Một chút lãng mạn giữa thương trường
Những sản phẩm có dán nhãn Max Havelaar đại diện cho tham vọng của những người cổ vũ và làm thương mại công bằng
Bài viết của tác giả Nguyễn Nghị - Max Havelaar *
Người ta thường ví thương trường với chiến trường. Mà chiến trường thì chẳng phải là nơi để mơ mộng.
Tuy nhiên, ngày nay, người ta lại cũng được chứng kiến những nỗ lực ngày càng rõ nét nhằm thực hiện giấc mơ về một thương trường không có tiếng súng, không giới tuyến ta-địch và như vậy sẽ không có cái logic ta không diệt địch thì địch sẽ diệt ta.
Năm 1985, tại một quán cà phê ở nhà ga Utrecht (Hà Lan), hai người Hà Lan, Nico Roozen và Frans van der Hoff, một người hoạt động nơi những người tiêu thụ cà phê ở Hà Lan, một người sản xuất cà phê với các thổ dân tại một vùng hẻo lánh ở Mexico, chưa hề quen biết nhau cho tới lúc tình cờ gặp nhau.
Cuộc gặp gỡ không được chuẩn bị trước này là điểm khởi đầu cho một công trình có tầm vóc quốc tế, chắc chắn không phải vì tác dụng gây phấn chấn và làm đầu óc tỉnh táo của những giọt cà phê, mà là vì những ưu tư của những con người hoạt động trong các môi trường xã hội - vào cái thời toàn cầu hóa ở mức độ cao - ở hai đầu của địa cầu được nối kết với nhau trong một quan hệ thương mại không mấy cân xứng.
Nico Roozen nhận thấy rằng số người tiêu thụ trở nên “khó tính” - do tự giác và do vận động - mỗi ngày mỗi gia tăng. Người tiêu thụ “khó tính” không chịu dừng lại ở hương vị của ly cà phê đang đặt trước mặt họ, mà còn đòi hỏi sản phẩm từng đem lại cho họ sự sảng khoái phải được sản xuất trong sự tôn trọng con người và thiên nhiên.
Cái “ngon” và cái “đẹp” của một sản phẩm trong ý thức của người tiêu thụ “khó tính” xem ra bao hàm những tiêu chí mới, không chỉ mang tính kỹ thuật, vật chất, mà còn mang tính xã hội, nhân văn.
Frans van der Hoff đã từng cùng ăn, cùng làm với những thổ dân sản xuất cà phê và nhận ra rằng người sản xuất cà phê ngày càng ý thức được mình đang bị đặt trong một quan hệ thương mại thế giới bất hợp lý. Cái họ sản xuất ra, được thế giới quý chuộng, nhưng không đem lại cho họ một lợi tức có thể cải thiện cuộc sống. Họ thấy cần phải chấm dứt tình trạng này, không phải bằng viện trợ, cứu đói hay bác ái từ thiện như họ đã có lần được hưởng, mà trước tiên bằng một quan hệ thương mại mới, trả lại cho mỗi người cái phần mà họ đáng được hưởng.
Và Max Havelaar ra đời, cái nhãn được ghi trên các sản phẩm nằm trong hệ thống thương mại mới nhằm thỏa mãn sự “khó tính” này của người tiêu thụ và những đòi hỏi của người sản xuất.
Mak Havelaar là tên của một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Edouard Douwes Dekker, tác giả người Hà Lan, lấy bút hiệu là Multatuti (Tôi đã đau khổ nhiều). Mac Havelaar, cũng là tên nhân vật chính của tiểu thuyết, người tố cáo sự áp bức những người nông dân nhỏ bé ở thuộc địa Indonesia cũ, đã được dùng làm tên của một cái nhãn chứng thực rằng: sản phẩm mang nhãn này nằm trong hệ thống thương mại mới có tên là thương mại công bằng.
Ngày nay, nhãn Max Havelaar đã có mặt trên 50 quốc gia và được hàng triệu người biết đến.
SolidarMonde, một thế giới liên đới
Cà phê chỉ là điểm khởi đầu của loại sản phẩm có dán nhãn Max Havelaar trong hệ thống thương mại công bằng.
Khởi đầu với cà phê, Max Havelaar đã lớn lên với ca cao, chocolate, trà, gạo, hàng may mặc... Các cửa hàng tại Paris của SolidarMonde, một tổ chức trong hệ thống thương mại công bằng tại Pháp, chuyên về các sản phẩm của ngành tiểu thủ công nghiệp của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, mỗi năm mỗi thêm những mặt hàng mới.
Dù thế nào thì điều đáng nói ở đây không phải là con số, chủng loại hay số lượng các sản phẩm mà là quan hệ hợp tác, liên đới được thể hiện qua đối thoại giữa người sản xuất và người tiêu thụ trong quan hệ thương mại đang phát triển này.
Hiện tại, đây là một nền thương mại nối kết chủ yếu những người tiêu thụ tại các nước phát triển, đặc biệt, tại châu Âu và Bắc Mỹ với những người sản xuất, đặc biệt, những người sản xuất bị gạt sang bên lề và do đó chịu nhiều thiệt thòi của sự phát triển chung tại các nước đang phát triển.
Tham vọng của những người cổ vũ và làm thương mại công bằng (dù mới chỉ bước đầu hình thành và phát triển được khoảng 30 năm) được các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này chấp nhận vào tháng 12/2001 cho thấy:
“Thương mại công bằng là một sự hợp tác trong thương mại. Sự hợp tác này đặt nền tảng trên sự đối thoại, sự minh bạch và sự tôn trọng con người và môi trường tự nhiên. Mục tiêu của sự hợp tác này là đạt tới một sự công bằng lớn hơn trong thương mại của thế giới. Thương mại công bằng góp phần vào sự phát triển bền vững bằng cách đề ra những điều kiện thương mại lành mạnh hơn và bằng cách bảo đảm quyền lợi của các nhà sản xuất và công nhân bị gạt ra ngoài lề, đặc biệt là tại Nam bán cầu. Các tổ chức của thương mại công bằng, được sự ủng hộ của khách hàng, tích cực dấn thân ủng hộ các nhà sản xuất, gây ý thức và tạo chiến dịch nhằm tạo nên những thay đổi trong các luật lệ và thực hành trong thương mại quốc tế”.
Trước hết, đây là thương mại thực sự chứ không phải là bác ái hay từ thiện đội lốt thương mại. Ở đây, sự tồn tại của xí nghiệp hay cơ sở sản xuất vẫn tùy thuộc ở nỗ lực chạy đua, ở khả năng sáng tạo, tính toán... để đáp ứng các đòi hỏi của thị trường, không chỉ bình thường mà “khó tính”... Nhưng ở đây, nền tảng của sự giao dịch lại là đối thoại, minh bạch, hợp tác, liên đới... để quyền lợi của mỗi người ở mọi khâu trong cái chuỗi dài của thương mại quốc tế, đều được tôn trọng trong sự tôn trọng môi trường thiên nhiên.
Nói đến thương mại là nói đến giá cả. Giá các sản phẩm trong hệ thống thương mại công bằng này được ấn định không phải một cách tùy tiện, mà là qua đối thoại, qua nỗ lực hiểu thấu yêu cầu, đòi hỏi của người tiêu thụ và người sản xuất để thỏa thuận với nhau về một cái giá tương xứng, công bằng. “Nếu người tiêu thụ muốn có sản phẩm với những tiêu chuẩn này và nếu người sản xuất phải sống được bằng sản phẩm này, thì giá của sản phẩm sẽ phải là bây nhiêu” (49). Nhà sản xuất và người tiêu thụ không ra khỏi thị trường tự do, nhưng đây là một thứ tự do biết “dừng lại tại nơi tự do của người khác bắt đầu” (49).
Khi thương mại đặt nền tảng trên sự tôn trọng con người và thiên nhiên
Sự tôn trọng con người được thể hiện trước tiên nơi nỗ lực thỏa mãn các đòi hỏi và điều kiện lao động tối thiểu theo quy định của địa phương và công ước lao động quốc tế.
Cụ thể là trong việc trả thù lao, bảo hiểm xã hội, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn lao động tối đa cho người lao động, thể hiện sự bình đẳng giới tính, giúp phát triển khả năng và tay nghề, nhất là sự tham gia của người thợ trong các quyết định chung của cơ sở sản xuất. Để tham gia nền thương mại công bằng, cơ sở sản xuất phải chứng tỏ thiện chí được biểu hiện qua một kế hoạch cụ thể từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động theo những tiêu chí trên với sự hỗ trợ của kỹ thuật và dụng cụ thích hợp, tuy vẫn duy trì các tiêu chí của chất lượng.
Khi tiêu chí về sự tôn trọng con người trong sản xuất được đảm bảo, quan hệ thương mại được biến đổi, không còn là quan hệ giữa người và hàng hóa, sản phẩm, mà là quan hệ giữa con người - người tiêu thụ, nhà buôn, chủ đầu tư, người công nhân hay nông dân sản xuất...
Và những quan hệ giữa con người và con người lại “là những quan hệ ràng buộc vốn đi xa hơn và sâu hơn là những quan hệ làm ăn. Mà trong xã hội của chúng ta hiện nay, các quan hệ làm ăn, vốn tạo nên những quan hệ cạnh tranh [nhiều khi cũng có nghĩa là chiến tranh!], giữa con người với nhau, lại đang chiếm vị trí quan trọng”.
Khách du lịch có dịp mua tại một cửa hàng trong hệ thống thương mại công bằng tại Vientiane một hộp 500 gam gạo thơm đặc sản, có tên là “riz Petit Poussin du Laos” (gạo Chú gà con của Lào). Các ghi chú và thông tin đầy đủ, với bản đồ và hình ảnh kèm theo, trên bao bì, cho phép người tiêu thụ, qua các hạt gạo thơm, tới với những nhà nông trồng lúa ở độ cao 1.200 mét của cao nguyên Xiêng Khoảng phía Bắc nước Lào, họ cấy lúa làm sao, thu hoạch thế nào, hương thơm của gạo do đâu mà có... Lời giới thiệu trên bao bì có giá trị của cả một bài học địa lý kinh tế hấp dẫn...
Nhãn Max Havelaar ghi trên bao bì cho người mua chắc được rằng đây là một sản phẩm “sạch”, cả về “vật chất” (không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu... lẫn “tinh thần” (không có sự bóc lột, ép giá...).
Ngoài ra, lời giới thiệu trên bao bì còn cho người tiêu thụ tiếp xúc được với cả một cộng đồng đông đảo những người nông dân Lào đang nỗ lực xây dựng một quan hệ mới thay thế cho quan hệ cũ từng chế ngự trong thương trường, thứ thương trường biến họ thành nạn nhân: Gạo “Chú gà con” của Lào là sản phẩm của nhóm các cộng đồng nông dân Bắc Lào gồm 450 nhà sản xuất dấn thân trong quy trình của thương mại công bằng.
Kết luận
Đối với những người cứ muốn áp dụng quy luật của chiến trường vào thương trường, thương mại công bằng có thể chỉ là chuyện không tưởng. Nhưng trong thực tế, cái bị xem là không tưởng này lại đã trở thành hiện thực.
Vấn đề còn lại là cầu mong cho cái hiện thực này tồn tại lâu dài và phát triển một cách rộng rãi. Và người ta có cơ sở để tin rằng sự cầu mong này không phải là chuyện viển vông. Thế giới hiện nay mỗi ngày mỗi thấy rõ những nguy cơ, mỗi ngày mỗi trở nên trầm trọng, của một nền thương mại, trao đổi, trong đó con số lớn hơn con người. Hội nghị của các nước trên thế giới về môi trường tại Bali (Indonesia) vừa qua cho thấy những nguy cơ này đe dọa cả loài người sống trên trái đất đang có nhiều biến chuyển do một kiểu tiêu thụ không còn biết đến ngày mai.
Sát nách chúng ta, hàng ngày, giở tờ báo, ai lại không giật mình trước những thông tin đã trở thành quen thuộc: “Năm 2007, số vụ tai nạn lao động tại Việt Nam thay vì giảm đi lại tăng tới 42,4% so với năm 2006. 48,6% người sử dụng lao động vi phạm các quy định an toàn lao động và 35,5% do người lao động vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn dẫn đến tai nạn chết người. Ý thức chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động còn kém, nhất là trong doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, trong các làng nghề, trong sản xuất nông nghiệp, trong lĩnh vực xây dựng và khai thác mỏ” (Người Lao Động, 1/12/2007, tr. 4). Ở đây, con người đã không được tôn trọng. Và môi trường thì cũng chẳng hơn gì, bởi cũng chính báo chí thường ngày đã công khai đặt chúng ta trước cảnh tượng “Sông rạch ĐBSCL đang bị... bức tử... Một vùng sông nước mênh mang giờ đây chỉ còn là chuyện của quá khứ xa vời”. Thủ phạm chính không ai khác là những nhà máy, những cơ sở chế biến thủy sản... sản xuất mà không tôn trọng môi trường (Tuổi Trẻ, 10/12/2007, tr. 5).
Dẫu sao, hiện thực về một nền thương mại thế giới lấy sự tôn trọng con người và tôn trọng thiên nhiên làm tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng của sản phẩm, cơ sở của mọi giao dịch, chắc chắn là sự phủ nhận ý nghĩ cho rằng một sự tàn nhẫn nào đó đối với con người và môi trường là thiết yếu đối với một giai đoạn nào đó của quá trình phát triển.
* Xin xem Nico Roozen - Frans van der Hoff, L’Aventure du Commerce Équitable [Cuộc mạo hiểm của thương mại công bằng], bản dịch tiếng Pháp, JC Lattès, 2002. Các câu trích dẫn trong bài được trích từ tập sách này. Số trong ngoặc đơn chỉ số trang.
Người ta thường ví thương trường với chiến trường. Mà chiến trường thì chẳng phải là nơi để mơ mộng.
Tuy nhiên, ngày nay, người ta lại cũng được chứng kiến những nỗ lực ngày càng rõ nét nhằm thực hiện giấc mơ về một thương trường không có tiếng súng, không giới tuyến ta-địch và như vậy sẽ không có cái logic ta không diệt địch thì địch sẽ diệt ta.
Năm 1985, tại một quán cà phê ở nhà ga Utrecht (Hà Lan), hai người Hà Lan, Nico Roozen và Frans van der Hoff, một người hoạt động nơi những người tiêu thụ cà phê ở Hà Lan, một người sản xuất cà phê với các thổ dân tại một vùng hẻo lánh ở Mexico, chưa hề quen biết nhau cho tới lúc tình cờ gặp nhau.
Cuộc gặp gỡ không được chuẩn bị trước này là điểm khởi đầu cho một công trình có tầm vóc quốc tế, chắc chắn không phải vì tác dụng gây phấn chấn và làm đầu óc tỉnh táo của những giọt cà phê, mà là vì những ưu tư của những con người hoạt động trong các môi trường xã hội - vào cái thời toàn cầu hóa ở mức độ cao - ở hai đầu của địa cầu được nối kết với nhau trong một quan hệ thương mại không mấy cân xứng.
Nico Roozen nhận thấy rằng số người tiêu thụ trở nên “khó tính” - do tự giác và do vận động - mỗi ngày mỗi gia tăng. Người tiêu thụ “khó tính” không chịu dừng lại ở hương vị của ly cà phê đang đặt trước mặt họ, mà còn đòi hỏi sản phẩm từng đem lại cho họ sự sảng khoái phải được sản xuất trong sự tôn trọng con người và thiên nhiên.
Cái “ngon” và cái “đẹp” của một sản phẩm trong ý thức của người tiêu thụ “khó tính” xem ra bao hàm những tiêu chí mới, không chỉ mang tính kỹ thuật, vật chất, mà còn mang tính xã hội, nhân văn.
Frans van der Hoff đã từng cùng ăn, cùng làm với những thổ dân sản xuất cà phê và nhận ra rằng người sản xuất cà phê ngày càng ý thức được mình đang bị đặt trong một quan hệ thương mại thế giới bất hợp lý. Cái họ sản xuất ra, được thế giới quý chuộng, nhưng không đem lại cho họ một lợi tức có thể cải thiện cuộc sống. Họ thấy cần phải chấm dứt tình trạng này, không phải bằng viện trợ, cứu đói hay bác ái từ thiện như họ đã có lần được hưởng, mà trước tiên bằng một quan hệ thương mại mới, trả lại cho mỗi người cái phần mà họ đáng được hưởng.
Và Max Havelaar ra đời, cái nhãn được ghi trên các sản phẩm nằm trong hệ thống thương mại mới nhằm thỏa mãn sự “khó tính” này của người tiêu thụ và những đòi hỏi của người sản xuất.
Mak Havelaar là tên của một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Edouard Douwes Dekker, tác giả người Hà Lan, lấy bút hiệu là Multatuti (Tôi đã đau khổ nhiều). Mac Havelaar, cũng là tên nhân vật chính của tiểu thuyết, người tố cáo sự áp bức những người nông dân nhỏ bé ở thuộc địa Indonesia cũ, đã được dùng làm tên của một cái nhãn chứng thực rằng: sản phẩm mang nhãn này nằm trong hệ thống thương mại mới có tên là thương mại công bằng.
Ngày nay, nhãn Max Havelaar đã có mặt trên 50 quốc gia và được hàng triệu người biết đến.
SolidarMonde, một thế giới liên đới
Cà phê chỉ là điểm khởi đầu của loại sản phẩm có dán nhãn Max Havelaar trong hệ thống thương mại công bằng.
Khởi đầu với cà phê, Max Havelaar đã lớn lên với ca cao, chocolate, trà, gạo, hàng may mặc... Các cửa hàng tại Paris của SolidarMonde, một tổ chức trong hệ thống thương mại công bằng tại Pháp, chuyên về các sản phẩm của ngành tiểu thủ công nghiệp của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, mỗi năm mỗi thêm những mặt hàng mới.
Dù thế nào thì điều đáng nói ở đây không phải là con số, chủng loại hay số lượng các sản phẩm mà là quan hệ hợp tác, liên đới được thể hiện qua đối thoại giữa người sản xuất và người tiêu thụ trong quan hệ thương mại đang phát triển này.
Hiện tại, đây là một nền thương mại nối kết chủ yếu những người tiêu thụ tại các nước phát triển, đặc biệt, tại châu Âu và Bắc Mỹ với những người sản xuất, đặc biệt, những người sản xuất bị gạt sang bên lề và do đó chịu nhiều thiệt thòi của sự phát triển chung tại các nước đang phát triển.
Tham vọng của những người cổ vũ và làm thương mại công bằng (dù mới chỉ bước đầu hình thành và phát triển được khoảng 30 năm) được các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này chấp nhận vào tháng 12/2001 cho thấy:
“Thương mại công bằng là một sự hợp tác trong thương mại. Sự hợp tác này đặt nền tảng trên sự đối thoại, sự minh bạch và sự tôn trọng con người và môi trường tự nhiên. Mục tiêu của sự hợp tác này là đạt tới một sự công bằng lớn hơn trong thương mại của thế giới. Thương mại công bằng góp phần vào sự phát triển bền vững bằng cách đề ra những điều kiện thương mại lành mạnh hơn và bằng cách bảo đảm quyền lợi của các nhà sản xuất và công nhân bị gạt ra ngoài lề, đặc biệt là tại Nam bán cầu. Các tổ chức của thương mại công bằng, được sự ủng hộ của khách hàng, tích cực dấn thân ủng hộ các nhà sản xuất, gây ý thức và tạo chiến dịch nhằm tạo nên những thay đổi trong các luật lệ và thực hành trong thương mại quốc tế”.
Trước hết, đây là thương mại thực sự chứ không phải là bác ái hay từ thiện đội lốt thương mại. Ở đây, sự tồn tại của xí nghiệp hay cơ sở sản xuất vẫn tùy thuộc ở nỗ lực chạy đua, ở khả năng sáng tạo, tính toán... để đáp ứng các đòi hỏi của thị trường, không chỉ bình thường mà “khó tính”... Nhưng ở đây, nền tảng của sự giao dịch lại là đối thoại, minh bạch, hợp tác, liên đới... để quyền lợi của mỗi người ở mọi khâu trong cái chuỗi dài của thương mại quốc tế, đều được tôn trọng trong sự tôn trọng môi trường thiên nhiên.
Nói đến thương mại là nói đến giá cả. Giá các sản phẩm trong hệ thống thương mại công bằng này được ấn định không phải một cách tùy tiện, mà là qua đối thoại, qua nỗ lực hiểu thấu yêu cầu, đòi hỏi của người tiêu thụ và người sản xuất để thỏa thuận với nhau về một cái giá tương xứng, công bằng. “Nếu người tiêu thụ muốn có sản phẩm với những tiêu chuẩn này và nếu người sản xuất phải sống được bằng sản phẩm này, thì giá của sản phẩm sẽ phải là bây nhiêu” (49). Nhà sản xuất và người tiêu thụ không ra khỏi thị trường tự do, nhưng đây là một thứ tự do biết “dừng lại tại nơi tự do của người khác bắt đầu” (49).
Khi thương mại đặt nền tảng trên sự tôn trọng con người và thiên nhiên
Sự tôn trọng con người được thể hiện trước tiên nơi nỗ lực thỏa mãn các đòi hỏi và điều kiện lao động tối thiểu theo quy định của địa phương và công ước lao động quốc tế.
Cụ thể là trong việc trả thù lao, bảo hiểm xã hội, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn lao động tối đa cho người lao động, thể hiện sự bình đẳng giới tính, giúp phát triển khả năng và tay nghề, nhất là sự tham gia của người thợ trong các quyết định chung của cơ sở sản xuất. Để tham gia nền thương mại công bằng, cơ sở sản xuất phải chứng tỏ thiện chí được biểu hiện qua một kế hoạch cụ thể từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động theo những tiêu chí trên với sự hỗ trợ của kỹ thuật và dụng cụ thích hợp, tuy vẫn duy trì các tiêu chí của chất lượng.
Khi tiêu chí về sự tôn trọng con người trong sản xuất được đảm bảo, quan hệ thương mại được biến đổi, không còn là quan hệ giữa người và hàng hóa, sản phẩm, mà là quan hệ giữa con người - người tiêu thụ, nhà buôn, chủ đầu tư, người công nhân hay nông dân sản xuất...
Và những quan hệ giữa con người và con người lại “là những quan hệ ràng buộc vốn đi xa hơn và sâu hơn là những quan hệ làm ăn. Mà trong xã hội của chúng ta hiện nay, các quan hệ làm ăn, vốn tạo nên những quan hệ cạnh tranh [nhiều khi cũng có nghĩa là chiến tranh!], giữa con người với nhau, lại đang chiếm vị trí quan trọng”.
Khách du lịch có dịp mua tại một cửa hàng trong hệ thống thương mại công bằng tại Vientiane một hộp 500 gam gạo thơm đặc sản, có tên là “riz Petit Poussin du Laos” (gạo Chú gà con của Lào). Các ghi chú và thông tin đầy đủ, với bản đồ và hình ảnh kèm theo, trên bao bì, cho phép người tiêu thụ, qua các hạt gạo thơm, tới với những nhà nông trồng lúa ở độ cao 1.200 mét của cao nguyên Xiêng Khoảng phía Bắc nước Lào, họ cấy lúa làm sao, thu hoạch thế nào, hương thơm của gạo do đâu mà có... Lời giới thiệu trên bao bì có giá trị của cả một bài học địa lý kinh tế hấp dẫn...
Nhãn Max Havelaar ghi trên bao bì cho người mua chắc được rằng đây là một sản phẩm “sạch”, cả về “vật chất” (không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu... lẫn “tinh thần” (không có sự bóc lột, ép giá...).
Ngoài ra, lời giới thiệu trên bao bì còn cho người tiêu thụ tiếp xúc được với cả một cộng đồng đông đảo những người nông dân Lào đang nỗ lực xây dựng một quan hệ mới thay thế cho quan hệ cũ từng chế ngự trong thương trường, thứ thương trường biến họ thành nạn nhân: Gạo “Chú gà con” của Lào là sản phẩm của nhóm các cộng đồng nông dân Bắc Lào gồm 450 nhà sản xuất dấn thân trong quy trình của thương mại công bằng.
Kết luận
Đối với những người cứ muốn áp dụng quy luật của chiến trường vào thương trường, thương mại công bằng có thể chỉ là chuyện không tưởng. Nhưng trong thực tế, cái bị xem là không tưởng này lại đã trở thành hiện thực.
Vấn đề còn lại là cầu mong cho cái hiện thực này tồn tại lâu dài và phát triển một cách rộng rãi. Và người ta có cơ sở để tin rằng sự cầu mong này không phải là chuyện viển vông. Thế giới hiện nay mỗi ngày mỗi thấy rõ những nguy cơ, mỗi ngày mỗi trở nên trầm trọng, của một nền thương mại, trao đổi, trong đó con số lớn hơn con người. Hội nghị của các nước trên thế giới về môi trường tại Bali (Indonesia) vừa qua cho thấy những nguy cơ này đe dọa cả loài người sống trên trái đất đang có nhiều biến chuyển do một kiểu tiêu thụ không còn biết đến ngày mai.
Sát nách chúng ta, hàng ngày, giở tờ báo, ai lại không giật mình trước những thông tin đã trở thành quen thuộc: “Năm 2007, số vụ tai nạn lao động tại Việt Nam thay vì giảm đi lại tăng tới 42,4% so với năm 2006. 48,6% người sử dụng lao động vi phạm các quy định an toàn lao động và 35,5% do người lao động vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn dẫn đến tai nạn chết người. Ý thức chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động còn kém, nhất là trong doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, trong các làng nghề, trong sản xuất nông nghiệp, trong lĩnh vực xây dựng và khai thác mỏ” (Người Lao Động, 1/12/2007, tr. 4). Ở đây, con người đã không được tôn trọng. Và môi trường thì cũng chẳng hơn gì, bởi cũng chính báo chí thường ngày đã công khai đặt chúng ta trước cảnh tượng “Sông rạch ĐBSCL đang bị... bức tử... Một vùng sông nước mênh mang giờ đây chỉ còn là chuyện của quá khứ xa vời”. Thủ phạm chính không ai khác là những nhà máy, những cơ sở chế biến thủy sản... sản xuất mà không tôn trọng môi trường (Tuổi Trẻ, 10/12/2007, tr. 5).
Dẫu sao, hiện thực về một nền thương mại thế giới lấy sự tôn trọng con người và tôn trọng thiên nhiên làm tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng của sản phẩm, cơ sở của mọi giao dịch, chắc chắn là sự phủ nhận ý nghĩ cho rằng một sự tàn nhẫn nào đó đối với con người và môi trường là thiết yếu đối với một giai đoạn nào đó của quá trình phát triển.
* Xin xem Nico Roozen - Frans van der Hoff, L’Aventure du Commerce Équitable [Cuộc mạo hiểm của thương mại công bằng], bản dịch tiếng Pháp, JC Lattès, 2002. Các câu trích dẫn trong bài được trích từ tập sách này. Số trong ngoặc đơn chỉ số trang.