Quỹ đầu tư: Lạc quan và... thận trọng
Các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về thị trường chứng khoán, nhưng đã thận trọng hơn trong quyết định đầu tư
Các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về thị trường chứng khoán, nhưng đã thận trọng hơn trong quyết định đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay có nhiều biến động do tác động bởi nhiều yếu tố như lạm phát, thâm hụt thương mại, giá cả tăng cao,… Hoạt động của các quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư nước ngoài cũng không nằm ngoài biến động chung của thị trường. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư vẫn có cái nhìn lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bức tranh về nền kinh tế Việt Nam trong tháng 7 đã bớt “u ám”. Một loạt thông số về “sức khỏe” của nền kinh tế vừa được công bố đã cho thấy các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã có tác dụng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 chỉ tăng 1,13% so với tháng 6, mức tăng thấp nhất từ đầu năm đến nay; nhập siêu tháng 7 chỉ còn 0,8 tỉ USD (7 tháng là 15,01 tỉ USD); 7 tháng đầu năm đã có 45,2 tỉ USD vốn đăng ký mới và vốn bổ sung của các dự án FDI vào Việt Nam, hàng loạt dự án trị giá hàng tỉ USD liên tiếp nhận được giấy chứng nhận đầu tư; nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay...
Tình hình này sẽ tác động thế nào đến thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Và thời điểm này có là thời điểm tốt để đầu tư?
Theo ông Spencer White, cố vấn chiến lược của Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS), những khó khăn hiện tại của nền kinh tế Việt Nam sẽ kéo dài ít nhất 12 tháng tới. Do đó, thị trường chứng khoán chưa thể có sự đột phá trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, ông White cho rằng thị trường chứng khoán luôn nhạy cảm trước những chỉ số của nền kinh tế và nó sẽ có những điều chỉnh khả quan trong nửa cuối năm tới, trước khi nền kinh tế phục hồi.
Vẫn nhiều cơ hội trong khó khăn
Theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital Group, các khó khăn hiện tại của Việt Nam chỉ trong ngắn hạn. Còn về dài hạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều lạc quan.
Theo thống kê, trong khi ở nhiều thị trường tại châu Á, dòng vốn đầu tư nước ngoài đứng hay đi ra thì tại thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn có khoảng 600 triệu USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rót vào.
Mặc dù số tiền này so với năm ngoái không nhiều nhưng nó vẫn là bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Tất cả những biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian đều ít nhiều ảnh hưởng đến các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, may mắn các quỹ của chúng tôi không bị chao đảo nhiều so với sự sụt giảm của VN-Index như các quỹ khác vì chúng tôi có các danh mục đa dạng, bao gồm cả bất động sản và đầu tư vào các công ty tư nhân”, ông Andy Ho cho biết.
Cũng theo ông Andy Ho, tình hình hiện tại tạo nên nhiều cơ hội đầu tư mới cho các quỹ có thể đầu tư vào những cổ phiếu blue-chip có giá rẻ hơn nhiều so với trước đây (trên cả HOSE và HASTC); đầu tư vào các công ty tư nhân hay vào những trái phiếu có khả năng sinh lợi trong trung và dài hạn.
“Thay vì đầu tư cổ phiếu hay thông qua đấu giá như trước đây, hiện tại chúng tôi có thể thương lượng để mua lại các công ty có tiềm năng với giá rẻ. Mặt khác, có thể thương lượng lại là quyền được bán cổ phần chi phối khi có cơ hội với giá tốt nhất”, ông Andy Ho nói.
Đại diện Quỹ Vietnam Asset Management (VAM), ông Nguyên Xuân Minh, cho biết: Thị trường hiện tại đang là cơ hội tốt cho các quỹ đầu tư. Là một quỹ đầu tư chỉ dành cho thị trường Việt Nam, tôi đồng ý rằng, thời điểm hiện nay rất tốt để đầu tư vì chúng tôi có được nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đầu tư vào các công ty tốt với giá rẻ.
Giá nhiều cổ phiếu của các công ty đã bị mất giá theo tình hình chung của toàn thị trường trong khi kết quả kinh doanh của họ vẫn rất tốt. Việc kinh doanh của họ sẽ càng mạnh hơn và lợi nhuận sẽ càng nhiều hơn khi vượt qua được những khó khăn vĩ mô tạm thời hiện nay. Và như vậy, giá trị cổ phiếu của họ chắc chắn sẽ được phản ánh đúng hơn trong tương lai.
Tương tự, bà Đường Thu Hương, Giám đốc đối ngoại Quỹ IDG Ventures cũng cho biết: Nếu như trước kia, tìm "mỏi mắt" mới được một công ty đáp ứng các điều kiện để đầu tư thì hiện nay, có rất nhiều công ty đủ tiêu chuẩn, phù hợp với tiêu chí của IDG Ventures và việc của IDG Ventures chỉ là lựa chọn xem công ty nào tốt nhất trong số các công ty này.
"Sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế nếu nhìn ở mặt tích cực cũng có cái hay. Chúng tôi không cần phải đốt cháy giai đoạn mà có thời gian để chấn chỉnh đội ngũ. Chúng tôi cũng biết doanh nghiệp nào có khả năng phát triển kể cả trong khó khăn để đầu tư một cách thích hợp và đúng đắn hơn", bà Hương nói.
Và nếu như thị trường Việt Nam không còn tiềm năng thì IDG Ventures cũng không dại gì “rót” thêm 500 triệu USD nữa vào thị trường này để tiếp tục đầu tư vào các công ty công nghệ thông tin cũng như ra mắt thêm hai quỹ đầu tư mới vừa công bố trước đó.
Đồng tình với ý kiến này, ông Spencer White cũng cho rằng những khó khăn trước mắt của nền kinh tế sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng lâu dài của Việt Nam. Với những thông số của nền kinh tế hiện tại, ông White cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm hồi phục và đây là thời điểm tốt để bắt đầu các cuộc đàm phán mua bán, cả trong lĩnh vực thương mại lẫn tài chính, trước khi nền kinh tế thực sự khỏe lại.
Thận trọng hơn khi cân nhắc đầu tư
Theo ông Minh, đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ tăng khi nền kinh tế và các yếu tố như tỷ giá, cán cân thương mại, và lạm phát tại Việt Nam ổn định hơn.
“Tôi thấy đã bắt đầu có nhiều cổ phiếu tốt với giá rẻ trên thị trường chứng khoán. Những cổ phiếu này chắc chắn đang và sẽ gây sự chú ý của các quỹ đầu tư trong khu vực. Vừa qua, chúng tôi có cơ hội đi gặp gỡ tiếp xúc với một số nhà đầu tư tiềm năng tại Trung Đông và châu Âu. Nhìn chung, họ vẫn tỏ thái độ lạc quan đối với thị trường Việt Nam và đồng tình rằng tình trạnh hiện tại chỉ là những khó khăn tạm thời và tương lai phát triển mạnh của nền kinh tế Việt Nam vẫn không bị thay đổi”, ông Minh nói.
Dù không phủ nhận sự hấp dẫn của thị trường trong thời điểm hiện tại, tuy nhiênn ông Minh vẫn thận trọng: “Tình hình suy giảm của nền kinh tế xảy ra trên toàn cầu. Do đó, không riêng ở Việt Nam mà giá cổ phiếu ở các thị trường chứng khoán của nhiều nước trên thế giới cũng đã xuống giá nhiều và rẻ. Nếu giá cổ phiếu ở Việt Nam đã trở nên hấp dẫn thì cổ phiếu của các nước khác cũng hấp dẫn không kém. Sự khan hiếm tiền tệ sẽ khiến các nhà đầu tư thận trọng trong các quyết định đầu tư của mình.
Không những thế, thông tin được cung cấp bởi các công ty Việt Nam thường kém minh bạch hơn nhiều so với các nước khác. Đây là yếu tố rủi ro đáng kể mà các nhà đầu tư lớn trong khu vực sẽ cân nhắc kỹ khi quyết định trích một phần quỹ của mình để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam ”.
“Tôi không nghĩ tiền của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam một cách ồ ạt và vội vã như 1-2 năm trước đây. Sẽ có sự chọn lọc kỹ lưỡng hơn để tách biệt giữa công ty tốt và xấu. Sẽ không còn chuyện nước nổi bèo cũng nổi như trước đây khi đầu tư vào công ty nào, nghành nào cổ phiếu cũng lên, cũng có lãi.
Những công ty kinh doanh không hiệu quả và quản trị kém hoặc những ngành nghề thiếu tính cạnh tranh dần dần sẽ bị mất chỗ đứng trên thị trường. Trong môi trường hiện tại, chúng tôi cũng rất thận trọng trong việc phân tích của mình vì có rất nhiều công ty nhìn sơ qua thì trông rất hấp dẫn và rẻ, nhưng trong thực tế thì họ lại có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh và tài sản của họ”, ông Minh chia sẻ.
Hiện tại, VAM đã bắt đầu giải ngân nhiều hơn trên cả hai thị trường niêm yết và OTC, tập trung chủ yếu vào các công ty có ngành nghề kinh doanh ổn định, bảng cân đối kế toán lành mạnh, dòng tiền luân chuyển tốt và sự điều hành hiệu quả.
Đồng tình với quan điểm này, ông Louis Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Saigon Asset Management, cho biết: Các quyết định đầu tư của ACG được thực hiện một cách rất cẩn thận và mang tính chọn lọc cao. Chính vì thế mà chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự sụt giảm của VN-Index.
Cũng theo ông Louis, “Diễn biến của chỉ số VN-Index rất khó dự đoán vào thời điểm hiện nay. Chúng tôi cũng theo dõi kỹ lưỡng các cơ hội đầu tư hấp dẫn vào những công ty đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực và sẽ đầu tư khi chỉ số VN-Index ổn định trở lại. Hơn nữa, số dư tiền mặt của quỹ cũng khá tốt và chúng tôi có thể đứng vững lâu dài mà không phải huy động thêm vốn, tình trạng này sẽ đem đến cho chúng tôi lợi thế khi thỏa thuận các cơ hội đầu tư mới.”
“Chúng tôi hiện đang xem xét cứ 3 công ty tốt nhất trong mỗi ngành và sẽ đầu tư nếu kết quả định giá cho thấy đó là những công ty đáng đầu tư vào. Nếu chỉ số VN-Index ổn định, chúng tôi lên kế hoạch giải ngân khoảng 50 triệu USD từ giờ cho đến cuối năm nay”, ông Louis cho biết thêm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay có nhiều biến động do tác động bởi nhiều yếu tố như lạm phát, thâm hụt thương mại, giá cả tăng cao,… Hoạt động của các quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư nước ngoài cũng không nằm ngoài biến động chung của thị trường. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư vẫn có cái nhìn lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bức tranh về nền kinh tế Việt Nam trong tháng 7 đã bớt “u ám”. Một loạt thông số về “sức khỏe” của nền kinh tế vừa được công bố đã cho thấy các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã có tác dụng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 chỉ tăng 1,13% so với tháng 6, mức tăng thấp nhất từ đầu năm đến nay; nhập siêu tháng 7 chỉ còn 0,8 tỉ USD (7 tháng là 15,01 tỉ USD); 7 tháng đầu năm đã có 45,2 tỉ USD vốn đăng ký mới và vốn bổ sung của các dự án FDI vào Việt Nam, hàng loạt dự án trị giá hàng tỉ USD liên tiếp nhận được giấy chứng nhận đầu tư; nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay...
Tình hình này sẽ tác động thế nào đến thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Và thời điểm này có là thời điểm tốt để đầu tư?
Theo ông Spencer White, cố vấn chiến lược của Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS), những khó khăn hiện tại của nền kinh tế Việt Nam sẽ kéo dài ít nhất 12 tháng tới. Do đó, thị trường chứng khoán chưa thể có sự đột phá trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, ông White cho rằng thị trường chứng khoán luôn nhạy cảm trước những chỉ số của nền kinh tế và nó sẽ có những điều chỉnh khả quan trong nửa cuối năm tới, trước khi nền kinh tế phục hồi.
Vẫn nhiều cơ hội trong khó khăn
Theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital Group, các khó khăn hiện tại của Việt Nam chỉ trong ngắn hạn. Còn về dài hạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều lạc quan.
Theo thống kê, trong khi ở nhiều thị trường tại châu Á, dòng vốn đầu tư nước ngoài đứng hay đi ra thì tại thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn có khoảng 600 triệu USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rót vào.
Mặc dù số tiền này so với năm ngoái không nhiều nhưng nó vẫn là bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Tất cả những biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian đều ít nhiều ảnh hưởng đến các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, may mắn các quỹ của chúng tôi không bị chao đảo nhiều so với sự sụt giảm của VN-Index như các quỹ khác vì chúng tôi có các danh mục đa dạng, bao gồm cả bất động sản và đầu tư vào các công ty tư nhân”, ông Andy Ho cho biết.
Cũng theo ông Andy Ho, tình hình hiện tại tạo nên nhiều cơ hội đầu tư mới cho các quỹ có thể đầu tư vào những cổ phiếu blue-chip có giá rẻ hơn nhiều so với trước đây (trên cả HOSE và HASTC); đầu tư vào các công ty tư nhân hay vào những trái phiếu có khả năng sinh lợi trong trung và dài hạn.
“Thay vì đầu tư cổ phiếu hay thông qua đấu giá như trước đây, hiện tại chúng tôi có thể thương lượng để mua lại các công ty có tiềm năng với giá rẻ. Mặt khác, có thể thương lượng lại là quyền được bán cổ phần chi phối khi có cơ hội với giá tốt nhất”, ông Andy Ho nói.
Đại diện Quỹ Vietnam Asset Management (VAM), ông Nguyên Xuân Minh, cho biết: Thị trường hiện tại đang là cơ hội tốt cho các quỹ đầu tư. Là một quỹ đầu tư chỉ dành cho thị trường Việt Nam, tôi đồng ý rằng, thời điểm hiện nay rất tốt để đầu tư vì chúng tôi có được nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đầu tư vào các công ty tốt với giá rẻ.
Giá nhiều cổ phiếu của các công ty đã bị mất giá theo tình hình chung của toàn thị trường trong khi kết quả kinh doanh của họ vẫn rất tốt. Việc kinh doanh của họ sẽ càng mạnh hơn và lợi nhuận sẽ càng nhiều hơn khi vượt qua được những khó khăn vĩ mô tạm thời hiện nay. Và như vậy, giá trị cổ phiếu của họ chắc chắn sẽ được phản ánh đúng hơn trong tương lai.
Tương tự, bà Đường Thu Hương, Giám đốc đối ngoại Quỹ IDG Ventures cũng cho biết: Nếu như trước kia, tìm "mỏi mắt" mới được một công ty đáp ứng các điều kiện để đầu tư thì hiện nay, có rất nhiều công ty đủ tiêu chuẩn, phù hợp với tiêu chí của IDG Ventures và việc của IDG Ventures chỉ là lựa chọn xem công ty nào tốt nhất trong số các công ty này.
"Sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế nếu nhìn ở mặt tích cực cũng có cái hay. Chúng tôi không cần phải đốt cháy giai đoạn mà có thời gian để chấn chỉnh đội ngũ. Chúng tôi cũng biết doanh nghiệp nào có khả năng phát triển kể cả trong khó khăn để đầu tư một cách thích hợp và đúng đắn hơn", bà Hương nói.
Và nếu như thị trường Việt Nam không còn tiềm năng thì IDG Ventures cũng không dại gì “rót” thêm 500 triệu USD nữa vào thị trường này để tiếp tục đầu tư vào các công ty công nghệ thông tin cũng như ra mắt thêm hai quỹ đầu tư mới vừa công bố trước đó.
Đồng tình với ý kiến này, ông Spencer White cũng cho rằng những khó khăn trước mắt của nền kinh tế sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng lâu dài của Việt Nam. Với những thông số của nền kinh tế hiện tại, ông White cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm hồi phục và đây là thời điểm tốt để bắt đầu các cuộc đàm phán mua bán, cả trong lĩnh vực thương mại lẫn tài chính, trước khi nền kinh tế thực sự khỏe lại.
Thận trọng hơn khi cân nhắc đầu tư
Theo ông Minh, đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ tăng khi nền kinh tế và các yếu tố như tỷ giá, cán cân thương mại, và lạm phát tại Việt Nam ổn định hơn.
“Tôi thấy đã bắt đầu có nhiều cổ phiếu tốt với giá rẻ trên thị trường chứng khoán. Những cổ phiếu này chắc chắn đang và sẽ gây sự chú ý của các quỹ đầu tư trong khu vực. Vừa qua, chúng tôi có cơ hội đi gặp gỡ tiếp xúc với một số nhà đầu tư tiềm năng tại Trung Đông và châu Âu. Nhìn chung, họ vẫn tỏ thái độ lạc quan đối với thị trường Việt Nam và đồng tình rằng tình trạnh hiện tại chỉ là những khó khăn tạm thời và tương lai phát triển mạnh của nền kinh tế Việt Nam vẫn không bị thay đổi”, ông Minh nói.
Dù không phủ nhận sự hấp dẫn của thị trường trong thời điểm hiện tại, tuy nhiênn ông Minh vẫn thận trọng: “Tình hình suy giảm của nền kinh tế xảy ra trên toàn cầu. Do đó, không riêng ở Việt Nam mà giá cổ phiếu ở các thị trường chứng khoán của nhiều nước trên thế giới cũng đã xuống giá nhiều và rẻ. Nếu giá cổ phiếu ở Việt Nam đã trở nên hấp dẫn thì cổ phiếu của các nước khác cũng hấp dẫn không kém. Sự khan hiếm tiền tệ sẽ khiến các nhà đầu tư thận trọng trong các quyết định đầu tư của mình.
Không những thế, thông tin được cung cấp bởi các công ty Việt Nam thường kém minh bạch hơn nhiều so với các nước khác. Đây là yếu tố rủi ro đáng kể mà các nhà đầu tư lớn trong khu vực sẽ cân nhắc kỹ khi quyết định trích một phần quỹ của mình để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam ”.
“Tôi không nghĩ tiền của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam một cách ồ ạt và vội vã như 1-2 năm trước đây. Sẽ có sự chọn lọc kỹ lưỡng hơn để tách biệt giữa công ty tốt và xấu. Sẽ không còn chuyện nước nổi bèo cũng nổi như trước đây khi đầu tư vào công ty nào, nghành nào cổ phiếu cũng lên, cũng có lãi.
Những công ty kinh doanh không hiệu quả và quản trị kém hoặc những ngành nghề thiếu tính cạnh tranh dần dần sẽ bị mất chỗ đứng trên thị trường. Trong môi trường hiện tại, chúng tôi cũng rất thận trọng trong việc phân tích của mình vì có rất nhiều công ty nhìn sơ qua thì trông rất hấp dẫn và rẻ, nhưng trong thực tế thì họ lại có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh và tài sản của họ”, ông Minh chia sẻ.
Hiện tại, VAM đã bắt đầu giải ngân nhiều hơn trên cả hai thị trường niêm yết và OTC, tập trung chủ yếu vào các công ty có ngành nghề kinh doanh ổn định, bảng cân đối kế toán lành mạnh, dòng tiền luân chuyển tốt và sự điều hành hiệu quả.
Đồng tình với quan điểm này, ông Louis Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Saigon Asset Management, cho biết: Các quyết định đầu tư của ACG được thực hiện một cách rất cẩn thận và mang tính chọn lọc cao. Chính vì thế mà chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự sụt giảm của VN-Index.
Cũng theo ông Louis, “Diễn biến của chỉ số VN-Index rất khó dự đoán vào thời điểm hiện nay. Chúng tôi cũng theo dõi kỹ lưỡng các cơ hội đầu tư hấp dẫn vào những công ty đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực và sẽ đầu tư khi chỉ số VN-Index ổn định trở lại. Hơn nữa, số dư tiền mặt của quỹ cũng khá tốt và chúng tôi có thể đứng vững lâu dài mà không phải huy động thêm vốn, tình trạng này sẽ đem đến cho chúng tôi lợi thế khi thỏa thuận các cơ hội đầu tư mới.”
“Chúng tôi hiện đang xem xét cứ 3 công ty tốt nhất trong mỗi ngành và sẽ đầu tư nếu kết quả định giá cho thấy đó là những công ty đáng đầu tư vào. Nếu chỉ số VN-Index ổn định, chúng tôi lên kế hoạch giải ngân khoảng 50 triệu USD từ giờ cho đến cuối năm nay”, ông Louis cho biết thêm.