HSBC khuyến nghị mua vào
HSBC nhận định sự xuống thấp của thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này là cơ hội mua vào cho các nhà đầu tư dài hạn
Các chuyên gia của Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) vừa công bố một báo cáo nhận định về tình hình phát triển kinh tế và thị trường tài chính chứng khoán Việt Nam.
Đáng chú ý, trong bản báo cáo này, các chuyên gia của HSBC nhận định sự xuống thấp của thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này là cơ hội mua vào cho các nhà đầu tư dài hạn.
Tháng 2 vừa qua là một tháng “bão tố” của thị trường chứng khoán Việt Nam, với VN-Index mất đi khoảng 20% số điểm. So với thời điểm đầu năm, chỉ số đã giảm 37% và đem lại cho thị trường chứng khoán Việt Nam “danh hiệu” thị trường tệ nhất ở khu vực châu Á. Còn so với mức đỉnh điểm vào ngày 12/3 năm ngoái, VN-Index đã sụt mất 50%.
Sự “lao dốc” của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua vừa là kết quả của những tác động từ sự đi xuống của thị trường chứng khoán thế giới, vừa là kết quả của những nguyên nhân nội tại. Các chuyên gia của HSBC cho rằng, chính sách tiền tệ và kế hoạch cổ phần hóa thiếu hợp lý trong vòng 12 tháng trở lại đây của Việt Nam là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự đi xuống của thị trường.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số CPI của Việt Nam hiện đã tăng 15,7% và các cơ quan chức năng của Việt Nam hiện đang nỗ lực để kiềm chế tốc độ gia tăng mạnh mẽ của chỉ số này. Do đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục được thắt chặt - một yếu tố gây bất lợi nhiều mặt cho thị trường chứng khoán.
Có một điều thú vị là chính các nhà đầu tư Việt Nam lại chính là những người đi đầu trong hoạt động bán tháo cổ phiếu thời gian qua. Trong suốt 15 ngày giao dịch của tháng 2, chỉ có 1 ngày duy nhất giới đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam bán nhiều hơn mua.
Cũng trong tháng 2, tổng giá trị cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài mua vào đạt mức 177 triệu USD, đánh dấu tháng mua vào mạnh thứ 2 của lực lượng này trong vòng 1 năm trở lại đây, chỉ sau tháng 10/2007.
HSBC tin tưởng rằng, vẫn còn một lượng vốn lớn mà các quỹ đầu tư ở Việt Nam huy động được từ năm ngoái tới lúc này vẫn chưa được đầu tư vào thị trường và với giá cổ phiếu đã ở mức hấp dẫn như hiện nay, các quỹ này bắt đầu mua vào để “ôm” dài hạn.
Với kết quả kinh doanh 2007 hiện đã được công bố của các công ty niêm yết trên sàn Tp.HCM, các chuyên gia HSBC tính toán rằng, chỉ số EPS của các cổ phiếu trên sàn này năm ngoái tăng khoảng 41%, so với mức 30% mà ngân hàng này dự báo trước đây.
Chỉ số P/E trên thị trường hiện nay ở mức khoảng 18 lần và sẽ ở mức 14,5 lần sau 12 tháng nữa nếu lấy mức tăng trưởng EPS giả định của năm nay và năm 2009 đều là 20%. Đây sẽ là mức P/E thấp nhất của thị trường Việt Nam kể từ đầu năm 2006 và cao hơn chút ít so với mức P/E 13,5 lần của thị trường chứng khoán châu Á nói chung, trừ Nhật Bản.
Do các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã lên giá quá mạnh vào thời điểm đầu năm 2007, đẩy P/E lên mức 35 lần, so với mức 25 lần đối với cổ phiếu H tại Trung Quốc (là cổ phiếu của các công ty trong đại lục được niêm yết tại thị trường Hồng Kông) và 23,7 lần của thị trường Ấn Độ, mức giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam vào lúc này đã hấp dẫn trở lại.
Với quan điểm lạc quan, các chuyên gia HSBC cho rằng, triển vọng của nền kinh tế Việt Nam và lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam rất sáng sủa. Mặc dù dự báo chính sách tiền tệ của Việt Nam có khả năng sẽ còn biến động trong một vài tháng tới, HSBC vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư nên mua vào các cổ phiếu của Việt Nam để tích lũy dài hạn với mức VN-Index như hiện nay.
Đáng chú ý, trong bản báo cáo này, các chuyên gia của HSBC nhận định sự xuống thấp của thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này là cơ hội mua vào cho các nhà đầu tư dài hạn.
Tháng 2 vừa qua là một tháng “bão tố” của thị trường chứng khoán Việt Nam, với VN-Index mất đi khoảng 20% số điểm. So với thời điểm đầu năm, chỉ số đã giảm 37% và đem lại cho thị trường chứng khoán Việt Nam “danh hiệu” thị trường tệ nhất ở khu vực châu Á. Còn so với mức đỉnh điểm vào ngày 12/3 năm ngoái, VN-Index đã sụt mất 50%.
Sự “lao dốc” của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua vừa là kết quả của những tác động từ sự đi xuống của thị trường chứng khoán thế giới, vừa là kết quả của những nguyên nhân nội tại. Các chuyên gia của HSBC cho rằng, chính sách tiền tệ và kế hoạch cổ phần hóa thiếu hợp lý trong vòng 12 tháng trở lại đây của Việt Nam là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự đi xuống của thị trường.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số CPI của Việt Nam hiện đã tăng 15,7% và các cơ quan chức năng của Việt Nam hiện đang nỗ lực để kiềm chế tốc độ gia tăng mạnh mẽ của chỉ số này. Do đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục được thắt chặt - một yếu tố gây bất lợi nhiều mặt cho thị trường chứng khoán.
Có một điều thú vị là chính các nhà đầu tư Việt Nam lại chính là những người đi đầu trong hoạt động bán tháo cổ phiếu thời gian qua. Trong suốt 15 ngày giao dịch của tháng 2, chỉ có 1 ngày duy nhất giới đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam bán nhiều hơn mua.
Cũng trong tháng 2, tổng giá trị cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài mua vào đạt mức 177 triệu USD, đánh dấu tháng mua vào mạnh thứ 2 của lực lượng này trong vòng 1 năm trở lại đây, chỉ sau tháng 10/2007.
HSBC tin tưởng rằng, vẫn còn một lượng vốn lớn mà các quỹ đầu tư ở Việt Nam huy động được từ năm ngoái tới lúc này vẫn chưa được đầu tư vào thị trường và với giá cổ phiếu đã ở mức hấp dẫn như hiện nay, các quỹ này bắt đầu mua vào để “ôm” dài hạn.
Với kết quả kinh doanh 2007 hiện đã được công bố của các công ty niêm yết trên sàn Tp.HCM, các chuyên gia HSBC tính toán rằng, chỉ số EPS của các cổ phiếu trên sàn này năm ngoái tăng khoảng 41%, so với mức 30% mà ngân hàng này dự báo trước đây.
Chỉ số P/E trên thị trường hiện nay ở mức khoảng 18 lần và sẽ ở mức 14,5 lần sau 12 tháng nữa nếu lấy mức tăng trưởng EPS giả định của năm nay và năm 2009 đều là 20%. Đây sẽ là mức P/E thấp nhất của thị trường Việt Nam kể từ đầu năm 2006 và cao hơn chút ít so với mức P/E 13,5 lần của thị trường chứng khoán châu Á nói chung, trừ Nhật Bản.
Do các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã lên giá quá mạnh vào thời điểm đầu năm 2007, đẩy P/E lên mức 35 lần, so với mức 25 lần đối với cổ phiếu H tại Trung Quốc (là cổ phiếu của các công ty trong đại lục được niêm yết tại thị trường Hồng Kông) và 23,7 lần của thị trường Ấn Độ, mức giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam vào lúc này đã hấp dẫn trở lại.
Với quan điểm lạc quan, các chuyên gia HSBC cho rằng, triển vọng của nền kinh tế Việt Nam và lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam rất sáng sủa. Mặc dù dự báo chính sách tiền tệ của Việt Nam có khả năng sẽ còn biến động trong một vài tháng tới, HSBC vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư nên mua vào các cổ phiếu của Việt Nam để tích lũy dài hạn với mức VN-Index như hiện nay.