"Kinh tế toàn cầu đã qua giai đoạn tồi tệ nhất"
Một số chuyên gia kinh tế nhận định nền kinh tế toàn cầu đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất
Kết quả thăm dò ý kiến các nhà kinh tế do Bloomberg vừa thực hiện cho thấy hầu hết các nhà kinh tế đều dự đoán kinh tế thế giới sẽ giảm dần với mức 1,9%/năm vào các tháng 4, 5, 6 và sau đó sẽ chuyển dần sang tăng trưởng vừa phải trong năm nay.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet vừa tuyên bố, kinh tế thế giới đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất và sẵn sàng bứt lên. Trong khi Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Zoellick nhận định, kinh tế thế giới sẽ hồi phục dần dần, tuy chậm và Trung Quốc đóng vai trò tích cực trong tiến trình này.
Châu Á có thế lặp lại “sự thần kỳ”
Tạp chí "Nhà Kinh tế" ngày 13/5 vừa qua cũng dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng, các nền kinh tế châu Á đã phục hồi đáng kinh ngạc sau cuộc khủng hoảng năm 1998, và khả năng "phép thần kỳ" có thể đến một lần nữa.
Tuy cuộc khủng hoảng lần này tồi tệ, song kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng. Trong quý 1/2009, GDP của Trung Quốc đã tăng hơn 6% so với mức 1% trong quý 4/2008, trong khi Hàn Quốc tăng 0,2%, sau khi giảm 19% trong quý 4/2008 tính theo tỷ lệ năm.
Một lý do nữa để hy vọng vào sự phục hồi là các gói kích thích của các nền kinh tế châu Á lớn hơn các khu vực khác. Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia... đều đã công bố các gói tài chính lớn hơn 4% GDP năm 2009, tỷ lệ lớn gấp hai lần gói kích thích của Mỹ trong năm nay.
Các gói kích thích ở châu Á cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với ở Mỹ và châu Âu do các khoản nợ của các công ty và các hộ gia đình đều ở mức độ trung bình. Hệ thống ngân hàng ở châu Á hoạt động tốt và nhịp nhàng hơn trong việc hỗ trợ tăng chi tiêu trong nước.
Theo các chuyên gia, nhờ các khoản kích thích tài chính lớn và tình trạng tài chính của khu vực tư nhân tốt hơn nên chi tiêu nội địa ở châu Á sẽ tăng trở lại sớm hơn so với các khu vực khác, dự kiến năm nay sẽ tăng khoảng 4-5% và năm tới sẽ là 7%.
IMF dự đoán kinh tế châu Á, trừ Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ có khả năng chỉ tăng khoảng 1,6% trong năm 2010. Tuy nhiên, ông Peter Redward, chuyên gia kinh tế của "Barclays Capital" lại cho rằng kinh tế châu Á có thể phục hồi sớm hơn và mạnh hơn.
Suy thoái kinh tế Mỹ đã “chạm đáy”
Ngoài tín hiệu khả quan từ châu Á, có một số dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang chạm đáy và có thể dần hồi phục. Các nhà kinh tế nhận định sự suy giảm kinh tế Mỹ bắt đầu chậm lại từ quý 2/2009 sau khi giảm mạnh vào quý 4/2008 và quý1/2009. Theo họ, GDP sẽ chỉ giảm 1,7% trong quý 2 (so với dự báo trước đây là âm 2,6%) và giảm 0,5% trong quý 3 tới.
Dựa trên các dấu hiệu cải thiện của kinh tế Mỹ là mức tiêu dùng tăng (quý 1/2009 tăng 2,2%), khủng hoảng trong thị trường nhà đất đã "chạm đáy", giới phân tích nhận định "thời kỳ tồi tệ nhất của suy thoái đã qua". Các nhà phân tích kinh tế hàng đầu của Mỹ đều dự đoán kinh tế Mỹ có hy vọng khởi sắc kể từ quý 3/2009. Trong cả năm 2009, mức tăng GDP của Mỹ là âm 2,8%, nhưng sau đó sẽ đạt mức tăng 1,9% vào năm 2010.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner khẳng định, hệ thống tài chính Mỹ "bắt đầu được hàn gắn" do những nỗ lực cứu trợ các ngân hàng và ổn định thị trường nhà đất của chính phủ đã thu được kết quả. Những lo ngại về nguy cơ hệ thống tài chính rệu rã đã giảm bớt, các điều kiện cho vay bắt đầu được cải thiện...
Tuy nhiên, bất chấp những tín hiệu lạc quan nêu trên, một số chuyên gia khác vẫn tỏ ra bi quan và thận trọng về triển vọng của nền kinh tế thế giới, nhất là trong bối cảnh các nền kinh tế châu Âu vẫn trong tình trạng ảm đạm. Cục thống kê liên bang Đức ngày 15/5 cho biết GDP của nước này trong quý 1/2009 đã giảm 6,7% so với quý 1/2008 và giảm 3,8% so với ba tháng cuối năm ngoái.
Ngày 15/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa kết thúc và còn nhiều khó khăn ở phía trước. Trong khi đó, nhà kinh tế được giải Nobel, ông Paul Krugman, kêu gọi Mỹ và các nước cần làm nhiều hơn, thay vì chỉ áp dụng những gói kích thích kinh tế và cắt giảm lãi suất như hiện nay.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet vừa tuyên bố, kinh tế thế giới đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất và sẵn sàng bứt lên. Trong khi Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Zoellick nhận định, kinh tế thế giới sẽ hồi phục dần dần, tuy chậm và Trung Quốc đóng vai trò tích cực trong tiến trình này.
Châu Á có thế lặp lại “sự thần kỳ”
Tạp chí "Nhà Kinh tế" ngày 13/5 vừa qua cũng dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng, các nền kinh tế châu Á đã phục hồi đáng kinh ngạc sau cuộc khủng hoảng năm 1998, và khả năng "phép thần kỳ" có thể đến một lần nữa.
Tuy cuộc khủng hoảng lần này tồi tệ, song kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng. Trong quý 1/2009, GDP của Trung Quốc đã tăng hơn 6% so với mức 1% trong quý 4/2008, trong khi Hàn Quốc tăng 0,2%, sau khi giảm 19% trong quý 4/2008 tính theo tỷ lệ năm.
Một lý do nữa để hy vọng vào sự phục hồi là các gói kích thích của các nền kinh tế châu Á lớn hơn các khu vực khác. Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia... đều đã công bố các gói tài chính lớn hơn 4% GDP năm 2009, tỷ lệ lớn gấp hai lần gói kích thích của Mỹ trong năm nay.
Các gói kích thích ở châu Á cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với ở Mỹ và châu Âu do các khoản nợ của các công ty và các hộ gia đình đều ở mức độ trung bình. Hệ thống ngân hàng ở châu Á hoạt động tốt và nhịp nhàng hơn trong việc hỗ trợ tăng chi tiêu trong nước.
Theo các chuyên gia, nhờ các khoản kích thích tài chính lớn và tình trạng tài chính của khu vực tư nhân tốt hơn nên chi tiêu nội địa ở châu Á sẽ tăng trở lại sớm hơn so với các khu vực khác, dự kiến năm nay sẽ tăng khoảng 4-5% và năm tới sẽ là 7%.
IMF dự đoán kinh tế châu Á, trừ Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ có khả năng chỉ tăng khoảng 1,6% trong năm 2010. Tuy nhiên, ông Peter Redward, chuyên gia kinh tế của "Barclays Capital" lại cho rằng kinh tế châu Á có thể phục hồi sớm hơn và mạnh hơn.
Suy thoái kinh tế Mỹ đã “chạm đáy”
Ngoài tín hiệu khả quan từ châu Á, có một số dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang chạm đáy và có thể dần hồi phục. Các nhà kinh tế nhận định sự suy giảm kinh tế Mỹ bắt đầu chậm lại từ quý 2/2009 sau khi giảm mạnh vào quý 4/2008 và quý1/2009. Theo họ, GDP sẽ chỉ giảm 1,7% trong quý 2 (so với dự báo trước đây là âm 2,6%) và giảm 0,5% trong quý 3 tới.
Dựa trên các dấu hiệu cải thiện của kinh tế Mỹ là mức tiêu dùng tăng (quý 1/2009 tăng 2,2%), khủng hoảng trong thị trường nhà đất đã "chạm đáy", giới phân tích nhận định "thời kỳ tồi tệ nhất của suy thoái đã qua". Các nhà phân tích kinh tế hàng đầu của Mỹ đều dự đoán kinh tế Mỹ có hy vọng khởi sắc kể từ quý 3/2009. Trong cả năm 2009, mức tăng GDP của Mỹ là âm 2,8%, nhưng sau đó sẽ đạt mức tăng 1,9% vào năm 2010.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner khẳng định, hệ thống tài chính Mỹ "bắt đầu được hàn gắn" do những nỗ lực cứu trợ các ngân hàng và ổn định thị trường nhà đất của chính phủ đã thu được kết quả. Những lo ngại về nguy cơ hệ thống tài chính rệu rã đã giảm bớt, các điều kiện cho vay bắt đầu được cải thiện...
Tuy nhiên, bất chấp những tín hiệu lạc quan nêu trên, một số chuyên gia khác vẫn tỏ ra bi quan và thận trọng về triển vọng của nền kinh tế thế giới, nhất là trong bối cảnh các nền kinh tế châu Âu vẫn trong tình trạng ảm đạm. Cục thống kê liên bang Đức ngày 15/5 cho biết GDP của nước này trong quý 1/2009 đã giảm 6,7% so với quý 1/2008 và giảm 3,8% so với ba tháng cuối năm ngoái.
Ngày 15/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa kết thúc và còn nhiều khó khăn ở phía trước. Trong khi đó, nhà kinh tế được giải Nobel, ông Paul Krugman, kêu gọi Mỹ và các nước cần làm nhiều hơn, thay vì chỉ áp dụng những gói kích thích kinh tế và cắt giảm lãi suất như hiện nay.