Nga tuyên bố đồng Rúp đã thoát khủng hoảng
Tuy vậy, dự trữ ngoại hối của nước này sụt sâu và lạm phát vượt ngưỡng 10%
Nga hôm qua (25/12) tuyên bố cuộc khủng hoảng tiền tệ ở nước này đã kết thúc. Tuy vậy, dự trữ ngoại hối của nước này sụt sâu và lạm phát vượt ngưỡng 10%, làm gia tăng thách thức mà Moscow phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1998.
Tuần trước, đồng Rúp sụt giá xuống mức thấp nhất mọi thời đại là hơn 80 Rúp đổi 1 USD dưới tác đồng kép của giá dầu giảm mạnh và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy vậy, kể từ đó, tỷ giá đồng Rúp đã phục hồi mạnh trở lại nhờ các biện pháp mạnh của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga, bao gồm tăng lãi suất lên 17% từ 10,5%, dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường, và yêu cầu các công ty xuất khẩu lớn bán ra một phần ngoại tệ.
Đến ngày hôm qua, tỷ giá Rúp đã phục hồi lên mức 52 Rúp đổi 1 USD.
“Lãi suất cơ bản được tăng lên để ổn định tình hình trên thị trường tiền tệ. Theo chúng tôi, giai đoạn đó đã qua đi. Đồng Rúp đang mạnh lên”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu trước Thượng viện nước này hôm qua.
Ông Siluanov cũng nói thêm rằng, lãi suất sẽ được hạ xuống nếu tình hình tiếp tục ổn định.
Cách đây ít hôm, tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s tuyên bố có thể cắt giảm điểm tín nhiệm của Nga xuống dưới ngưỡng khuyến nghị đầu tư, tức là xuống mức “rác” (junk) vào tháng 1 năm nay do khả năng linh hoạt tiền tệ của Nga đang giảm xuống nhanh chóng.
Nhằm ngăn nguy cơ bị giảm điểm tín nhiệm, Nga nói sẽ bắt đầu đàm phán với các tổ chức đánh giá tín nhiệm để giải thích về hành động của Chính phủ.
Theo thống kê do Ngân hàng Trung ương Nga công bố hôm qua, dự trữ ngoại hối của nước này trong tuần trước giảm 15,7 tỷ USD, xuống dưới ngưỡng 400 tỷ USD lần đầu tiên kể từ tháng 8/2009. Nếu so với mức 510 tỷ USD vào đầu năm nay, dự trữ ngoại hối của Nga hiện đã giảm 22%.
Giới phân tích cho rằng, trong khoản gần 16 tỷ USD hao hụt khỏi dự trữ ngoại hối nói trên, Nga đã chi khoảng 5 tỷ USD để bảo vệ tỷ giá, trong khi 7 tỷ USD được dùng để cấp vốn vay ngoại tệ cho các ngân hàng theo nghiệp vụ repo và sẽ được trả lại về sau.
Cũng trong ngày hôm qua, trợ lý kinh tế Andrei Belousov của Tổng thống Vladimir Putin nói, lạm phát ở Nga hiện đã lên mức 10,4% và có thể lên 11% vào cuối tháng này. Đây là lần đầu tiên lạm phát ở Nga vượt ngưỡng tâm lý 10% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008/2009.
Giá cả một số mặt hàng tại Nga như thịt bò và cá đã tăng 40-50% trong mấy tháng gần đây sau khi nước này tung lệnh cấm nhập khẩu nhiều loại thực phẩm phương Tây nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu.
Giới chức ngân hàng Nga cho biết, từ giữa tháng 12 này, người Nga đã tăng mạnh rút tiền gửi bằng đồng Rúp để đổi sang ngoại tệ. Ông Alexander Torbakhov, Phó giám đốc ngân hàng quốc doanh hàng đầu Nga Sberbank, cho hay, vào tuần trước khi tỷ giá đồng Rúp giảm kỷ lục, nhu cầu ngoại tệ đã tăng gấp 4-5 lần so với bình thường.
Tuy vậy, ông Torbakhov cho hay, nhiều khách hàng đã quay lại gửi tiền sau khi hầu hết các ngân hàng mạnh tay nâng lãi suất huy động. Có ngân hàng hiện đưa ra mức lãi suất tiền gửi 20%/năm.
“Đến nay, chúng tôi có thể chịu được việc khách hàng rút tiền. Liệu điều đó có lặp lại hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể”, ông Torbakhov nói, nhưng từ chối bình luận điều gì có thể khiến việc người dân ồ ạt rút tiền gửi lặp lại.
Tuần trước, đồng Rúp sụt giá xuống mức thấp nhất mọi thời đại là hơn 80 Rúp đổi 1 USD dưới tác đồng kép của giá dầu giảm mạnh và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy vậy, kể từ đó, tỷ giá đồng Rúp đã phục hồi mạnh trở lại nhờ các biện pháp mạnh của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga, bao gồm tăng lãi suất lên 17% từ 10,5%, dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường, và yêu cầu các công ty xuất khẩu lớn bán ra một phần ngoại tệ.
Đến ngày hôm qua, tỷ giá Rúp đã phục hồi lên mức 52 Rúp đổi 1 USD.
“Lãi suất cơ bản được tăng lên để ổn định tình hình trên thị trường tiền tệ. Theo chúng tôi, giai đoạn đó đã qua đi. Đồng Rúp đang mạnh lên”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu trước Thượng viện nước này hôm qua.
Ông Siluanov cũng nói thêm rằng, lãi suất sẽ được hạ xuống nếu tình hình tiếp tục ổn định.
Cách đây ít hôm, tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s tuyên bố có thể cắt giảm điểm tín nhiệm của Nga xuống dưới ngưỡng khuyến nghị đầu tư, tức là xuống mức “rác” (junk) vào tháng 1 năm nay do khả năng linh hoạt tiền tệ của Nga đang giảm xuống nhanh chóng.
Nhằm ngăn nguy cơ bị giảm điểm tín nhiệm, Nga nói sẽ bắt đầu đàm phán với các tổ chức đánh giá tín nhiệm để giải thích về hành động của Chính phủ.
Theo thống kê do Ngân hàng Trung ương Nga công bố hôm qua, dự trữ ngoại hối của nước này trong tuần trước giảm 15,7 tỷ USD, xuống dưới ngưỡng 400 tỷ USD lần đầu tiên kể từ tháng 8/2009. Nếu so với mức 510 tỷ USD vào đầu năm nay, dự trữ ngoại hối của Nga hiện đã giảm 22%.
Giới phân tích cho rằng, trong khoản gần 16 tỷ USD hao hụt khỏi dự trữ ngoại hối nói trên, Nga đã chi khoảng 5 tỷ USD để bảo vệ tỷ giá, trong khi 7 tỷ USD được dùng để cấp vốn vay ngoại tệ cho các ngân hàng theo nghiệp vụ repo và sẽ được trả lại về sau.
Cũng trong ngày hôm qua, trợ lý kinh tế Andrei Belousov của Tổng thống Vladimir Putin nói, lạm phát ở Nga hiện đã lên mức 10,4% và có thể lên 11% vào cuối tháng này. Đây là lần đầu tiên lạm phát ở Nga vượt ngưỡng tâm lý 10% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008/2009.
Giá cả một số mặt hàng tại Nga như thịt bò và cá đã tăng 40-50% trong mấy tháng gần đây sau khi nước này tung lệnh cấm nhập khẩu nhiều loại thực phẩm phương Tây nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu.
Giới chức ngân hàng Nga cho biết, từ giữa tháng 12 này, người Nga đã tăng mạnh rút tiền gửi bằng đồng Rúp để đổi sang ngoại tệ. Ông Alexander Torbakhov, Phó giám đốc ngân hàng quốc doanh hàng đầu Nga Sberbank, cho hay, vào tuần trước khi tỷ giá đồng Rúp giảm kỷ lục, nhu cầu ngoại tệ đã tăng gấp 4-5 lần so với bình thường.
Tuy vậy, ông Torbakhov cho hay, nhiều khách hàng đã quay lại gửi tiền sau khi hầu hết các ngân hàng mạnh tay nâng lãi suất huy động. Có ngân hàng hiện đưa ra mức lãi suất tiền gửi 20%/năm.
“Đến nay, chúng tôi có thể chịu được việc khách hàng rút tiền. Liệu điều đó có lặp lại hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể”, ông Torbakhov nói, nhưng từ chối bình luận điều gì có thể khiến việc người dân ồ ạt rút tiền gửi lặp lại.