khăn hơn" sau khi gia nhập EU, 22% đề nghị rút khỏi tổ chức này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, dù sao đi nữa, “con tàu” nhất thể hóa EU đang trên đà không thể dừng bánh.
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo EU đã thông qua Tuyên bố Berlin, đánh giá những thành quả EU đã đạt được trong 50 năm qua.
Buổi lễ đặc biệt kỷ niệm 50 năm ra đời Hiệp ước Roma, đặt nền móng cho việc ra đời EU sau này, đã được tiến hành tại Viện bảo tàng lịch sử Đức ở Berlin tối 25/3.
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo EU đã thông qua Tuyên bố Berlin` điểm lại quá trình lịch sử phát triển, đánh giá những thành quả và giá trị mà EU đã đạt được trong 50 năm qua.
Đồng thời, đây cũng là dịp để EU nhìn rõ hơn những khó khăn, thách thức của khối này trong thời gian tới.
Câu trả lời cho những thách thức của thế kỷ 21
Tại nhiều nước EU khác cũng đã diễn ra các hoạt động tưng bừng kỷ niệm EU tròn 50 tuổi, như các lễ hội, diễn đàn văn hóa, văn nghệ quần chúng, các buổi hòa nhạc, triển lãm tranh...
Tại Brussel, thủ đô Vương quốc Bỉ, nơi đóng trụ sở của các cơ quan thuộc EU, cũng đã diễn ra buổi hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 50 năm ra đời của Hiệp ước Roma.
Phát biểu tại lễ khai mạc, sau khi điểm lại chặng đường ra đời và phát triển của EU trong suốt nửa thế kỷ qua và đánh giá cao những giá trị mà liên minh này đã đem đến cho người dân EU trên các lĩnh vực, Chủ tịch EC, ông M.Barroso nhấn mạnh các quốc gia thành viên EU "không nên tách rời các kết quả đã đạt được trong quá khứ với những thách thức đặt ra trong tương lai".
Ông M.Barroso khẳng định: "EU chính là câu trả lời tốt nhất trước những thách thức trong thế kỷ 21, đó là toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế, tính cạnh tranh, các vấn đề năng lượng, biến đổi khí hậu và an ninh".
Về những thách thức mà EU phải vượt qua, ông M. Barroso nêu bật EU cần sung sức để đối phó với toàn cầu hóa, để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, và để tạo ra ngày càng nhiều việc làm hơn nữa.
Thủ tướng Đức, bà Merkel, bày tỏ sự tin tưởng 27 quốc gia thành viên EU sẽ vượt qua những bất đồng sâu sắc về tương lai EU bằng việc thông qua bản Hiến pháp chung châu Âu trước năm 2009.
Nhìn lại nửa thế kỷ hình thành và phát triển, EU đã đạt những thành tựu đáng tự hào. Qua 6 đợt mở rộng, EU đã phát triển lên 15 nước thành viên vào năm 1995, rồi 25 nước vào năm 2004 (với việc kết nạp 10 nước Đông và Trung Âu) và 27 nước, sau sự gia nhập của Bulgaria và Romania ngày 1-1 vừa qua.
Số dân EU giờ đây lên tới hơn 483 triệu người. GDP của EU đã tương đương 1/3 tổng GDP toàn cầu.
Bên cạnh việc trở thành một "siêu cường thương mại toàn cầu" và một "yếu tố gây ảnh hưởng" trong chính trị quốc tế, EU đang nỗ lực xây dựng các giá trị và nguyên tắc chung: đề cao phẩm giá con người, quyền sống, hủy bỏ án tử hình, tự do ngôn luận và tôn giáo...
Tuy nhiên, EU cũng đang phải đối mặt nhiều thách thức. Sự khẳng định một quyết tâm chính trị chung có ý nghĩa quan trọng đối với EU trong bối cảnh hiện nay.
50 năm “giấc mộng” chưa tròn
Mặc dù đạt những thành tựu vượt bậc trong quá trình xây dựng EU một cách vững chắc và hiện thực từ nửa thế kỷ qua, các nhà lãnh đạo EU phải thừa nhận rằng liên minh này vẫn đang còn nhiều vấn đề dang dở.
50 năm đã qua, song “giấc mộng” về một EU nhất thể hoá vẫn chưa tròn. EU vẫn đối mặt những bất đồng nội bộ, những khó khăn, thách thức trong giải quyết các vấn đề như: tiền tệ, xây dựng Hiến pháp chung, mở rộng EU, vv.
Nếu như liên minh kinh tế, tiền tệ EU (EMU) hay Eurozone được đánh giá là kết quả hợp tác lớn nhất, hiện vẫn còn ba nước trong số 15 thành viên cũ (EU-15) chưa gia nhập, dù đủ điều kiện, gồm Anh, Thụy Điển, Đan Mạch.
Lý do là các nước này còn hoài nghi về đồng Euro và luôn tin tưởng đồng nội tệ. Trong khi đó, các nước thành viên mới phải trải qua giai đoạn tối thiểu hai năm trong Cơ chế tỷ giá hối đoái thứ hai (ERM II), một "phòng chờ" trước khi đáp ứng đủ các tiêu chí gia nhập khắt khe theo Hiệp ước Maastricht.
Trong khi tự do đi lại là một trong các quyền cơ bản theo luật Cộng đồng châu Âu và là một yếu tố chính của chế độ công dân châu Âu, việc mở cửa thị trường lao động tự do EU vẫn bị hạn chế và phân biệt đối xử.
Ðến nay mới có 8 nước thuộc EU-15 chấp nhận lao động đến từ 10 nước thành viên mới, không tính Bulgaria và Romania. Tiến trình mở rộng EU với việc khởi động đàm phán gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 10-2005 hoàn toàn bế tắc.
Một vấn đề nan giải với EU hiện nay là sự bế tắc trong việc thông qua Hiến pháp chung của khối.
Người dân EU cho rằng, trong khi các nhà lãnh đạo EU bất đồng giữa việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội hóa và nền kinh tế thị trường tự do, liên minh này quá chú trọng phát triển kinh tế mà gần như quên mất "phương diện xã hội" trong các chính sách, các chương trình nghị sự, thậm chí trong cả văn kiện mới và quan trọng nhất của EU, đó là Hiệp ước thành lập Hiến pháp châu Âu (TEC).
Sau khi các cử tri Pháp và Hà Lan, hai nước đồng sáng lập EU, phản đối TEC qua trưng cầu ý dân giữa năm 2005, quá trình phê chuẩn Hiến pháp châu Âu tại các nước thành viên EU bế tắc, trở thành trở ngại lớn nhất trong quá trình nhất thể hóa châu lục. Đến nay mới có 17 nước phê chuẩn văn kiện này.
Theo kết quả thăm dò dư luận tại nhiều nước EU vừa đăng trên Thời báo Tài chính (Anh), 44% số người được hỏi cho rằng cuộc sống của họ "khó khăn hơn" sau khi gia nhập EU, 22% đề nghị rút khỏi tổ chức này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, dù sao đi nữa, “con tàu” nhất thể hóa EU đang trên đà không thể dừng bánh.