“Người Việt tại Nga cần có những chuyển đổi phù hợp”
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình trả lời phỏng vấn chiều 9/4 về tình hình người Việt bán hàng tại các chợ Nga
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình trả lời phỏng vấn chiều 9/4 về tình hình người Việt bán hàng tại các chợ Nga.
Thưa Thứ trưởng, ông có thường xuyên cập nhật thông tin về người Việt tại Nga? Tình hình mới nhất, ông nhận được là gì?
Vấn đề cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga là một trong những ưu tiên của Bộ Ngoại giao trong thời gian gần đây. Bộ đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga thường xuyên theo dõi và báo cáo kịp thời các diễn biến.
Nhìn chung, việc thực thi các quy định mới của Chính phủ Nga đối với lao động nhập cư đang đi vào nền nếp. Hiện nay, ở đa số các địa phương, người nước ngoài không còn trực tiếp bán lẻ ở các chợ nữa. Người Việt ở Nga hiện có thể chia làm 3 nhóm:
- Những người đã "chuyển đổi" được: Thuê người Nga trực tiếp đứng bán; chuyển sang làm các công việc khác như bốc vác, đóng gói hàng...; thành lập công ty bán buôn tại các chợ; nâng cấp chợ và xin quy chế trung tâm thương mại; những người đang làm việc tại các trung tâm thương mại.
- Người đang chờ việc: Số này không nhiều, chủ yếu chờ các trung tâm thương mại xin quy chế hoặc chưa xin được việc mới.
- Những người phải về nước: Số này khá đông, có địa phương số này chiếm khoảng 1/3 hoặc hơn, chủ yếu là những người bán lẻ tại các chợ, những người làm thuê, làm các dịch vụ ăn theo bán lẻ... nay chưa tìm được việc mới, do thu nhập thấp, không trụ lại được phải về; thời gian gần đây, đặc biệt sau Tết Nguyên đán, số này về khá nhiều, nhưng không loại trừ khả năng một thời gian sau, khi tình hình ổn hơn, hoặc tìm được việc mới, họ sẽ quay lại.
Trong những lần trả lời phỏng vấn gần đây, đại diện của Đại sứ quán Nga nói rằng, họ đã chuyển cho phía Việt Nam các dự thảo Hiệp định về lao động có thời hạn của công dân Việt Nam tại Nga và dự thảo về Luật Đấu tranh chống nhập cư bất hợp pháp của Nga từ khá lâu, nhưng không thấy Việt Nam có phản hồi. Xin Thứ trưởng cho biết lý do? Và cho đến giờ, Bộ Ngoại giao đã có ý kiến gì chưa, thưa Thứ trưởng?
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên mà lãnh đạo hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đặt ra nhằm tiếp tục phát triển quan hệ đối tác chiến lược là hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, trong đó có việc xem xét để ký kết một số văn kiện liên quan đến công dân hai nước như hai hiệp định nói trên.
Hiện nay về phía Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an là hai cơ quan đầu mối đang phối hợp với các bộ ngành liên quan triển khai việc đàm phán để tiến tới ký kết với Nga những hiệp định này.
Thực ra cũng đến lúc việc làm ăn của người Việt tại Nga cần được sắp xếp lại để bảo đảm trật tự cho nước sở tại, an toàn cho người Việt và lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Thứ trưởng có đồng ý với quan điểm này không?
Tình trạng làm ăn lộn xộn của cộng đồng người Việt tại Nga là một thực tế do đặc thù của cộng đồng. Để làm ăn lâu dài, cộng đồng người Việt cần có những chuyển đổi phù hợp với luật pháp và quy định của chính quyền sở tại.
Tuy vậy, mọi sự thay đổi trong kinh doanh đều không dễ dàng. Đối với cộng đồng người Việt, vấn đề khó khăn là thói quen, cung cách làm ăn, vốn, hạn chế về ngôn ngữ, khác biệt về văn hoá... và trong nhiều trường hợp là vấn đề giấy tờ và địa vị pháp lý của bà con.
Theo Thứ trưởng, những giải pháp cho người Việt tại Nga hiện nay là gì?
Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, coi đây là công tác trọng tâm: Đề nghị Nga tính tới lịch sử hình thành cộng đồng, mối quan hệ truyền thống và đối tác chiến lược giữa hai nước, tạo thuận lợi cho cộng đồng có thời gian chuyển đổi hình thức kinh doanh, tăng cường tranh thủ các cơ quan chức năng của Nga để giải quyết vấn đề phát sinh, sẵn sàng xử lý kịp thời các tình huống liên quan tới cộng đồng; thông qua Hội Người Việt Nam và Hội Doanh nghiệp người Việt tại Nga tuyên truyền, phổ biến, cập nhật những thông tin mới nhất về chính sách của Nga, động viên bà con chủ động chuyển đổi hình thức kinh doanh, khi cần thì sẵn sàng thu xếp về nước.
Các cơ quan chức năng Việt Nam có chính sách đơn giản hoá các thủ tục hành chính, lãnh sự, hỗ trợ tài chính, phương tiện vận chuyển cho những bà con có nhu cầu về nước đang gặp khó khăn; kiến nghị Chính phủ có biện pháp hỗ trợ một số bà con phải về nước sớm ổn định cuộc sống.
Một thoả thuận mà chúng ta đã có với phía Nga là xây dựng các trung tâm thương mại. Vậy, các trung tâm thương mại này nên được xây dựng dưới hình thức nào?
Kinh doanh trong trung tâm thương mại tạo điều kiện cho bạn trong việc quản lý và kiểm soát hàng hoá, chống hàng nhái, hàng giả, việc thu thuế được bảo đảm.
Phía Nga rất khuyến khích việc xây dựng các trung tâm thương mại. trung tâm thương mại có thể có nhiều hình thức sở hữu, chẳng hạn như trung tâm do hai thành phố Hà Nội và Tp.HCM đứng ra đầu tư xây dựng, cũng có thể của các dịch vụ của người Nga kinh doanh và bà con ta thuê lại, có thể của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư như Trung tâm Bến Thành, Sông Hồng, Togi.
Nhưng một hình thức nữa cần khuyến khích là đông đảo bà con hùn vốn, tạo ra những ban quản trị mới, xây dựng các trung tâm thương mại để cho thuê hoặc chính họ sử dụng.
Thưa Thứ trưởng, ông có thường xuyên cập nhật thông tin về người Việt tại Nga? Tình hình mới nhất, ông nhận được là gì?
Vấn đề cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga là một trong những ưu tiên của Bộ Ngoại giao trong thời gian gần đây. Bộ đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga thường xuyên theo dõi và báo cáo kịp thời các diễn biến.
Nhìn chung, việc thực thi các quy định mới của Chính phủ Nga đối với lao động nhập cư đang đi vào nền nếp. Hiện nay, ở đa số các địa phương, người nước ngoài không còn trực tiếp bán lẻ ở các chợ nữa. Người Việt ở Nga hiện có thể chia làm 3 nhóm:
- Những người đã "chuyển đổi" được: Thuê người Nga trực tiếp đứng bán; chuyển sang làm các công việc khác như bốc vác, đóng gói hàng...; thành lập công ty bán buôn tại các chợ; nâng cấp chợ và xin quy chế trung tâm thương mại; những người đang làm việc tại các trung tâm thương mại.
- Người đang chờ việc: Số này không nhiều, chủ yếu chờ các trung tâm thương mại xin quy chế hoặc chưa xin được việc mới.
- Những người phải về nước: Số này khá đông, có địa phương số này chiếm khoảng 1/3 hoặc hơn, chủ yếu là những người bán lẻ tại các chợ, những người làm thuê, làm các dịch vụ ăn theo bán lẻ... nay chưa tìm được việc mới, do thu nhập thấp, không trụ lại được phải về; thời gian gần đây, đặc biệt sau Tết Nguyên đán, số này về khá nhiều, nhưng không loại trừ khả năng một thời gian sau, khi tình hình ổn hơn, hoặc tìm được việc mới, họ sẽ quay lại.
Trong những lần trả lời phỏng vấn gần đây, đại diện của Đại sứ quán Nga nói rằng, họ đã chuyển cho phía Việt Nam các dự thảo Hiệp định về lao động có thời hạn của công dân Việt Nam tại Nga và dự thảo về Luật Đấu tranh chống nhập cư bất hợp pháp của Nga từ khá lâu, nhưng không thấy Việt Nam có phản hồi. Xin Thứ trưởng cho biết lý do? Và cho đến giờ, Bộ Ngoại giao đã có ý kiến gì chưa, thưa Thứ trưởng?
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên mà lãnh đạo hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đặt ra nhằm tiếp tục phát triển quan hệ đối tác chiến lược là hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, trong đó có việc xem xét để ký kết một số văn kiện liên quan đến công dân hai nước như hai hiệp định nói trên.
Hiện nay về phía Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an là hai cơ quan đầu mối đang phối hợp với các bộ ngành liên quan triển khai việc đàm phán để tiến tới ký kết với Nga những hiệp định này.
Thực ra cũng đến lúc việc làm ăn của người Việt tại Nga cần được sắp xếp lại để bảo đảm trật tự cho nước sở tại, an toàn cho người Việt và lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Thứ trưởng có đồng ý với quan điểm này không?
Tình trạng làm ăn lộn xộn của cộng đồng người Việt tại Nga là một thực tế do đặc thù của cộng đồng. Để làm ăn lâu dài, cộng đồng người Việt cần có những chuyển đổi phù hợp với luật pháp và quy định của chính quyền sở tại.
Tuy vậy, mọi sự thay đổi trong kinh doanh đều không dễ dàng. Đối với cộng đồng người Việt, vấn đề khó khăn là thói quen, cung cách làm ăn, vốn, hạn chế về ngôn ngữ, khác biệt về văn hoá... và trong nhiều trường hợp là vấn đề giấy tờ và địa vị pháp lý của bà con.
Theo Thứ trưởng, những giải pháp cho người Việt tại Nga hiện nay là gì?
Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, coi đây là công tác trọng tâm: Đề nghị Nga tính tới lịch sử hình thành cộng đồng, mối quan hệ truyền thống và đối tác chiến lược giữa hai nước, tạo thuận lợi cho cộng đồng có thời gian chuyển đổi hình thức kinh doanh, tăng cường tranh thủ các cơ quan chức năng của Nga để giải quyết vấn đề phát sinh, sẵn sàng xử lý kịp thời các tình huống liên quan tới cộng đồng; thông qua Hội Người Việt Nam và Hội Doanh nghiệp người Việt tại Nga tuyên truyền, phổ biến, cập nhật những thông tin mới nhất về chính sách của Nga, động viên bà con chủ động chuyển đổi hình thức kinh doanh, khi cần thì sẵn sàng thu xếp về nước.
Các cơ quan chức năng Việt Nam có chính sách đơn giản hoá các thủ tục hành chính, lãnh sự, hỗ trợ tài chính, phương tiện vận chuyển cho những bà con có nhu cầu về nước đang gặp khó khăn; kiến nghị Chính phủ có biện pháp hỗ trợ một số bà con phải về nước sớm ổn định cuộc sống.
Một thoả thuận mà chúng ta đã có với phía Nga là xây dựng các trung tâm thương mại. Vậy, các trung tâm thương mại này nên được xây dựng dưới hình thức nào?
Kinh doanh trong trung tâm thương mại tạo điều kiện cho bạn trong việc quản lý và kiểm soát hàng hoá, chống hàng nhái, hàng giả, việc thu thuế được bảo đảm.
Phía Nga rất khuyến khích việc xây dựng các trung tâm thương mại. trung tâm thương mại có thể có nhiều hình thức sở hữu, chẳng hạn như trung tâm do hai thành phố Hà Nội và Tp.HCM đứng ra đầu tư xây dựng, cũng có thể của các dịch vụ của người Nga kinh doanh và bà con ta thuê lại, có thể của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư như Trung tâm Bến Thành, Sông Hồng, Togi.
Nhưng một hình thức nữa cần khuyến khích là đông đảo bà con hùn vốn, tạo ra những ban quản trị mới, xây dựng các trung tâm thương mại để cho thuê hoặc chính họ sử dụng.