Kinh tế Mỹ “không ngại” giá dầu: Chỉ là huyễn hoặc?
Không ít các chuyên gia kinh tế từng cho rằng, giá dầu cao sẽ không khiến cỗ xe kinh tế lớn nhất thế giới này lăn chậm lại
Những nhà kinh tế cách đây khoảng 5 tháng khăng khăng cho rằng giá dầu cao không có tác động trực tiếp đến kinh tế Mỹ đến lúc này đã phải “hạ giọng”.
Trở lại thời điểm tháng 10 năm ngoái, khi giá dầu tiến gần ngưỡng 90 USD/thùng và kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng khả quan, không ít các chuyên gia kinh tế từng cho rằng, giá dầu cao sẽ không khiến cỗ xe kinh tế lớn nhất thế giới này lăn chậm lại.
Lý lẽ mà họ đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình là nước Mỹ lúc này đã sử dụng năng lượng hiệu quả hơn nhiều so với thời điểm những năm 1970 và số tiền chi vào xăng dầu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong ngân sách của mỗi cá nhân.
Thuế vô hình
Nhưng đến tháng 3 này, khi mà kinh tế Mỹ đã “ọp ẹp” hẳn, các nhà kinh tế lại thay đổi quan điểm của mình và cho rằng, giá dầu cao "ngất ngưởng" và hiện đang ở mức 105 USD/thùng chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự "ốm yếu" của đầu tàu kinh tế thế giới. Thậm chí đến cả Nhà Trắng cũng đã bắt đầu tỏ ra bi quan và mới đây đã đưa ra dự báo rằng, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ thu hẹp lại.
Trong quý 4 vừa qua, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng có 0,6%, một mức tăng quá khiêm tốn so với tỷ lệ 4,9% trong quý 3. Cùng với đó, các chỉ số sản xuất và chỉ số niềm tin người tiêu dùng cùng sụt giảm mạnh trong khi lượng thua lỗ của các tổ chức cho vay cầm cố và lượng nhà tịch thu liên tục tăng vọt.
“Tiêu dùng của người Mỹ đang bị hạn chế rất mạnh. Cứ như thể là dân Mỹ đang bị áp một loại thuế vô hình vậy”, nhà kinh tế Chris Lafakis của tổ chức tư vấn kinh tế Moody’s Economy.com nhận định. Theo chuyên gia này, nếu giá dầu thô tăng thêm 1 USD/thùng thì dân Mỹ sẽ phải chi thêm 5 tỷ USD mỗi năm.
Thời điểm mà các nhà kinh tế dự báo rằng giá dầu sẽ không có tác động đến kinh tế Mỹ, họ dựa trên mức giá 80 USD/thùng. Nhưng nếu giá dầu vững trên mức 100 USD/thùng trong vòng 12 tháng tới, người tiêu dùng Mỹ sẽ bị “tước” mất 100 tỷ USD trong khoảng thời gian này. Điều này có nghĩa là, số tiền 100 tỷ USD lẽ ra được chi tiêu tại các siêu thị, các trung tâm mua sắm của nước Mỹ, bị “bốc hơi” dưới "sức nóng" của giá dầu.
“Giá dầu cao có thể khiến toàn bộ gói kích thích kinh tế 150 tỷ USD của ông Bush trở thành vô nghĩa. Như thế, một khi kinh tế Mỹ đã ở trạng thái suy thoái nhẹ, tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa”, ông Lafakis nhận xét.
Nhiều mối đe dọa khác
Dĩ nhiên, giá năng lượng cao không phải là yếu tố duy nhất khiến dân Mỹ phải thắt lưng buộc bụng, giảm tiêu dùng - lĩnh vực chiếm 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ. Giá nhà liên tục diễn biến theo chiều đi xuống cũng có nghĩa là người dân ở nước này khó có thể vay tiền bằng con đường thế chấp hoặc bán nhà để thu lời.
Ngoài ra, do tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cũng đang tăng cao và những người không có việc làm chắc chắn sẽ phải chi tiêu ít đi. Trong tháng 2 vừa qua, số người thất nghiệp tại Mỹ tăng thêm 63.000 người, mức tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
“Tự bản thân mức giá dầu trên 100 USD/thùng không đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái, nhưng trong bối cảnh kinh tế Mỹ như hiện nay, mức giá này giống như một giọt nước làm tràn ly”, nhà kinh tế cao cấp Beth Bovino của Standard&Poor’s nhận định.
Hai chuyên gia Bovino và Lafakis cùng đưa ra những dự báo giống nhau cho kinh tế Mỹ. Họ cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ ở trong tình trạng suy thoái nhẹ trong quý 1 và 2 của năm nay, rồi bắt đầu phục hồi chậm chạp kể từ nửa sau của năm. Tuy nhiên, nếu giá dầu tăng lên tới mức 115 - 120 USD/thùng - một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà giá dầu đã tăng gấp đôi trong vòng 12 tháng qua - thì những gì diễn ra trên thực tế sẽ không giống như những dự báo này.
Theo chuyên gia Bovino, mức giá dầu 115 USD/thùng cùng với tình hình xấu đi trên thị trường tín dụng và trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Mỹ có thể khiến nền kinh tế này ở trong tình trạng suy thoái cho tới tận cuối nửa đầu năm 2009.
Trở lại thời điểm tháng 10 năm ngoái, khi giá dầu tiến gần ngưỡng 90 USD/thùng và kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng khả quan, không ít các chuyên gia kinh tế từng cho rằng, giá dầu cao sẽ không khiến cỗ xe kinh tế lớn nhất thế giới này lăn chậm lại.
Lý lẽ mà họ đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình là nước Mỹ lúc này đã sử dụng năng lượng hiệu quả hơn nhiều so với thời điểm những năm 1970 và số tiền chi vào xăng dầu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong ngân sách của mỗi cá nhân.
Thuế vô hình
Nhưng đến tháng 3 này, khi mà kinh tế Mỹ đã “ọp ẹp” hẳn, các nhà kinh tế lại thay đổi quan điểm của mình và cho rằng, giá dầu cao "ngất ngưởng" và hiện đang ở mức 105 USD/thùng chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự "ốm yếu" của đầu tàu kinh tế thế giới. Thậm chí đến cả Nhà Trắng cũng đã bắt đầu tỏ ra bi quan và mới đây đã đưa ra dự báo rằng, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ thu hẹp lại.
Trong quý 4 vừa qua, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng có 0,6%, một mức tăng quá khiêm tốn so với tỷ lệ 4,9% trong quý 3. Cùng với đó, các chỉ số sản xuất và chỉ số niềm tin người tiêu dùng cùng sụt giảm mạnh trong khi lượng thua lỗ của các tổ chức cho vay cầm cố và lượng nhà tịch thu liên tục tăng vọt.
“Tiêu dùng của người Mỹ đang bị hạn chế rất mạnh. Cứ như thể là dân Mỹ đang bị áp một loại thuế vô hình vậy”, nhà kinh tế Chris Lafakis của tổ chức tư vấn kinh tế Moody’s Economy.com nhận định. Theo chuyên gia này, nếu giá dầu thô tăng thêm 1 USD/thùng thì dân Mỹ sẽ phải chi thêm 5 tỷ USD mỗi năm.
Thời điểm mà các nhà kinh tế dự báo rằng giá dầu sẽ không có tác động đến kinh tế Mỹ, họ dựa trên mức giá 80 USD/thùng. Nhưng nếu giá dầu vững trên mức 100 USD/thùng trong vòng 12 tháng tới, người tiêu dùng Mỹ sẽ bị “tước” mất 100 tỷ USD trong khoảng thời gian này. Điều này có nghĩa là, số tiền 100 tỷ USD lẽ ra được chi tiêu tại các siêu thị, các trung tâm mua sắm của nước Mỹ, bị “bốc hơi” dưới "sức nóng" của giá dầu.
“Giá dầu cao có thể khiến toàn bộ gói kích thích kinh tế 150 tỷ USD của ông Bush trở thành vô nghĩa. Như thế, một khi kinh tế Mỹ đã ở trạng thái suy thoái nhẹ, tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa”, ông Lafakis nhận xét.
Nhiều mối đe dọa khác
Dĩ nhiên, giá năng lượng cao không phải là yếu tố duy nhất khiến dân Mỹ phải thắt lưng buộc bụng, giảm tiêu dùng - lĩnh vực chiếm 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ. Giá nhà liên tục diễn biến theo chiều đi xuống cũng có nghĩa là người dân ở nước này khó có thể vay tiền bằng con đường thế chấp hoặc bán nhà để thu lời.
Ngoài ra, do tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cũng đang tăng cao và những người không có việc làm chắc chắn sẽ phải chi tiêu ít đi. Trong tháng 2 vừa qua, số người thất nghiệp tại Mỹ tăng thêm 63.000 người, mức tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
“Tự bản thân mức giá dầu trên 100 USD/thùng không đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái, nhưng trong bối cảnh kinh tế Mỹ như hiện nay, mức giá này giống như một giọt nước làm tràn ly”, nhà kinh tế cao cấp Beth Bovino của Standard&Poor’s nhận định.
Hai chuyên gia Bovino và Lafakis cùng đưa ra những dự báo giống nhau cho kinh tế Mỹ. Họ cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ ở trong tình trạng suy thoái nhẹ trong quý 1 và 2 của năm nay, rồi bắt đầu phục hồi chậm chạp kể từ nửa sau của năm. Tuy nhiên, nếu giá dầu tăng lên tới mức 115 - 120 USD/thùng - một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà giá dầu đã tăng gấp đôi trong vòng 12 tháng qua - thì những gì diễn ra trên thực tế sẽ không giống như những dự báo này.
Theo chuyên gia Bovino, mức giá dầu 115 USD/thùng cùng với tình hình xấu đi trên thị trường tín dụng và trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Mỹ có thể khiến nền kinh tế này ở trong tình trạng suy thoái cho tới tận cuối nửa đầu năm 2009.