Triển vọng kinh tế thế giới năm nay: Ít rủi ro!
Nhiều khả năng, nền kinh tế thế giới sẽ vượt qua được một số ít những khó khăn mà nó sẽ phải đối mặt trong năm 2007
Nhiều khả năng, nền kinh tế thế giới sẽ vượt qua được một số ít những khó khăn mà nó sẽ phải đối mặt trong năm 2007.
Nhiều phân tích dự đoán cho rằng nền kinh tế thế giới, do ảnh hưởng của cơn suy thoái kinh tế nhẹ của Mỹ, sẽ tăng trưởng với tốc độ khoảng 4,7% năm 2007, giảm một chút so với mức 5% của năm 2006.
Thị trường bất động sản Mỹ hạ nhiệt, đi đôi với tác động của giá dầu tăng và tính thanh khoản toàn cầu giảm, sẽ làm giảm nhẹ tổng cầu, và làm cho tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ chỉ còn khoảng 3% năm 2007, thay vì mức 3,5% trong năm 2006.
Nhưng giá dầu được dự đoán sẽ giảm trung bình chỉ còn 58 USD/thùng so với mức 65 USD/thùng năm 2006, và triển vọng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất sẽ là 2 yếu tố bù đắp cho sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
Trung Quốc có lẽ sẽ tiếp tục bị gâp áp lực mạnh để thúc đẩy việc định giá lại đồng Nhân dân tệ nhằm làm giảm bớt tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu của họ và giảm thậm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc làm như vậy thì việc có một đồng Nhân dân tệ mạnh hơn, đi đôi với việc nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài giảm đi và chính sách tiền tệ được thắt chặt lại ở một mức độ nào đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc còn 9,6% trong năm 2007, từ mức “ngất ngưởng” 10,5% năm 2006.
Nhật cũng có khả năng có tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ xuống còn 2,1% năm 2007 so với mức 2,6% năm 2006. Khu vực EU cũng được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng giảm còn 2% năm 2007 từ mức 2,3% năm 2006.
Mặc dù các ngân hàng trung ương thế giới sẽ giám sát chặt chẽ biến động của lạm phát, nhưng trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng chậm lại và giá cả hàng hóa có xu hướng giảm đi, sẽ không có mấy lý do để áp dụng các biện pháp mạnh lên lãi suất.
Mỹ sẽ có nhiều khả năng hạ lãi suất xuồng còn 4,5% trong năm 2007, trong khi đó lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sẽ chỉ còn 3,25%. Kết quả là lạm phát sẽ tăng nhẹ ở Mỹ lên mức 3,8% và ở châu Âu sẽ ổn định ở mức 2,2%.
Lạm phát của Nhật sẽ ở mức dương (0,8%), mặc dù mức này có thể chưa đủ để làm Nhật thắt chặt chính sách tiền tệ.
Những lo lắng vẫn còn đó
Từ mấy năm gần đây, triển vọng của việc điều chỉnh mạnh lên thâm hụt tài khoản vãng lai lớn của Mỹ (lên tới khoảng trên 210 tỷ USD hay 6,6% GDP năm 2006) và thâm hụt ngân sách của Mỹ (khoảng 300 tỷ USD) luôn là một mối quan ngại lớn ngự trị trong các dự đoán về tình hình kinh tế thế giới.
Rủi ro của việc điều chỉnh này sẽ là một cơn suy thoái kinh tế ở Mỹ với đồng USD mất giá, lạm phát tăng vọt và tốc độ tăng trưởng thấp. Hiển nhiên là rủi ro này vẫn sẽ hiện hữu trong năm 2007, nhưng mức độ rủi ro sẽ chỉ ở mức nhỏ.
Theo một dự đoán mới đây của Business Monitor International (BMI), có trụ sở ở London, thì USD vẫn là một đồng tiền khá ổn định trong cả năm 2007 so với các ngoại tệ mạnh khác. BMI cho rằng tỷ giá USD/EUR vào cuối năm 2007 sẽ là 1,27, tăng nhẹ một chút so với mức dự đoán 1,28 trong năm 2006. USD cũng được dự đoán sẽ tăng giá so với Yên Nhật, từ mức khoảng 117 Yên/USD năm 2006 lên 114 năm 2007.
Lý do để BMI đưa ra dự đoán về sự ổn định của USD như trên là có quá nhiều nhóm lợi ích muốn thấy một đồng USD mạnh và ổn định, đặc biệt là các ngân hàng trung ương châu Á với khoản dự trữ ngoại hối bằng USD khổng lồ.
Vì vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ sẽ tiếp tục được tài trợ bằng nguồn vốn ngoại tệ của các quốc gia và các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Mỹ. Đồng thời, sự lên giá từ từ của đồng Nhân dân tệ sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
Mặc dù các nhà phân tích khá lạc quan về triển vọng nền kinh tế thế giới sẽ vượt qua những trở ngại và rủi ro nói trên, họ cũng không quên nhắc nhở rằng một thay đổi nhỏ theo hướng xấu đi trong bối cảnh tương đối thuận lợi nói trên, mà dựa vào đó các nhà phân tích đưa ra dự đoán khá lạc quan của mình, sẽ có tác hại không lường tới nền kinh tế thế giới trong năm sau.
Trong đó, có sự suy sụp của thị trường bất động sản Mỹ, một loạt đợt tăng lãi suất mới của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ, và một loạt hành động chuyển đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới từ USD ra các ngoại tệ mạnh khác.
Những rủi ro chung chung hơn sẽ bao gồm những cơn sốc địa chính trị từ các vụ khủng bố hay xung đột, là những sự kiện làm sứt mẻ mạnh lòng tin của giới đầu tư và tiêu dùng trên thế giới và châm ngòi cho các hành động phòng chống rủi ro - là điều mà chắc chắn sẽ có ý nghĩa xấu đối với các thị trường mới nổi khi các nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro trên những thị trường này tăng lên, và khi mà tiếp cận với những nguồn vốn nước ngoài trở nên khó khăn hơn.
Nhưng với mức độ biến động của các thị trường mới nổi trước các cơn sốc ngoại lai đã giảm mạnh trong thời gian gần đây, cho phép ta có một cái nhìn lạc quan hơn rằng chỉ trong một số ít những trường hợp nghiêm trọng nhất mới có những khủng hoảng về kinh tế vĩ mô.
Nhiều phân tích dự đoán cho rằng nền kinh tế thế giới, do ảnh hưởng của cơn suy thoái kinh tế nhẹ của Mỹ, sẽ tăng trưởng với tốc độ khoảng 4,7% năm 2007, giảm một chút so với mức 5% của năm 2006.
Thị trường bất động sản Mỹ hạ nhiệt, đi đôi với tác động của giá dầu tăng và tính thanh khoản toàn cầu giảm, sẽ làm giảm nhẹ tổng cầu, và làm cho tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ chỉ còn khoảng 3% năm 2007, thay vì mức 3,5% trong năm 2006.
Nhưng giá dầu được dự đoán sẽ giảm trung bình chỉ còn 58 USD/thùng so với mức 65 USD/thùng năm 2006, và triển vọng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất sẽ là 2 yếu tố bù đắp cho sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
Trung Quốc có lẽ sẽ tiếp tục bị gâp áp lực mạnh để thúc đẩy việc định giá lại đồng Nhân dân tệ nhằm làm giảm bớt tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu của họ và giảm thậm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc làm như vậy thì việc có một đồng Nhân dân tệ mạnh hơn, đi đôi với việc nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài giảm đi và chính sách tiền tệ được thắt chặt lại ở một mức độ nào đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc còn 9,6% trong năm 2007, từ mức “ngất ngưởng” 10,5% năm 2006.
Nhật cũng có khả năng có tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ xuống còn 2,1% năm 2007 so với mức 2,6% năm 2006. Khu vực EU cũng được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng giảm còn 2% năm 2007 từ mức 2,3% năm 2006.
Mặc dù các ngân hàng trung ương thế giới sẽ giám sát chặt chẽ biến động của lạm phát, nhưng trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng chậm lại và giá cả hàng hóa có xu hướng giảm đi, sẽ không có mấy lý do để áp dụng các biện pháp mạnh lên lãi suất.
Mỹ sẽ có nhiều khả năng hạ lãi suất xuồng còn 4,5% trong năm 2007, trong khi đó lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sẽ chỉ còn 3,25%. Kết quả là lạm phát sẽ tăng nhẹ ở Mỹ lên mức 3,8% và ở châu Âu sẽ ổn định ở mức 2,2%.
Lạm phát của Nhật sẽ ở mức dương (0,8%), mặc dù mức này có thể chưa đủ để làm Nhật thắt chặt chính sách tiền tệ.
Những lo lắng vẫn còn đó
Từ mấy năm gần đây, triển vọng của việc điều chỉnh mạnh lên thâm hụt tài khoản vãng lai lớn của Mỹ (lên tới khoảng trên 210 tỷ USD hay 6,6% GDP năm 2006) và thâm hụt ngân sách của Mỹ (khoảng 300 tỷ USD) luôn là một mối quan ngại lớn ngự trị trong các dự đoán về tình hình kinh tế thế giới.
Rủi ro của việc điều chỉnh này sẽ là một cơn suy thoái kinh tế ở Mỹ với đồng USD mất giá, lạm phát tăng vọt và tốc độ tăng trưởng thấp. Hiển nhiên là rủi ro này vẫn sẽ hiện hữu trong năm 2007, nhưng mức độ rủi ro sẽ chỉ ở mức nhỏ.
Theo một dự đoán mới đây của Business Monitor International (BMI), có trụ sở ở London, thì USD vẫn là một đồng tiền khá ổn định trong cả năm 2007 so với các ngoại tệ mạnh khác. BMI cho rằng tỷ giá USD/EUR vào cuối năm 2007 sẽ là 1,27, tăng nhẹ một chút so với mức dự đoán 1,28 trong năm 2006. USD cũng được dự đoán sẽ tăng giá so với Yên Nhật, từ mức khoảng 117 Yên/USD năm 2006 lên 114 năm 2007.
Lý do để BMI đưa ra dự đoán về sự ổn định của USD như trên là có quá nhiều nhóm lợi ích muốn thấy một đồng USD mạnh và ổn định, đặc biệt là các ngân hàng trung ương châu Á với khoản dự trữ ngoại hối bằng USD khổng lồ.
Vì vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ sẽ tiếp tục được tài trợ bằng nguồn vốn ngoại tệ của các quốc gia và các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Mỹ. Đồng thời, sự lên giá từ từ của đồng Nhân dân tệ sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
Mặc dù các nhà phân tích khá lạc quan về triển vọng nền kinh tế thế giới sẽ vượt qua những trở ngại và rủi ro nói trên, họ cũng không quên nhắc nhở rằng một thay đổi nhỏ theo hướng xấu đi trong bối cảnh tương đối thuận lợi nói trên, mà dựa vào đó các nhà phân tích đưa ra dự đoán khá lạc quan của mình, sẽ có tác hại không lường tới nền kinh tế thế giới trong năm sau.
Trong đó, có sự suy sụp của thị trường bất động sản Mỹ, một loạt đợt tăng lãi suất mới của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ, và một loạt hành động chuyển đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới từ USD ra các ngoại tệ mạnh khác.
Những rủi ro chung chung hơn sẽ bao gồm những cơn sốc địa chính trị từ các vụ khủng bố hay xung đột, là những sự kiện làm sứt mẻ mạnh lòng tin của giới đầu tư và tiêu dùng trên thế giới và châm ngòi cho các hành động phòng chống rủi ro - là điều mà chắc chắn sẽ có ý nghĩa xấu đối với các thị trường mới nổi khi các nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro trên những thị trường này tăng lên, và khi mà tiếp cận với những nguồn vốn nước ngoài trở nên khó khăn hơn.
Nhưng với mức độ biến động của các thị trường mới nổi trước các cơn sốc ngoại lai đã giảm mạnh trong thời gian gần đây, cho phép ta có một cái nhìn lạc quan hơn rằng chỉ trong một số ít những trường hợp nghiêm trọng nhất mới có những khủng hoảng về kinh tế vĩ mô.