Quyền mua cổ phiếu mới: Hôm qua cục vàng, hôm nay…
Với nhà đầu tư nhỏ, kiếm mối để chuyển nhượng quyền mua trong thời điểm này hết sức khó khăn
Sắp đến ngày chốt thời gian đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu MHC (17/3), nhóm nhà đầu tư sở hữu vài chục nghìn cổ phiếu này nóng ruột như ngồi trên lửa.
Cổ phiếu MHC trên sàn liên tục sụt giảm, tính đến ngày 14/3 giá giao dịch chỉ còn 22.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn có 2.000 đồng/cổ phiếu so với giá phát hành ưu đãi cho cổ đông hiện hữu. Cứ đà này, cổ phiếu có thể giảm giá tiếp trong khi chờ cổ phiếu mới về tài khoản để giao dịch mất khoảng 2-4 tháng.
Có nhà đầu tư thở dài, quyết định bỏ quyền mua, xót xa hơn khi họ mua vào từ khi cổ phiếu còn ở giá 55.000 - 57.000 đồng/cổ phiếu.
Một nhóm nhà đầu tư khác “dứt ruột” bỏ quyền mua cổ phiếu NSC khi ngày 5/3 giá cổ phiếu trên sàn chỉ còn 25.900 đồng/cổ phiếu, trong khi ngày 6/3 là hạn cuối nộp tiền với giá được mua là 25.000 đồng/cổ phiếu.
Điểm qua một loạt cổ phiếu trên sàn có thể thấy, nhiều nhà đầu tư rơi vào tình huống khó xử tương tự, như cổ đông của các công ty: Xi măng Bút Sơn, Kim khí Tp.HCM, CAVICO Việt Nam Khai thác mỏ và xây dựng (Cavico Mining), Tấm lợp và Vật liệu xây dựng Đồng Nai, Đá ốp lát cao cấp Vinaconex...
Nếu như ở thời điểm này năm ngoái, cổ đông phát sốt lên với quyền mua cổ phiếu mới, công ty nào có phương án tăng vốn, phát hành ưu tiên cho cổ đông hiện hữu là cổ phiếu tăng giá vù vù thì năm nay, nhiều trường hợp mua như vậy lại như viên kẹo đắng khó nuốt.
Chỉ việc xoay tiền mua cổ phiếu mới, có nhà đầu tư đã chóng hết mặt, trong khi tiền vừa rời khỏi túi (nộp tiền xong) giá cổ phiếu cứ liên tục rớt, chứng khoán chưa về tài khoản mà giá rớt tới 30-40%. Với nhà đầu tư nhỏ, kiếm mối để chuyển nhượng quyền mua trong thời điểm này hết sức khó khăn.
Một nhà đầu tư cho biết, chị được công ty chứng khoán thông báo thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 20/2 nhưng rao suốt một tuần chẳng thấy ai hỏi thăm. Khó khăn về vốn, diễn biến thị trường không thuận lợi có thể là một trong những nguyên nhân khiến ngay cả cổ đông lớn cũng phải hụt hơi bỏ cuộc.
Trường hợp của Công ty Cổ phần Kim khí Tp.HCM là một ví dụ, cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Thép Việt Nam đã phải thông báo bán đấu giá gần 11 triệu quyền mua cổ phiếu phát hành thêm và sau đó phải giãn cả thời điểm đăng ký đấu giá quyền mua.
Vậy, ở thời điểm này, doanh nghiệp niêm yết nghĩ và hành động như thế nào?
Đại diện Cavico Mining cho biết, công ty đã giãn thời gian đăng ký và nộp tiền từ 11/1 - 13/2 sang ngày 25/3 để hỗ trợ cổ đông và đây là biện pháp duy nhất công ty có thể làm trong thời điểm này. Nếu đợt huy động vốn không thành công, công ty cũng chưa có phương án dự phòng tìm vốn cho dự án mới.
Một lãnh đạo Công ty Cổ phần Hàng hải - Hà Nội (MHC) tuyên bố, họ không có ý định giãn thời gian đăng ký và nộp tiền đặt cọc như Cavico Mining do những dự án sử dụng vốn huy động đều đang vào tiến độ, trong trường hợp nhà đầu tư nhỏ từ chối mua cổ phần, số cổ phiếu dôi ra này sẽ được bán cho đối tác chiến lược, hiện đã có 4-5 đối tác đặt vấn đề mua cổ phiếu của công ty.
Tại Công ty Cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, ông Hồ Xuân Năng, Giám đốc Công ty cũng cho biết, nếu phương án huy động vốn không thành công, Công ty sẽ không có kế hoạch giãn thời điểm nộp tiền bởi như vậy, vừa ảnh hưởng đến dự án, vừa không công bằng với những cổ đông nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm sớm. Thay vì phát hành cổ phiếu, Công ty có thể tính đến phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
“Với thực lực của mình, chúng tôi có thể phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu, hiện đã có ngân hàng nước ngoài chào dịch vụ bảo lãnh”, ông Năng nói.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí so với việc vay ngân hàng và giảm áp lực so với việc phát hành cổ phiếu. Bởi huy động vốn thông qua chào bán cổ phiếu, doanh nghiệp thường hứa hẹn phải trả tỷ lệ cổ tức khoảng 15%/năm, muốn đảm bảo mức cổ tức này thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tối thiểu phải đạt 20 - 25% vốn điều lệ.
Nếu chọn phương pháp vay ngân hàng, thì doanh nghiệp sẽ phải chịu mức lãi suất bình quân 15%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn trên 1 năm. Trong khi đó, kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, lãi phải trả cho trái chủ lớn nhất cũng chỉ khoảng 10,5%/năm đối với kỳ hạn 5 năm.
Hơn nữa, lãi suất trả cho trái chủ hàng năm được tính như một khoản chi phí của doanh nghiệp (trong chi phí thuế), nên doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực về chi phí vốn.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào muốn cũng có thể phát hành trái phiếu thành công bởi hầu hết nhà đầu tư trái phiếu là tổ chức, họ chỉ nhắm vào những doanh nghiệp có quy mô lớn, dự án tốt, đi kèm một loạt điều kiện khác.
Nỗi xót xa của nhà đầu tư được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm và sự thật về nỗi khó khăn của doanh nghiệp trong huy động vốn đặt ra vấn đề, thị trường chứng khoán tiếp tục ảm đạm, vai trò kênh dẫn vốn dài hạn này có còn tồn tại.
Nếu như năm 2007, thị trường chứng khoán giúp doanh nghiệp huy động tới 90.000 tỷ đồng, liệu năm 2008 này sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu mới thành công?
Cổ phiếu MHC trên sàn liên tục sụt giảm, tính đến ngày 14/3 giá giao dịch chỉ còn 22.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn có 2.000 đồng/cổ phiếu so với giá phát hành ưu đãi cho cổ đông hiện hữu. Cứ đà này, cổ phiếu có thể giảm giá tiếp trong khi chờ cổ phiếu mới về tài khoản để giao dịch mất khoảng 2-4 tháng.
Có nhà đầu tư thở dài, quyết định bỏ quyền mua, xót xa hơn khi họ mua vào từ khi cổ phiếu còn ở giá 55.000 - 57.000 đồng/cổ phiếu.
Một nhóm nhà đầu tư khác “dứt ruột” bỏ quyền mua cổ phiếu NSC khi ngày 5/3 giá cổ phiếu trên sàn chỉ còn 25.900 đồng/cổ phiếu, trong khi ngày 6/3 là hạn cuối nộp tiền với giá được mua là 25.000 đồng/cổ phiếu.
Điểm qua một loạt cổ phiếu trên sàn có thể thấy, nhiều nhà đầu tư rơi vào tình huống khó xử tương tự, như cổ đông của các công ty: Xi măng Bút Sơn, Kim khí Tp.HCM, CAVICO Việt Nam Khai thác mỏ và xây dựng (Cavico Mining), Tấm lợp và Vật liệu xây dựng Đồng Nai, Đá ốp lát cao cấp Vinaconex...
Nếu như ở thời điểm này năm ngoái, cổ đông phát sốt lên với quyền mua cổ phiếu mới, công ty nào có phương án tăng vốn, phát hành ưu tiên cho cổ đông hiện hữu là cổ phiếu tăng giá vù vù thì năm nay, nhiều trường hợp mua như vậy lại như viên kẹo đắng khó nuốt.
Chỉ việc xoay tiền mua cổ phiếu mới, có nhà đầu tư đã chóng hết mặt, trong khi tiền vừa rời khỏi túi (nộp tiền xong) giá cổ phiếu cứ liên tục rớt, chứng khoán chưa về tài khoản mà giá rớt tới 30-40%. Với nhà đầu tư nhỏ, kiếm mối để chuyển nhượng quyền mua trong thời điểm này hết sức khó khăn.
Một nhà đầu tư cho biết, chị được công ty chứng khoán thông báo thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 20/2 nhưng rao suốt một tuần chẳng thấy ai hỏi thăm. Khó khăn về vốn, diễn biến thị trường không thuận lợi có thể là một trong những nguyên nhân khiến ngay cả cổ đông lớn cũng phải hụt hơi bỏ cuộc.
Trường hợp của Công ty Cổ phần Kim khí Tp.HCM là một ví dụ, cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Thép Việt Nam đã phải thông báo bán đấu giá gần 11 triệu quyền mua cổ phiếu phát hành thêm và sau đó phải giãn cả thời điểm đăng ký đấu giá quyền mua.
Vậy, ở thời điểm này, doanh nghiệp niêm yết nghĩ và hành động như thế nào?
Đại diện Cavico Mining cho biết, công ty đã giãn thời gian đăng ký và nộp tiền từ 11/1 - 13/2 sang ngày 25/3 để hỗ trợ cổ đông và đây là biện pháp duy nhất công ty có thể làm trong thời điểm này. Nếu đợt huy động vốn không thành công, công ty cũng chưa có phương án dự phòng tìm vốn cho dự án mới.
Một lãnh đạo Công ty Cổ phần Hàng hải - Hà Nội (MHC) tuyên bố, họ không có ý định giãn thời gian đăng ký và nộp tiền đặt cọc như Cavico Mining do những dự án sử dụng vốn huy động đều đang vào tiến độ, trong trường hợp nhà đầu tư nhỏ từ chối mua cổ phần, số cổ phiếu dôi ra này sẽ được bán cho đối tác chiến lược, hiện đã có 4-5 đối tác đặt vấn đề mua cổ phiếu của công ty.
Tại Công ty Cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, ông Hồ Xuân Năng, Giám đốc Công ty cũng cho biết, nếu phương án huy động vốn không thành công, Công ty sẽ không có kế hoạch giãn thời điểm nộp tiền bởi như vậy, vừa ảnh hưởng đến dự án, vừa không công bằng với những cổ đông nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm sớm. Thay vì phát hành cổ phiếu, Công ty có thể tính đến phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
“Với thực lực của mình, chúng tôi có thể phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu, hiện đã có ngân hàng nước ngoài chào dịch vụ bảo lãnh”, ông Năng nói.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí so với việc vay ngân hàng và giảm áp lực so với việc phát hành cổ phiếu. Bởi huy động vốn thông qua chào bán cổ phiếu, doanh nghiệp thường hứa hẹn phải trả tỷ lệ cổ tức khoảng 15%/năm, muốn đảm bảo mức cổ tức này thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tối thiểu phải đạt 20 - 25% vốn điều lệ.
Nếu chọn phương pháp vay ngân hàng, thì doanh nghiệp sẽ phải chịu mức lãi suất bình quân 15%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn trên 1 năm. Trong khi đó, kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, lãi phải trả cho trái chủ lớn nhất cũng chỉ khoảng 10,5%/năm đối với kỳ hạn 5 năm.
Hơn nữa, lãi suất trả cho trái chủ hàng năm được tính như một khoản chi phí của doanh nghiệp (trong chi phí thuế), nên doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực về chi phí vốn.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào muốn cũng có thể phát hành trái phiếu thành công bởi hầu hết nhà đầu tư trái phiếu là tổ chức, họ chỉ nhắm vào những doanh nghiệp có quy mô lớn, dự án tốt, đi kèm một loạt điều kiện khác.
Nỗi xót xa của nhà đầu tư được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm và sự thật về nỗi khó khăn của doanh nghiệp trong huy động vốn đặt ra vấn đề, thị trường chứng khoán tiếp tục ảm đạm, vai trò kênh dẫn vốn dài hạn này có còn tồn tại.
Nếu như năm 2007, thị trường chứng khoán giúp doanh nghiệp huy động tới 90.000 tỷ đồng, liệu năm 2008 này sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu mới thành công?