Lượng bán ra tuần qua tăng mạnh
Hai phiên cuối tuần, lượng bán ra đột ngột tăng cao làm cho cung vượt cầu gần 10 triệu cổ phiếu
Trong tuần từ 5/2-9/2, tại sàn Tp.HCM, khối lượng đặt bán cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đã vượt khá xa khối lượng đặt mua, nhất là 2 phiên cuối tuần, số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chưa được khớp lệnh trong các phiên rất lớn.
VN-Index giảm trong phiên đầu tuần nhưng tăng mạnh trong phiên tiếp theo, lên mức kỷ lục mới là 1.095,75 điểm, sau đó sụt mạnh vào 2 phiên cuối tuần do lượng bán ra tăng mạnh.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh lượng bán ra và giảm mạnh lượng mua vào trong 2 phiên cuối tuần. Tại sàn Hà Nội, HASTC-Index tương đối ổn định, biến động ít hơn sàn Tp.HCM.
Tại sàn Tp.HCM, cả cung và cầu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong tuần qua tiếp tục ở mức cao nhưng biến động thất thường.
Ngay phiên đầu tuần, lượng đặt bán vượt qua lượng đặt mua tới 2,06 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ làm cho VN-Index sụt gần 16 điểm. Số lượng đặt mua, đặt bán chưa được khớp lệnh lên tới hơn 11,5 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Sang phiên thứ hai, cầu lại vượt cung 2,37 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, phiên thứ ba, cung cầu tương đối cân bằng.
Hai phiên cuối tuần, lượng bán ra đột ngột tăng cao làm cho cung vượt cầu gần 10 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, giá đóng cửa nhiều cổ phiếu giảm xuống mức sàn, trong đó có những cổ phiếu chủ chốt như VNM, GMD, PVD, FPT, PPC...
Trong 5 phiên khối lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mỗi phiên ở mức 12,5-15 triệu, lượng đặt bán đạt 12,5 triệu đến gần 19 triệu cổ phiếu.
Ngược lại với tuần trước đó, cung cầu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đã đổi chiều: tổng cộng cả tuần qua đã có gần 70 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được đặt mua, giảm khoảng 12 triệu, tổng lượng đặt bán đạt gần 70 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tăng 19 triệu so tuần trước đó và cao hơn tổng lượng đặt mua 9 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Tổng khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đặt mua chưa được khớp lệnh lên tới 25,22 triệu và tổng khối lượng đặt bán chưa được khớp còn cao hơn, đạt mức 34,78 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Trong tuần từ 5/2 đến 9/2, tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài đã mua khớp lệnh hơn 9,52 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, giảm 4,7 triệu, tổng trị giá khoảng 1.472 tỷ đồng, giảm 91 tỷ đồng và bán khớp lệnh gần 7,3 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tăng 2,3 triệu, tổng trị giá bán ra 1.194 tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ đồng so tuần trước đó.
Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài còn mua thỏa thuận gần 2,5 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trị giá gần 300 tỷ đồng và bán thỏa thuận 2,6 triệu, trị giá hơn 320 tỷ đồng.
Đặc biệt, hai phiên cuối tuần, lượng mua vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư nước ngoài sụt mạnh so với 2 phiên đầu tuần nhưng lượng bán ra lại tăng mạnh, gấp gần 2 lần lượng mua vào.
Một số nhà phân tích tài chính nhận định, có thể nhà đầu tư nước ngoài dự đoán nhiều cổ phiếu chủ chốt mà họ đã liên tục mua vào trong nửa năm qua hiện đang có mức giá tốt nhất để bán ra, trong thời gian tới có thể giá những cổ phiếu này sẽ giảm.
Những thông tin sau về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý IV và cả năm 2006 của các công ty vừa công bố có thể sẽ tác động đến giao dịch cổ phiếu ở cả 2 sàn giao dịch trong tuần cuối cùng của năm âm lịch:
- Năm 2006, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) đạt tổng doanh thu hơn 873 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động tài chính 514 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế 87,06 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 17,41 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 69,65 tỷ đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu 8.706 đồng, cổ tức trên 1 cổ phiếu đạt 2.500 đồng.
- Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn công bố kết quả sản xuất kinh doanh từ 1/5 đến 31/12/2006 với doanh thu 603 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế (công ty đang được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp) đạt mức khá cao là 73,57 tỷ đồng.
- Ngày 9/2, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại sẽ bị giảm sản lượng do sự cố bục ống bộ hâm nước ở lò hơi số 5 vào hồi 7h ngày 4/2/2007, do khói bụi mài mòn sau 5 năm vận hành.
Điện Phả Lại đang khắc phục sự cố bằng cách kiểm tra và thay thế mới ống bộ hâm nước. Do ngừng một tổ máy nên sản lượng điện dự kiến giảm 290 MW x 192 giờ = 55.680 MWh, dự kiến tổ máy sẽ hoạt động trở lại vào 6 giờ ngày 12/2/2007.
VN-Index giảm trong phiên đầu tuần nhưng tăng mạnh trong phiên tiếp theo, lên mức kỷ lục mới là 1.095,75 điểm, sau đó sụt mạnh vào 2 phiên cuối tuần do lượng bán ra tăng mạnh.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh lượng bán ra và giảm mạnh lượng mua vào trong 2 phiên cuối tuần. Tại sàn Hà Nội, HASTC-Index tương đối ổn định, biến động ít hơn sàn Tp.HCM.
Tại sàn Tp.HCM, cả cung và cầu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong tuần qua tiếp tục ở mức cao nhưng biến động thất thường.
Ngay phiên đầu tuần, lượng đặt bán vượt qua lượng đặt mua tới 2,06 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ làm cho VN-Index sụt gần 16 điểm. Số lượng đặt mua, đặt bán chưa được khớp lệnh lên tới hơn 11,5 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Sang phiên thứ hai, cầu lại vượt cung 2,37 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, phiên thứ ba, cung cầu tương đối cân bằng.
Hai phiên cuối tuần, lượng bán ra đột ngột tăng cao làm cho cung vượt cầu gần 10 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, giá đóng cửa nhiều cổ phiếu giảm xuống mức sàn, trong đó có những cổ phiếu chủ chốt như VNM, GMD, PVD, FPT, PPC...
Trong 5 phiên khối lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mỗi phiên ở mức 12,5-15 triệu, lượng đặt bán đạt 12,5 triệu đến gần 19 triệu cổ phiếu.
Ngược lại với tuần trước đó, cung cầu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đã đổi chiều: tổng cộng cả tuần qua đã có gần 70 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được đặt mua, giảm khoảng 12 triệu, tổng lượng đặt bán đạt gần 70 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tăng 19 triệu so tuần trước đó và cao hơn tổng lượng đặt mua 9 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Tổng khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đặt mua chưa được khớp lệnh lên tới 25,22 triệu và tổng khối lượng đặt bán chưa được khớp còn cao hơn, đạt mức 34,78 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Trong tuần từ 5/2 đến 9/2, tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài đã mua khớp lệnh hơn 9,52 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, giảm 4,7 triệu, tổng trị giá khoảng 1.472 tỷ đồng, giảm 91 tỷ đồng và bán khớp lệnh gần 7,3 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tăng 2,3 triệu, tổng trị giá bán ra 1.194 tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ đồng so tuần trước đó.
Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài còn mua thỏa thuận gần 2,5 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trị giá gần 300 tỷ đồng và bán thỏa thuận 2,6 triệu, trị giá hơn 320 tỷ đồng.
Đặc biệt, hai phiên cuối tuần, lượng mua vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư nước ngoài sụt mạnh so với 2 phiên đầu tuần nhưng lượng bán ra lại tăng mạnh, gấp gần 2 lần lượng mua vào.
Một số nhà phân tích tài chính nhận định, có thể nhà đầu tư nước ngoài dự đoán nhiều cổ phiếu chủ chốt mà họ đã liên tục mua vào trong nửa năm qua hiện đang có mức giá tốt nhất để bán ra, trong thời gian tới có thể giá những cổ phiếu này sẽ giảm.
Những thông tin sau về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý IV và cả năm 2006 của các công ty vừa công bố có thể sẽ tác động đến giao dịch cổ phiếu ở cả 2 sàn giao dịch trong tuần cuối cùng của năm âm lịch:
- Năm 2006, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) đạt tổng doanh thu hơn 873 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động tài chính 514 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế 87,06 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 17,41 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 69,65 tỷ đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu 8.706 đồng, cổ tức trên 1 cổ phiếu đạt 2.500 đồng.
- Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn công bố kết quả sản xuất kinh doanh từ 1/5 đến 31/12/2006 với doanh thu 603 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế (công ty đang được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp) đạt mức khá cao là 73,57 tỷ đồng.
- Ngày 9/2, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại sẽ bị giảm sản lượng do sự cố bục ống bộ hâm nước ở lò hơi số 5 vào hồi 7h ngày 4/2/2007, do khói bụi mài mòn sau 5 năm vận hành.
Điện Phả Lại đang khắc phục sự cố bằng cách kiểm tra và thay thế mới ống bộ hâm nước. Do ngừng một tổ máy nên sản lượng điện dự kiến giảm 290 MW x 192 giờ = 55.680 MWh, dự kiến tổ máy sẽ hoạt động trở lại vào 6 giờ ngày 12/2/2007.