Vệ tinh thứ 2 của Việt Nam sẽ lên quỹ đạo vào năm 2012
Theo kế hoạch, vào khoảng tháng 5/2012, vệ tinh Vinasat-2 sẽ chính thức được bàn giao cho VNPT
Chiều 11/5, tại Hà Nội, Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Công ty Lockheed Martin
Commercial Space Systems thuộc Tập đoàn Lockheed Martin (Hoa Kỳ) đã
chính thức ký hợp đồng gói thầu số 2 “Cung cấp vệ tinh,
thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng”, thuộc dự án
phóng vệ tinh Vinasat-2.
Dự án Vinasat-2 có tổng vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD, đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 12/2009.
VNPT được giao là chủ đầu tư, và đơn vị này tiếp tục chọn Công ty Lockheed Martin Commercial Space Systems (Lockheed Martin) là đối tác cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng, sau thành công của dự án Vinasat-1.
Theo hợp đồng này, vệ tinh Vinasat-2 sẽ được Lockheed Martin sản xuất trên nền tảng khung A2100 và bàn giao trên quỹ đạo tại vị trí 131,8 độ Đông sau 24 tháng, tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Tức là vào khoảng tháng 5/2012, vệ tinh Vinasat-2 sẽ chính thức được bàn giao cho VNPT.
Vinasat-2 sẽ có 24 bộ phát đáp băng tần Ku (băng thông 36Mhz). Theo cam kết, vệ tinh này có thể khai thác lên tới 25 bộ phát đáp, tính đến cuối thời gian sống.
Vùng phủ sóng của Vinasat-2 bao gồm khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Tuổi thọ thiết kế của vệ tinh là 15 năm.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNPT, cho biết, việc thực hiện dự án Vinasat-2 là nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia, trong việc tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực, mà Vinasat-1 cùng một số vệ tinh của các nước trong khu vực chưa hoặc khó có thể cung cấp được.
“Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2 sẽ tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, củng cố an ninh, an toàn cho mạng viễn thông quốc gia, đồng thời đem lại lợi ích chung cho cộng đồng”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhìn nhận.
Hôm 19/4/2008, Vinasat-1, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, đã được phóng lên quỹ đạo. Tính đến thời điểm này, dung lượng của Vinasat-1 đã được khai thác là gần 80%. Dự kiến trong hai năm 2010 và 2011, toàn bộ dung lượng của vệ tinh này sẽ được khai thác. Theo tính toán, Vinasat-1 sẽ mất khoảng 10 năm để thu hồi vốn đầu tư. Đây cũng là khoảng thời gian để Vinasat-2 cần để thu lại các chi phí đầu tư.
Lockheed Martin Commercial Space Systems là công ty lớn nhất thuộc Tập đoàn Lockheed Martin. Công ty có chức năng thiết kế, phát triển, thử nghiệm sản xuất và khai thác tất cả các hệ thống công nghệ cao phục vụ an ninh quốc phòng, khách hàng dân sự và thương mại.
Năm 2006, Lockheed Martin ký hợp đồng sản xuất, phóng vệ tinh Vinasat-1 với VNPT. Đến tháng 4/2008, hợp đồng này đã cơ bản hoàn tất, với việc phóng thành công Vinasat-1 vào quỹ đạo. Tới nay, Lockheed Martin đã phóng thành công gần 1.000 vệ tinh.
Dự án Vinasat-2 có tổng vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD, đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 12/2009.
VNPT được giao là chủ đầu tư, và đơn vị này tiếp tục chọn Công ty Lockheed Martin Commercial Space Systems (Lockheed Martin) là đối tác cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng, sau thành công của dự án Vinasat-1.
Theo hợp đồng này, vệ tinh Vinasat-2 sẽ được Lockheed Martin sản xuất trên nền tảng khung A2100 và bàn giao trên quỹ đạo tại vị trí 131,8 độ Đông sau 24 tháng, tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Tức là vào khoảng tháng 5/2012, vệ tinh Vinasat-2 sẽ chính thức được bàn giao cho VNPT.
Vinasat-2 sẽ có 24 bộ phát đáp băng tần Ku (băng thông 36Mhz). Theo cam kết, vệ tinh này có thể khai thác lên tới 25 bộ phát đáp, tính đến cuối thời gian sống.
Vùng phủ sóng của Vinasat-2 bao gồm khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Tuổi thọ thiết kế của vệ tinh là 15 năm.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNPT, cho biết, việc thực hiện dự án Vinasat-2 là nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia, trong việc tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực, mà Vinasat-1 cùng một số vệ tinh của các nước trong khu vực chưa hoặc khó có thể cung cấp được.
“Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2 sẽ tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, củng cố an ninh, an toàn cho mạng viễn thông quốc gia, đồng thời đem lại lợi ích chung cho cộng đồng”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhìn nhận.
Hôm 19/4/2008, Vinasat-1, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, đã được phóng lên quỹ đạo. Tính đến thời điểm này, dung lượng của Vinasat-1 đã được khai thác là gần 80%. Dự kiến trong hai năm 2010 và 2011, toàn bộ dung lượng của vệ tinh này sẽ được khai thác. Theo tính toán, Vinasat-1 sẽ mất khoảng 10 năm để thu hồi vốn đầu tư. Đây cũng là khoảng thời gian để Vinasat-2 cần để thu lại các chi phí đầu tư.
Lockheed Martin Commercial Space Systems là công ty lớn nhất thuộc Tập đoàn Lockheed Martin. Công ty có chức năng thiết kế, phát triển, thử nghiệm sản xuất và khai thác tất cả các hệ thống công nghệ cao phục vụ an ninh quốc phòng, khách hàng dân sự và thương mại.
Năm 2006, Lockheed Martin ký hợp đồng sản xuất, phóng vệ tinh Vinasat-1 với VNPT. Đến tháng 4/2008, hợp đồng này đã cơ bản hoàn tất, với việc phóng thành công Vinasat-1 vào quỹ đạo. Tới nay, Lockheed Martin đã phóng thành công gần 1.000 vệ tinh.