Việc ban hành nghị quyết xử lý nợ xấu “bảo đảm hợp hiến”
Nguyên tắc không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu đã được bổ sung vào dự thảo nghị quyết mới nhất
Việc ban hành nghị quyết là có cơ sở pháp lý, bảo đảm tính hợp hiến, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh khẳng định trước khi Quốc hội thảo luận vòng hai về dự thảo nghị quyết xử lý nợ xấu, chiều 12/6.
Không dùng ngân sách
Trước đó, tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số ý kiến đại biểu có đề nghị làm rõ tính pháp lý của nghị quyết, vì có một số quy định khác với các luật hiện hành cũng mới được Quốc hội thông qua gần đây như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thi hành án dân sự...
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc xử lý nợ xấu thời gian qua gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao do vướng mắc về pháp lý, có những vấn đề pháp luật chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng chưa đủ mạnh để giải quyết nợ xấu.
Khoản 2 điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nghị quyết được ban hành để thí điểm các chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành.
Như vậy, việc ban hành nghị quyết là có cơ sở pháp lý, bảo đảm tính hợp hiến, ông Thanh nói.
Đi vào từng nội dung cụ thể, bên cạnh một số nội dung chỉ giải trình và đề nghị giữ nguyên như dự thảo (tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng...), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý một số quy định.
Cu thể, bổ sung thêm nguyên tắc không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu; các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nguyên tắc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan ngoài chủ nợ và người gửi tiền.
Về khái niệm nợ xấu, báo cáo nêu rõ nhiều ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể trong dự thảo nghị quyết về nguyên tắc và phương pháp xác định nợ xấu bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu hoặc đưa vào phụ lục mà không ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước xác định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý và bổ sung phụ lục về xác định nợ xấu đính kèm nghị quyết để bảo đảm rõ ràng, minh bạch. Bổ sung quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi phụ lục này theo đề nghị của Chính phủ.
Trước 31/12/2016 hay tất cả?
Liên quan đến thời điểm - nội dung được tranh luận nhiều tại vòng một - Chủ nhiệm Thanh cho biết một số ý kiến đề nghị chỉ áp dụng đối với khoản nợ xấu trước thời điểm 31/12/2016. Một số ý kiến đề nghị cho phép xử lý các khoản nợ phát sinh trong thời hạn thực hiện của nghị quyết để bảo đảm đồng bộ trong việc thực hiện chính sách xử lý nợ xấu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội theo hai phương án.
Phương án 1: Nợ xấu quy định tại nghị quyết này là các khoản nợ quy định tại phụ lục về xác định nợ xấu của nghị quyết này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi phụ lục theo đề nghị của Chính phủ.
Phương án 2: Nợ xấu quy định tại nghị quyết này là các khoản nợ quy định tại phụ lục về xác định nợ xấu của nghị quyết này, và có dư nợ tại thời điểm ngày 31/12/2016. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi phụ lục theo đề nghị của Chính phủ.
Tiếp thu ý kiến cho rằng việc bán nợ xấu thấp hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ nên được thực hiện theo phương thức đấu giá để bảo đảm công khai minh bạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉnh lý điều 5 dự thảo nghị quyết.
Cụ thể là: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ”.
Thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp có tranh chấp cũng là nội dung được báo cáo giải trình đề cập.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo nghị quyết đã bổ sung quy định tại khoản 8 điều 7: "Việc thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại điều này chỉ thực hiện đối với tài sản bảo đảm không có tranh chấp, không đang bị kê biên trong vụ án hình sự”.
Phiên thảo luận buổi chiều 12/6 vẫn tiếp tục ghi nhận một số băn khoăn của các vị đại biểu với các nội dung trên.
Không dùng ngân sách
Trước đó, tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số ý kiến đại biểu có đề nghị làm rõ tính pháp lý của nghị quyết, vì có một số quy định khác với các luật hiện hành cũng mới được Quốc hội thông qua gần đây như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thi hành án dân sự...
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc xử lý nợ xấu thời gian qua gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao do vướng mắc về pháp lý, có những vấn đề pháp luật chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng chưa đủ mạnh để giải quyết nợ xấu.
Khoản 2 điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nghị quyết được ban hành để thí điểm các chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành.
Như vậy, việc ban hành nghị quyết là có cơ sở pháp lý, bảo đảm tính hợp hiến, ông Thanh nói.
Đi vào từng nội dung cụ thể, bên cạnh một số nội dung chỉ giải trình và đề nghị giữ nguyên như dự thảo (tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng...), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý một số quy định.
Cu thể, bổ sung thêm nguyên tắc không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu; các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nguyên tắc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan ngoài chủ nợ và người gửi tiền.
Về khái niệm nợ xấu, báo cáo nêu rõ nhiều ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể trong dự thảo nghị quyết về nguyên tắc và phương pháp xác định nợ xấu bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu hoặc đưa vào phụ lục mà không ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước xác định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý và bổ sung phụ lục về xác định nợ xấu đính kèm nghị quyết để bảo đảm rõ ràng, minh bạch. Bổ sung quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi phụ lục này theo đề nghị của Chính phủ.
Trước 31/12/2016 hay tất cả?
Liên quan đến thời điểm - nội dung được tranh luận nhiều tại vòng một - Chủ nhiệm Thanh cho biết một số ý kiến đề nghị chỉ áp dụng đối với khoản nợ xấu trước thời điểm 31/12/2016. Một số ý kiến đề nghị cho phép xử lý các khoản nợ phát sinh trong thời hạn thực hiện của nghị quyết để bảo đảm đồng bộ trong việc thực hiện chính sách xử lý nợ xấu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội theo hai phương án.
Phương án 1: Nợ xấu quy định tại nghị quyết này là các khoản nợ quy định tại phụ lục về xác định nợ xấu của nghị quyết này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi phụ lục theo đề nghị của Chính phủ.
Phương án 2: Nợ xấu quy định tại nghị quyết này là các khoản nợ quy định tại phụ lục về xác định nợ xấu của nghị quyết này, và có dư nợ tại thời điểm ngày 31/12/2016. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi phụ lục theo đề nghị của Chính phủ.
Tiếp thu ý kiến cho rằng việc bán nợ xấu thấp hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ nên được thực hiện theo phương thức đấu giá để bảo đảm công khai minh bạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉnh lý điều 5 dự thảo nghị quyết.
Cụ thể là: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ”.
Thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp có tranh chấp cũng là nội dung được báo cáo giải trình đề cập.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo nghị quyết đã bổ sung quy định tại khoản 8 điều 7: "Việc thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại điều này chỉ thực hiện đối với tài sản bảo đảm không có tranh chấp, không đang bị kê biên trong vụ án hình sự”.
Phiên thảo luận buổi chiều 12/6 vẫn tiếp tục ghi nhận một số băn khoăn của các vị đại biểu với các nội dung trên.