Những “lò đào tạo” tỷ phú ở Trung Quốc
Kể từ khi cải cách mở cửa vào năm 1978, các trường đại học Trung Quốc đã đào tạo được hơn 1.700 tỷ phú
Cổng thông tin giáo dục Cuaa.net vừa công bố top 100 trường đại học tốt nhất Trung Quốc, trong đó hai trường đứng đầu là Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa được ví như những "lò đào tạo" tỷ phú của nước này.
Trang China Daily dẫn báo cáo từ cổng thông tin trên cho biết, trong vòng 3 thập niên qua, đã có 183 sinh viên tốt nghiệp hai trường trên trở thành tỷ phú Trung Quốc. Trong đó Đại học Thanh Hoa có 94 cựu sinh viên là tỷ phú, còn Đại học Bắc Kinh có 89 người.
Kết quả công bố trên đã nhận được không ít lời chê bai. Nhiều người dùng Internet cho rằng việc xếp hạng như vậy đã xúc phạm tới biểu tượng hàn lâm và tri thức vốn có của các trường đại học. "Thật là nực cười khi nối kết chất lượng đào tạo của một trường đại học với khả năng 'sản xuất' ra bao nhiêu người giàu có", một cư dân mạng Trung Quốc nói.
Tuy nhiên, những người lập danh sách này lại cho rằng bản báo cáo rất có ý nghĩa, bởi nó sẽ nói cho mọi người biết tri thức có thể làm ra tiền như thế nào. Zhao Deguo, Trưởng ban biên tập của cổng thông tin trên cho biết, "chúng tôi đã nhận được vô số lời chỉ trích từ năm 2005, thời điểm chúng tôi công bố bản báo cáo đầu tiên".
Tuy nhiên, "tôi hy vọng bản báo cáo cho thể cho thấy các chủ doanh nghiệp đã đóng góp to lớn cho xã hội như thế nào, thay đổi khuôn mẫu kinh doanh ở Trung Quốc ra sao. Không cứ là nhà khoa học mới hữu ích đối với xã hội hơn là chủ một doanh nghiệp tư nhân", ông Zhao nói và bổ sung thêm rằng hiện người Trung Quốc đã thay đổi quan điểm về tầng lớp này.
Kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa vào năm 1978, các trường đại học, cao đẳng của Trung Quốc đã cố gắng đào tạo những phẩm chất doanh nhân cho sinh viên và đã "sản xuất" được hơn 1.700 doanh nhân siêu giàu. 62,9% trong tổng số tỷ phú tại Trung Quốc từ năm 1999 đến năm 2012 là các chủ doanh nghiệp tư nhân.
Việc đào tạo được nên những tỷ phú cho quốc gia cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho các trường đại học. Theo báo cáo của Cuaa.net, từ năm 1990 tới năm 2012, các trường đại học của Trung Quốc đã nhận được một lượng lớn tiền tài trợ, gần 7,38 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1,19 tỷ USD), trong đó trường Đại học Bắc Kinh nhận được nhiều nhất là 1,25 tỷ Nhân dân tệ.
China Daily dẫn ví dụ ông Wang Jiwu, CEO của hãng đầu tư tư nhân Trung Quốc, vốn là sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Thanh Hoa. Wang đã quyên góp 10,5 triệu Nhân dân tệ cho trường này kể từ năm 1999 tới nay, vì ông coi đây là "gia đình đặc biệt" của ông, nơi Wang đã nhận được tình cảm yêu thương của những người anh em và bè bạn.
Dưới đây là 10 trường đại học đào tạo được nhiều tỷ phú nhất ở Trung Quốc trong 30 năm qua.
Trang China Daily dẫn báo cáo từ cổng thông tin trên cho biết, trong vòng 3 thập niên qua, đã có 183 sinh viên tốt nghiệp hai trường trên trở thành tỷ phú Trung Quốc. Trong đó Đại học Thanh Hoa có 94 cựu sinh viên là tỷ phú, còn Đại học Bắc Kinh có 89 người.
Kết quả công bố trên đã nhận được không ít lời chê bai. Nhiều người dùng Internet cho rằng việc xếp hạng như vậy đã xúc phạm tới biểu tượng hàn lâm và tri thức vốn có của các trường đại học. "Thật là nực cười khi nối kết chất lượng đào tạo của một trường đại học với khả năng 'sản xuất' ra bao nhiêu người giàu có", một cư dân mạng Trung Quốc nói.
Tuy nhiên, những người lập danh sách này lại cho rằng bản báo cáo rất có ý nghĩa, bởi nó sẽ nói cho mọi người biết tri thức có thể làm ra tiền như thế nào. Zhao Deguo, Trưởng ban biên tập của cổng thông tin trên cho biết, "chúng tôi đã nhận được vô số lời chỉ trích từ năm 2005, thời điểm chúng tôi công bố bản báo cáo đầu tiên".
Tuy nhiên, "tôi hy vọng bản báo cáo cho thể cho thấy các chủ doanh nghiệp đã đóng góp to lớn cho xã hội như thế nào, thay đổi khuôn mẫu kinh doanh ở Trung Quốc ra sao. Không cứ là nhà khoa học mới hữu ích đối với xã hội hơn là chủ một doanh nghiệp tư nhân", ông Zhao nói và bổ sung thêm rằng hiện người Trung Quốc đã thay đổi quan điểm về tầng lớp này.
Kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa vào năm 1978, các trường đại học, cao đẳng của Trung Quốc đã cố gắng đào tạo những phẩm chất doanh nhân cho sinh viên và đã "sản xuất" được hơn 1.700 doanh nhân siêu giàu. 62,9% trong tổng số tỷ phú tại Trung Quốc từ năm 1999 đến năm 2012 là các chủ doanh nghiệp tư nhân.
Việc đào tạo được nên những tỷ phú cho quốc gia cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho các trường đại học. Theo báo cáo của Cuaa.net, từ năm 1990 tới năm 2012, các trường đại học của Trung Quốc đã nhận được một lượng lớn tiền tài trợ, gần 7,38 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1,19 tỷ USD), trong đó trường Đại học Bắc Kinh nhận được nhiều nhất là 1,25 tỷ Nhân dân tệ.
China Daily dẫn ví dụ ông Wang Jiwu, CEO của hãng đầu tư tư nhân Trung Quốc, vốn là sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Thanh Hoa. Wang đã quyên góp 10,5 triệu Nhân dân tệ cho trường này kể từ năm 1999 tới nay, vì ông coi đây là "gia đình đặc biệt" của ông, nơi Wang đã nhận được tình cảm yêu thương của những người anh em và bè bạn.
Dưới đây là 10 trường đại học đào tạo được nhiều tỷ phú nhất ở Trung Quốc trong 30 năm qua.
Xếp hạng số tỷ phú | Tên trường đại học/ địa điểm | Số tỷ phú | Xếp hạng trường tốt năm 2013 |
1 | Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) | 94 | 2 |
2 | Đại học Bắc Kinh (Bắc Kinh) | 89 | 1 |
3 | Đại học Chiết Giang (tỉnh Chiết Giang) | 73 | 4 |
4 | Đại học Phúc Đán (Thượng Hải) | 48 | 3 |
5 | Đại học Nhân dân (Bắc Kinh) | 31 | 12 |
6 | Đại học Trung Sơn (tỉnh Quảng Đông) | 28 | 7 |
7 | Đại học Giao thông Thượng Hải (Thượng Hải) | 25 | 5 |
8 | Đại học Công nghệ Hoa Nam (tỉnh Quảng Đông) | 24 | 27 |
9 | Đại học Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) | 22 | 6 |
10 | Đại học Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) | 21 | 9 |